Về phạt vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 94 - 96)

Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

3.2.3. Về phạt vi phạm hợp đồng

Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có nhiều điểm tiến bộ so với Bộ luật Dân sự năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991, tuy nhiên trong Bộ luật Dân sự năm 2005, phạt vi phạm hợp đồng lại không được xếp vào là một trong các loại trách nhiệm dân sự, mặc dù đây là một loại trách nhiệm dân sự được áp dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội hàng ngày. Vì vậy, theo tác giả cần nhìn nhận phạt vi phạm là một loại trách nhiệm dân sự có nối quan hệ mật thiết với các loại trách nhiệm dân sự

khác, cần xếp phạt vi phạm vào phần trách nhiệm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.

Về mức phạt do vi phạm hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản. Bộ luật Dân sự năm 1995 cho phép các bên được phạt vi phạm hợp đồng, được thoả thuận mức phạt nhưng không được vượt quá 5% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định cho phép các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có quyền thỏa thuận với nhau về việc phạt vi phạm và mức phạt, nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, mức phạt tối đa mà Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Thương mại năm 2005 đưa ra là chưa hợp lý vì mức phạt thấp, không đủ khả năng để ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng sẵn sàng vi phạm hợp đồng và chịu phạt vi phạm nếu khoản lợi thu được từ việc vi phạm hợp đồng lớn hơn mức tiền chịu phạt. Kế thừa nhân tố hợp lý trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, bảo đảm nguyên tắc tự do cam kết và tự chịu trách nhiệm của các bên, Bội luật Dân sự năm 2005 tiếp tục khẳng định nguyên tắc quyền tự quyết của các bên trong việc lựa chọn áp dụng hình phạt và mức phạt vi phạm hợp đồng. Hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2005 không đưa ra quy định mức phạt tối đa mà các bên có quyền áp dụng đối với bên vi phạm, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về mức phạt vi phạm có thể là 100% hoặc 200% hay nhiều hơn thế. Quy định này là chưa hợp lý bởi vì mục đích của hình phạt và mức phạt do vi phạm hợp đồng là nhằm bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm, ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng, biện pháp bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện. Trên thực tế các bên thỏa thuận mức phạt quá cao thì nó lại mang tính chất bóc lột bên vi phạm hợp đồng. Luật dân sự cũng không đưa ra những quy định cho phép toà án có quyền giảm bớt mức phạt vi phạm nếu mức phạt đó là quá nặng, bất hợp lý và không công bằng, khi giao kết hợp đồng một trong số các bên thường đưa vào

hợp đồng Điều khoản phạt vi phạm có mức phạt rất cao, nhưng khi xét xử toà án buộc phải chấp nhận mức phạt vi phạm này. Quy định của pháp luật phải bảo vệ quyền lợi cho cả bên bị vi phạm và bên vi phạm hợp đồng, vẩn biết rằng đặc trưng của giao dịch dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nhưng sự thỏa thuận đó không được trái pháp luật và đạo đức xã hội, ví dụ: A cho B vay tiền, hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức lãi suất cho vay nhưng không được cao hơn mức trần lãi suất mà pháp luật quy định vì nếu cho vay với mức lãi suất cao thì nó sẽ mang tính chất bóc lột bên đi vay. Vì vậy tác giả kiến nghị Bộ luật Dân sự năm 2005 khi quy định về phạt vi phạm hợp đồng cần phải quy định mức phạt tối đa mà các bên được phép áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)