Trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 58 - 63)

Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM

2.2.2. Trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại

2.2.2.1. Khái niệm

Sự vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, bên vi phạm gây thiệt hại phải có trách nhiệm bù đắp những lợi ích vật chất đủ để cho phép khôi phục lại tình trạng trước khi vi phạm gây thiệt hại và thoả mãn những quyền lợi chính đáng mà bên kia đáng lẽ phải được hưởng.

Trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chung và được áp dụng rộng rãi, phổ biến cho mọi trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mà gây thiệt hại được quy định tại Điều 302 và Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005. Thậm chí, kể cả trong trường hợp bên có quyền bị vi phạm đã áp dụng các hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn không đương nhiên mất quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại, Vì thế, có thể coi bồi thường thiệt hại là một giải pháp vạn năng cho mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không chỉ có ở luật dân sự mà còn được quy định tại Khoản 1 Điều 302 luật thương

tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”[10].

Nếu như hình thức phạt hợp đồng có chức năng chủ yếu là trừng phạt giáo dục và phòng ngừa thì bồi thường thiệt hại có chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.

2.2.2.2. Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại

Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại là bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm giá trị vật chất bị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của

mình gây ra. Theo Khoản 2 Điều 307 quy định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút ”[14]. Theo quy định này, khái niệm thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp

đồng trong Bộ luật dân sự được cấu thành bởi ba yếu tố:

- Thứ nhất: đó là tổn thất về tài sản như: những mất mát, hư hỏng, thiếu hụt, giảm sút về giá trị của tài sản…do người vi phạm hợp đồng gây ra.

- Thứ hai: Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Theo giáo trình luật dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội là

“Những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan trong thực tế, là những khoản tiền hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự tính của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra”[15]. Như vậy, chỉ những chi phí hợp lý mà bên có

quyền bị vi phạm đã bỏ ra mới được coi là thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, trong thông lệ quốc tế, khái niệm chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ được giới hạn

phí hợp lý mà bên có quyền bị thiệt hại “sẽ phải bỏ ra” trong tương lai để

ngăn chặn hạn chế, khắc phục hậu quả vi phạm. Ví dụ: A có ký hợp đồng bán cho B 100 tấn gạo ngày giao hàng là 15/5/2009 nhưng đến hết ngày 15/5/2009 A chỉ giao được cho B 20 tấn gạo thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt hại phải bao gồm cả chi phí hợp lý mà B đã bỏ ra để thực hiện việc mua thêm hàng hoá bù vào phần còn thiếu cũng như chi phí mà B sẽ phải bỏ ra sau đó để nộp phạt hoặc bồi thường do giao hàng chậm trễ cho những người mua kế tiếp.

- Thứ ba: Đó là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị

thiệt hại.

Căn cứ vào nội dung hướng dẫn trong Nghị quyết số 01/2004/NQ- HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có thể hiểu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại là những thu nhập mà họ đã và đang có trên thực tế trước khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nếu trước khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, bên bị thiệt hại không có thu nhập thực tế thì họ không được bồi thường theo quy định của pháp luật. Còn những tổn thất về lợi nhuận trực tiếp hoặc những khoản lợi trực tiếp bị bỏ lỡ xuất phát từ việc hợp đồng không được thực hiện không phải là thu nhập thực tế nên không thuộc phạm trù “những tổn thất vật chất thực tế” quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự năm 2005, do đó chúng cũng không nằm trong phạm vi thiệt hại phải bồi thường. Liên quan đến yếu tố thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, có quan điểm cho rằng đó phải là những thiệt hại gián tiếp.

Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định rõ, nhưng cần ngầm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra là mối quan hệ tất yếu, trực tiếp, tức là mọi thiệt hại xảy ra phải là hậu quả có tính

chất “trực tiếp” phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Vì rằng nếu

thừa nhận khoản bồi thường bao gồm cả thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút phát sinh từ mối quan hệ nhân quả gián tiếp giữa các sự kiện, tình tiết xảy ra thì sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận không chỉ sự vi phạm hợp đồng có mối liên hệ trực tiếp với thiệt hại xảy ra mà cả sự vi phạm những hợp đồng khác có liên quan gián tiếp cũng đều là nguyên nhân của việc xảy ra hậu quả. Và nếu cứ theo đó của tính nhân quả thì sẽ không thể tìm thấy đâu là giới hạn cuối cùng của quan hệ nhân qủa.

Theo Điều 307 Bộ luật Dân sự năm 2005, chẳng mấy khó khăn cũng có thể nhận thấy, với việc quy định khái niệm thiệt hại chỉ giới hạn trong những

“tổn thất vật chất thực tế tính được thành tiền”, các nhà làm luật dường như

chỉ muốn các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi giao kết hợp đồng thay vì đặt họ vào vị trí như là hợp đồng đã được thực hiện đúng và đẩy đủ. Cách đặt mục đích bồi thường thiệt hại như vậy là chưa thoả đáng. Bởi vì

“những tổn thất vì lợi nhuận” hay “những khoản lợi bị bỏ lỡ” xuất phát từ

việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng chính là sự mất đi những cái đáng lẽ đương nhiên họ đạt được. Do đó, về mặt kinh tế, sẽ là không công bằng khi để tài sản của bên có quyền bị thiệt hại vẫn giữ nguyên giá trị như cũ mà lẽ ra nó đã phát triển nếu như hợp đồng không bị bên có nghĩa vụ vi phạm. Mặt khác, việc đóng lại khả năng cho phép bên có quyền được bù đắp những loại tổn thất nêu trên còn vi phạm nguyên tắc chung đã được thừa nhận, theo đó việc bồi thường thiệt hại không được làm lợi hơn cho bên có quyền nhưng cũng không được đem lại cho họ bất kỳ mọi sự mất mát không đáng có nào. Ở điểm này luật thương mại năm 2005 đã có sự kế thừa khá hợp lý. Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại năm 2005 khẳng định một đòi hỏi rất rõ ràng về

“những tổn thất về lợi nhuận” hay “những khoản lợi bị bỏ lỡ” đối với thiệt hại xảy ra, quy định giá trị thiệt hại phải bồi thường bao gồm “giá trị tổn thất

thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoán lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”[41]. Mặc dù, đây chỉ là điều luật được áp dụng trong lĩnh vực thương

mại nhưng khái niệm thiệt hại mà luật thương mại quy định phần nào đã hợp lý. Đây là điều mà Bộ luật Dân sự năm 2005 cần phải nghiên cứu, tham khảo.

Trong định hướng hoàn thiện khái niệm thiệt hại, một yếu tố không thể lưu ý đến, đó là đòi hỏi về tính dự kiến trước đối với thiệt hại xảy ra, đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc giới hạn trách nhiệm bồi thường cũng như để bảo đảm sự công bằng nhất định cho các bên, vì suy cho cùng quan hệ nhân qủa giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra cần phải kết thúc ở điểm mà những gì xảy ra sau đó nữa thì người vi phạm hợp đồng không nhìn thấy trước và không thể nhìn thấy trước được.

Ngoài ra, liên quan đến giới hạn trách nhiệm bồi thường và nguyên tắc công bằng, vấn đề nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại cũng cần được đặt ra. Mặc dù, vấn đề này đã được đề cập tại Điều 305 Luật Thương mại năm 2005 (về nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực thương mại), Khoản 2 Điều 448 Bộ luật Dân sự năm 2005 (về nghĩa vụ của bên mua tài sản phải áp dụng các biện pháp trong khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại) và Khoản 1 Điều 575 Bộ luật Dân sự năm 2005 (về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm bên được bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại). Tuy nhiên, như thế là chưa đủ vì đó không chỉ là nghĩa vụ được áp dụng riêng trong lĩnh vực thương mại, lại càng không phải là nghĩa vụ được áp dụng riêng trong hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm, đó là nghĩa vụ phải được áp dụng trong mọi quan hệ hợp đồng. Do vậy, vấn đề nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại cần phải được Bộ luật Dân sự đề cập đến dưới góc độ là quy định chung của chế định hợp đồng.

Trong một hợp đồng có nhiều chủ thể, nếu nhiều người cùng gây thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại với nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Người bị thiệt hại có quyền kiện một người trong số những người này để yêu cầu bồi thường toàn bộ. Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi, thì các chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)