Về bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 96 - 98)

Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

3.2.4. Về bồi thường thiệt hại

Theo Khoản 2 Điều 307 quy định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Quy định như vậy là chưa đủ, và chưa hợp lý. Điều chưa hợp lý này đã được tác giả phân tích tại chương II, phần II, mục 2, tiểu mục 2.2 rất rõ ràng. Nếu căn cứ vào Khoản 2 Điều 307 thì bên bị vi phạm hợp đồng chỉ được bồi thường những “tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” còn “những khoản lợi trực tiếp” đáng lẽ được hưởng nhưng lại không được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, thì không được bồi thường thiệt hại vì chúng không thuộc phạm trù “Những tổn thất vật chất thực tế” quy định tại Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự năm 2005 mặc dù rõ ràng nó là thiệt hại. Ví dụ: A có ký hợp đồng bán cho B 100 tấn gạo tám thơm Nam Định, giá: 500.000.000 đồng, theo hợp đồng A giao gạo cho B tại kho của B thuê vào 13h ngày 25 tháng 10 năm

2011. Để chuẩn bị cho việc nhận hàng B đã bỏ ra 10.000.000 đồng để thuê kho, 5.000.000 đồng để thuê bốc xếp. Sau khi ký hợp đồng với A, B đã ký hợp đồng bán lại 100 tán gạo cho C với giá 600.000.000 đồng. Nhưng đến thời điểm giao nhận A đã vi phạm hợp đồng với B không có gạo giao cho B dẩn đến B vi phạm hợp đồng với C. Nhưng thiệt hại mà B chắc chắn được A bồi thường ở đây chỉ là tiền thuê kho và tiền thuê bốc xếp, còn 100.000.000 đồng tiền lời B sẽ được hưởng nếu không vi phạm hợp đồng với C thì B không được A bồi thường. Vì vậy, cần sửa Khoản 2 Điều 307 như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, trực tiếp tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng nhưng không được hưởng do hành vi vi phạm gây ra”

Đồng thời Bộ luật Dân sự cần phải xây dựng được các phương thức xác định thiệt hại công bằng và hợp lý, hiện nay có nhiều tranh chấp dân sự kéo dài hoặc phải xét xử nhiều lần nguyên nhân chính là do các đương sự không đồng tình với cách tính mức thiệt mà các bên hoặc tòa án đưa ra, nguyên nhân chính dẩn đến thực trạng đó là do thiếu cơ sở pháp đã tạo áp lực lớn không chỉ cho các bên đương sự mà cho cả các cơ quan giải quyết tranh chấp, bởi một trong những công cụ quan trọng nhất để đưa chế định bồi thường vào cuộc sống là các phương thức xác định thiệt hại lại không thể vận hành trôi chảy vấn đề đặt ra với Bộ luật Dân sự năm 2005 là cần phải tham khảo những phương thức xác định thiệt hại đã trở thành thông lệ quốc tế.

Bộ luật Dân sự hiện nay cũng chưa có quy định toàn diện về nghĩa vụ phải ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại của bên bị vi phạm (bên có quyền lợi đang bị xâm hại) quy định này cần phải được Bộ luật Dân sự đề cập đến dưới góc độ là quy định chung của chế định hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)