Phạt vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 63 - 66)

Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM

2.2.3. Phạt vi phạm hợp đồng

2.2.3.1. Khái niệm

Theo Khoản 1 Điều 422 “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”[23].

Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ, được áp dụng phổ biến đối với tất cả các hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, không cần tính đến

hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa gây ra thiệt hại. So với chế tài “Buộc thực hiện đúng hợp đồng”, chế tài phạt vi phạm hợp đồng cứng rắn hơn và có

chức năng chủ yếu là trừng phạt, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, đề cao ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Mục đích chủ yếu mà bên bị vi phạm hướng tới khi áp dụng hình thức chế tài này không

phải là “Hành vi” giống như buộc thực hiện đúng hợp đồng mà là khoản tiền

phạt mà bên vi phạm phải trả.

2.2.3.2. Nội dung của chế tài phạt vi phạm

Nội dung của chế tài phạt vi phạm là bên bị vi phạm buộc bên vi phạm phải trả một khoản tiền nhất định. Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định rõ và cũng không phân biệt rõ hậu quả pháp lý khi áp dụng biện pháp phạt vi phạm trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cũng như trong

trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Bên cạnh chế tài phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm hợp đồng, nội dung của trách nhiệm dân sự do vi phạm đồng còn bao gồm cả chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Đây là một chế tài chủ yếu được thực hiện theo thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng nhưng lại được pháp luật dân sự thừa nhận và đảm bảo thực hiện như một biện pháp chế tài có tính cưỡng chế. Trách nhiệm này đã được Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại khoản 7 điều 402 về nội dung của Hợp đồng dân sự nói chung cũng như cho tất cả các hợp đồng dân sự thông dụng khác, trong đó có cả hợp đồng mua bán.

Phạt vi phạm hợp đồng được xem là một nội dung cần phải có của hợp

đồng mua bán tuy không được quy định cụ thể trong một điều nào của Bộ luật Dân sự năm 2005 như là một chế tài bắt buộc nhưng phạt vi phạm hợp đồng lại luôn là một điều khoản quan trọng trong các hợp đồng mua bán.Việc tồn tại hay không tồn tại quy định về phạt vi phạm hợp đồng không hề ảnh hưởng đến nội dung và hiệu lực thực hiện của hợp đồng cũng như việc xác định trách nhiệm dân sự của các bên khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật lại luôn thừa nhận và bảo vệ các bên có quyền lợi khi có quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Được hình thành trên cơ sở tự do thỏa thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng được Bộ luật Dân sự năm 2005 đề cập dưới khía cạnh như là một điều khoản được chấp nhận trong từng loại hợp đồng cụ thể.

Luật dân sự cũng không đưa ra những quy định cho phép toà án có quyền giảm bớt mức phạt vi phạm nếu mức phạt đó là quá nặng, bất hợp lý và không công bằng, trên thực tế khi giao kết hợp đồng một trong số các bên thường đưa vào hợp đồng Điều khoản phạt vi phạm có mức phạt rất cao, nhưng khi xét xử toà án buộc phải chấp nhận mức phạt vi phạm này. Bộ luật dân sự năm 2005 đã cho phép các bên có toàn quyền trong việc xác định mức

phạt vi phạm Khoản 2 Điều 422 Luật dân sự năm 2005 có quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận”[18], điểm này là khác với quy định của

luật dân sự năm 1995 quy định các bên không được thoả thuận mức phạt vượt quá 5% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm như Điều 378 BLDS năm 1995 là thấp và hạn chế. kế thừa nhân tố hợp lý trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, bảo đảm nguyên tắc tự do cam kết và tự chịu trách nhiệm của các bên, Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp tục khẳng định nguyên tắc quyền tự quyết của các bên trong việc lựa chọn áp dụng hình thức phạt vi phạm.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2005 các bên có thể tự do lựa chọn 1 trong 4 hình thức phạt vi phạm sau đây:

- Thứ nhất: Các bên có thể thoả thuận về việc áp dụng cùng một lúc biện pháp phạt vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Thứ hai: Các bên có thể thoả thuận về việc áp dụng cả biện pháp phạt vi phạm và cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại với điều kiện nếu phạt vi phạm thấp hơn mức thiệt hại xảy ra thì bên có quyền bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thêm một khoản đủ để bù đắp chênh lệch giữa phạt vi phạm và mức thiệt hại xảy ra.

- Thứ ba: Các bên có thể thoả thuận cho phép bên có quyền lợi vi

phạm được tự mình lựa chọn áp dụng hoặc phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại.

- Thứ tư: Các bên có thể thoả thuận việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm sẽ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tức là nếu bên có quyền đã áp dụng biện pháp phạt vi phạm thì không còn quyền đòi bồi thường thiệt hại nữa, hình thức này được gọi là hình thức phạt vi phạm loại trừ.

Trong bốn hình thức phạt vi phạm nêu trên thì hình thức phạt vi phạm loại trừ được áp dụng phổ biến nhất, vì nó cho phép bên có quyền nhận được số tiền dự kiến và không cần phải chứng minh mức độ thiệt hại xảy ra.

Theo quy định này, việc phạt vi phạm luôn được thực hiện bằng tiền với giá trị do hai bên thỏa thuận. Nhà nước chỉ làm chức năng trọng tài để đảm bảo cho chế tài phạt vi phạm được thực hiện đầy đủ và đúng với cam kết trong hợp đồng của các bên.

Phạt vi phạm hợp đồng có mối liên quan mật thiết đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vì cả hai loại hình chế tài này đều nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên trong hợp đồng gây ra.Căn cứ để phạt vi phạm hay bồi thường đều có những căn cứ giống nhau nhưng chế tài phạt vi phạm tuân theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng còn chế tài bồi thường thiệt hại do Bộ luật Dân sự quy định và chỉ phát sinh khi có thiệt hai xảy ra. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 thừa nhận sự tồn tại song song của cả hai chế tài này khi áp dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán.

Một điểm khác nhau dễ nhận thấy trong việc áp dụng hai hình thức chế tài này là mức phạt vi phạm do các bên tham gia hợp đồng tự thoả thuận còn mức bồi thường thiệt hại do cơ quan xét xử ấn định trên cơ sở của pháp luật. Bộ luật Dân sự ưu tiên việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng như là sự tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Khi chế tài phạt vi phạm không được các bên đề cập trong quan hệ hợp đồng thì chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng như là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước buộc bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường những thiệt hại vật chất mà họ gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)