Sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định của pháp luật dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 74 - 75)

Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT

3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định của pháp luật dân

dân sự về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật dân sự, cùng với Luật Hình sự là những văn bản pháp luật có vai trò rất quan trọng chỉ sau Hiến pháp. Luật dân sự có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng, hầu như bao chùm lên tất cả các quan hệ xã hội Bộ luật Dân sự là một trong những cơ sở pháp lý để giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự. Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống xã hội ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc. Bộ luật dân sự góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Năm 1986 với dấu son lịch sử của dân tộc đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã quyết định chuyển hướng chiếm lược nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quan điểm này sau đó tiếp tục được khẳng định rõ hơn nữa tại các kỳ đại hội của đảng tiếp theo. Nền kinh tế thị trường nước ta được từng

bước hình thành, chính trị xã hội được giữ vững và ổn định, đặc biệt khi Việt Nam trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nền khinh tế của chúng ta ngày càng phát triển, các giao lưu về kinh tế, dân sự diễn ra ngày càng nhiều và sôi động, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, dân sự. Đồng hành với sự tăng trưởng của kinh tế là các hợp đồng mua bán cũng phát triển theo, khi đã có hợp đồng mua bán thì các tranh chấp phát sinh từ hợp sẽ không tránh khỏi và ngày càng nhiều, nhiệm vụ của nhà làm luật là phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia vào các hợp đồng mua bán, thúc đẩy các giao dịch dân sự phát triển. Để làm được việc đó chúng ta phải dựa vào các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán, đây là biện pháp chế tài nghiêm khắc mà luật dân sự dùng để áp dụng cho chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, vận động phát triển đó là quy luật tất yếu của đời sống xã hội, Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành hơn 8 năm, trong quá trình thi hành trong thực tế đã bộc lộ những mặt hạn chế của mình trong đó có cả các quy định về các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán. Vì vậy, để đáp ứng tốt hơn nữa nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ dân sự, bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán, góp phần phát triển kinh tế xã hội thì cần thiết phải sửa đổi bổ xung Bộ luật Dân sự năm 2005 nói chung và các hình thức trách nhiệm dân sự nói giêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)