.Xử lý vi phạm pháp luật của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 30)

1.3.1 Khái niệm

Xử lý vi phạm pháp luật của CTCK là một bộ phận của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Xử lý vi phạm pháp luật của công ty chứng khoán là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý và các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật đối với công ty chứng khoán vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

1.3.2 Đặc điểm

Một là, chủ thể tiến hành xử lý vi phạm đó là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định bởi pháp luật về chứng khoán và các văn bản có liên

quan, có quyền lựa chọn các hình thức và mức độ xử lý vi phạm đối với CTCK có hành vi vi phạm.

Hai là, đối tượng bị xử lý vi phạm là CTCK đã có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chứng khoán. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại vi phạm mà việc xử lý đối với các vi phạm đó được căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Chứng khoán, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật dân sự đối với các vi phạm dân sự, Luật hình sự.

Ba là, xử lý vi phạm pháp luật đối với CTCK phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục, trình tự mà pháp luật quy định. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán luôn được chú trọng, quan trọng nhất là Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và tiếp đó là Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010.

Bốn là, mục đích của việc xử lý vi phạm pháp luật đối với CTCK nhằm mục đích trừng phạt, giáo dục, răn đe tổ chức có hành vi vi phạm để các chủ thể khác có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan như nhà đầu tư, tổ chức phát hành, đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán.

1.4. Pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán. 1.4.1. Khái niệm 1.4.1. Khái niệm

Pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán là tổng hợp các quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán để điều chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của công ty chứng khoán theo mức độ vi phạm và trình tự, thủ tục nhất định.

1.4.2 Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán

Một là, các hành vi vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán chứng khoán, vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán, vi phạm pháp luật về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, vi phạm pháp luật về kinh doanh chứng khoán, vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán.

Đối với CTCK, thường là các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán hoặc vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán như hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa được cho phép như chưa được cấp giấy phép hoặc chưa được chấp thuận, cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép…; hoạt động không đúng nội dung được quy định trong giấy phép, tẩy xóa, sửa chữa giấy phép; không duy trì đảm bảo mức vốn khả định theo quy định, tạo dựng thông tin sai sự thật, công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo xúi giục việc mua, bán chứng khoán, thao túng chứng khoán…

Hai là, về hình thức pháp luật và giá trị của văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi vi phạm của CTCK. Pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán theo quy định của các nước đều được thể hiện dưới hình thức văn bản luật. Chẳng hạn, ở Mỹ việc xử lý hình sự được quy định trong Luật Chứng khoán năm 1934 và Luật về các giao dịch nội gián năm 1984. Ở Anh trách nhiệm hình sự được quy định trong Đạo luật về tư pháp hình sự năm 1993 và đạo luật về các giao dịch nội gián năm 1985.

Mặt khác, đối với các nước thuộc hệ thống án lệ, việc xử lý vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán được căn cứ vào các quyết định xét xử của toàn án hay quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Về giá trị pháp lý của văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi vi phạm của CTCK thì hiện nay trên thế giới có hai cách quy định pháp luật về xử lý vi phạm đó là quy định ngay trong luật chuyên ngành (Luật chứng khoán) hoặc quy định trong luật chung như luật hình sự. Pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở các nước khác nhau được quy định tại các hình thức văn bản khác nhau. Một số nước như Mỹ, Singgapore, Australia quy định về việc xử lý vi phạm của CTCK trong các đạo luật chuyên ngành như dành một chương trong Luật Chứng khoán để quy định về vấn đề này và quy định về hình thức xử phạt hình sự đối với tội phạm về chứng khoán. Ví dụ như trong Luật chứng khoán năm 1934 và Luật về giao dịch nội gián của Mỹ quy định rõ trách nhiệm hình sự đối với hành vi giao dịch nội gián.

Ba là, các hình thức xử lý vi phạm pháp luật gồm hình thức xử lý dân sự, xử lý hành chính và xử lý hình sự. Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thống nhất phân chia vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán thành ba mức độ trên và hình thức xử lý hành chính đều áp dụng một trong hai hình phạt chính đó là phạt tiền hoặc cánh cảo đối với hành vi vi phạm. Hình phạt tiền xuất phát từ đặc thù của vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán đó là lợi ích vật chất, nhằm thu lợi bất chính trong các giao dịch chứng khoán nên đây là hình phạt hiệu quả và thiết thực nhất đề điều chỉnh và hạn chế vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.

Việc xử lý vi phạm của CTCK được phân chia theo ba cấp độ khác nhau đó là xử lý dân sự, xử lý hành chính và xử lý hình sự.

Xử lý dân sự là hoạt động của tòa án dân sự căn cứ vào quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật dân sự để quyết định các biện pháp xử lý dân sự đối với tổ chức vi phạm. Việc xử lý các hành vi vi phạm dân sự trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện thông qua Tòa án dân sự. Hình thức xử lý có thể là phạt vi phạm hay buộc bồi thường thiệt hại.

Xử lý hành chính được áp dụng bởi cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật chứng khoán để quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp cưỡng chế hành chính đối với chủ thể có hành vi vi phạm.

Xử lý hình sự được áp dụng đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại với số đông nhà đầu tư, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán. Đây là hình thức xử lý nghiêm khắc nhất đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm và chỉ áp dụng một trong các hình thức phạt đó là cảnh cáo, phạt tiền và phạt tù.

Bốn là, về thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mặc dù là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này song thẩm quyền của cơ quan này không chỉ dừng lại ở các hoạt độn quản lý hành chính, xử lý vi phạm theo thủ tục hành chính mà nhiều nước còn cho phép cơ quan này tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng.

1.5. Vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm

Thứ nhất, pháp luật về xử lý vi phạm chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và với CTCK nói riêng là một khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, công bằng, công khai và tạo sự minh bạch trong hoạt động mua, bán chứng khoán, sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán. Pháp luật điều chỉnh các hành vi xử sự của các chủ thể tham gia thị trường, cấm các hành vi xâm phạm đến trật tự, an toàn trong lĩnh vực chứng khoán nhằm ngăn ngừa, răn đe, trừng trị và nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, là cơ sở giữ vững sự ổn định, an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán vận hành và phát

triển mạnh, trên cơ sở đó tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, mở rộng thị trường đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

1.6. Pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở một số nƣớc. 1.6.1.Pháp luật Mỹ

Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) là cơ quan độc lập, được thành lập vào năm 1934 để thi hành luật chứng khoán. SEC hoạt động nhằm mục đích giám sát thị trường chứng khoán và hành vi của các chuyên gia chứng khoán để chống lại các sai phạm trong việc mua bán chứng khoán, thao túng thị trường và các hành vi làm tổn hại đến lòng tin của nhà đầu tư. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 1934, Luật cưỡng chế lừa đảo và giao dịch nội gián năm 1988 thì Ủy ban chứng khoán Mỹ có nhiệm vụ điều tra và yêu cầu đưa ra sổ sách, báo cáo …để điều tra. Nếu đơn vị, cá nhân được yêu cầu không chấp hành, SEC có quyền yêu cầu tòa án liên bang cưỡng chế thi hành. SEC có thẩm quyền giải quyết các vụ việc theo thủ tục dân sự và thủ tục xử lý hành chính.

Các hình phạt hình sự đối với hành vi vi phạm được quy định ngay trong Luật chứng khoán 1934. Khi một cá nhân bị kết tội cố ý vi phạm pháp luật chứng khoán liên bang hay cố ý thưc hiện việc tuyên truyền thông tin sai lệch và không đúng các tài liệu đã đăng ký hoặc trốn tránh, không chấp những những yêu cầu về tài liệu đnăg ký có thể bị phạt lên đến 1 triệu USD hoặc bị kết án từ không quá 10 năm hoặc cả hai hình phạt trên.

1.6.2. Pháp luật Trung quốc

Khác với Luật Chứng khoán Mỹ, pháp luật chứng khoán của Trung quốc không quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong pháp luật chứng khoán. Nếu hành vi cấu thành tội phạm thì sẽ áp dụng các quy định theo Luật Hình sự. Cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện khi tiến hành giám sát, quản lý được quyền điều tra, xử lý

các hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào mức độ vi phạm, cơ quan này có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm theo hình phạt cảnh cáo; tịch thu các khoản thu phi pháp; phạt tiền và các biện pháp khắc phục khác như đình chỉ, hủy bỏ giấy phép hành nghề.

1.6.3.Pháp luật Hàn Quốc

Pháp luật Hàn Quốc về chứng khoán có một số điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam. Vì ngoài luật chuyên ngành thì để điều chỉnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán còn có một só luật khác điều chỉnh như Luật Thương mại, Luật Tín thác đầu tư chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập của công ty cổ phần, Đạo luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán…

Thẩm quyền của UBCK Hàn Quốc được mở rộng hơn so với Việt Nam, được tiến hành các cuộc họp điều tra khi nghi ngờ hay được thông báo về hành vi vi phạm pháp luật, các giao dịch bị nghi vấn.

Khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự, UBCK sẽ chuyển giao các bằng chứng, kết quả điều tra cho Tòa án để xử phạt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay dân sự với hình phạt có thể là phạt tiền hay phạt tù hoặc xử phạt đồng thời vừa bị bỏ từ và phải nộp phạt.

Qua việc nghiên cứu pháp luật của một số nước trên, nhận thấy việc xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở từng quốc gia được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để phù hợp với điều kiện của từng nước. Một số nước như Mỹ, Singgapore quy định chế tài phạt tiền, phạt tù trong các đạo luật chuyên ngành như luật chứng khoán nhưng cũng có nước như Trung Quốc lại quy định chế tài phạt tù trong một văn bản riêng đó là Bộ luật Hình sự. Hai cách thức này đều có ưu điểm và hạn chế nhất định nhưng hiện nay cách thức quy định trách nhiệm hình sự ngay trong luật chứng khoán đang chiếm ưu thế và được áp dụng ở nhiều quốc gia.

Đối với pháp luật Việt Nam nên hoàn thiện theo hướng mở rộng thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán của cơ quan quản lý nhà nước đó là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thẩm quyền của UBCKNN không chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lý hành chính, xử lý vi phạn theo thủ tục hành chính mà cho phép cơ quan này tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng, được tiến hành các cuộc điều tra, lục soát, tịch thu tang vât, thẩm vấn đương sự, đề nghị truy tố bị can và đưa ra bằng chứng…

Tiểu kết Chƣơng 1

1. CTCK là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Đây là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật về chứng khoán để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Việc tác giả đi sâu phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại cũng như vai trò của CTCK để có cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến CTCK trong thị trường chứng khoán.

2. Vi phạm pháp luật của CTCK là các hành vi trái pháp luật của CTCK xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán xác lập và bảo vệ. CTCP phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật chứng khoán.

3. Qua việc nghiên cứu pháp luật xử lý vi phạm của CTCK ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm đối với CTCK ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời cho đến nay đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở nước ta phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư một cách nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý kinh tế.

Tùy thuộc vào tính chất của từng loại vi phạm sẽ được quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau. Đối với các vi phạm hành chính thì việc xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)