.Yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 65 - 67)

3.1.Yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm của công ty chứng khoán. chứng khoán.

Pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK nói chung đã thiết lập khung pháp lý tương đối hoàn thiện đảm bảo hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, giám sát, công bố thông tin trên TTCK. Công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm răn đe hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của CTCK.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK chưa đủ sức răn đe; số lượng vụ án về CTCK bị xử lý còn khiêm tốn; do tội phạm chứng khoán là loại tội phạm mới nên công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này chưa có nhiều kinh nghiệm, hiệu quả đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK không cao và còn nhiều hạn chế, bất cập. Để phát triển TTCK thì việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định trong thời gian dài là điều kiện quan trọng và tiên quyết, bởi lẽ:

Thứ nhất, từ thực tiễn triển khai công tác quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK cho thấy một số quy định của pháp luật chứng khoán còn thiếu minh bạch, rõ ràng, thiếu tính hệ thống dẫn đến bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành như quy định về môi giới, công bố thông tin…

Thứ hai, việc UBCKNN chưa được trao đủ thẩm quyền nêu trên sẽ làm giảm hiệu quả của công tác xử lý vi phạm của CTCK, vì vậy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung thẩm quyền cho UBCKNN.

Theo quy định, UBCKNN là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN được quy định chi tiết tại Quyết định 48/2015/QĐ-CP ngày 08/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, từ thực tiễn thực thi pháp luật, nhận thấy rõ rệt sự hạn chế về thẩm quyền của UBCKNN. Cụ thể:

(i) UBCKNN chưa được trang bị đủ thẩm quyền trong hoạt động thanh

tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. UBCKNN phát hiện CTCK có hành vi thao túng giá hoặc thực hiện giao dịch nội gián, với thẩm quyền theo quy định hiện nay, UBCKNN không có quyền triệu tập, buộc đối tượng đến làm việc để đối chất, không có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan liên quan như ngân hàng, bưu điện… cung cấp các thông tin về dòng tiền giữa các tài khoản nghi vấn, thông tin nghi vấn để xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

Với hạn chế về thẩm quyền, khi nhận thấy dấu hiệu giao dịch bất thường giữa các tài khoản giao dịch chứng khoán với tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến cung cầu, giá chứng khoán, cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong xác minh mối liên quan giữa các tài khoản để đánh giá có hay không sự thông đồng, cấu kết, để làm rõ, chứng minh hành vi vi phạm về thao túng, nội gián, xác định các tình tiết làm căn cứ xử lý hành chính/hình sự.

(ii) Thẩm quyền trong phối hợp của UBCKNN với các cơ quan có liên quan như cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế…trong việc giám sát, quản lý chưa được quy định cụ thể trong luật dẫn đến việc quản lý, giám sát hoạt động của các CTCK chưa hiệu quả, kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Sự hạn chế về thẩm quyền của UBCKNN có tác động và ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, đối tượng

chịu sự tác động bao gồm tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên TTCK gồm tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán…

Nếu vấn đề bất cập không được giải quyết được thì một trong các mục tiêu Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 không đạt được, đồng thời chưa đáp ứng được các khuyến nghị của IOSCO; vai trò, chức năng, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán không được đảm bảo. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển, vận hành của TTCK Việt Nam.

Thứ ba, pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK phải đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiện nay, đang có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật chứng khoán với Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự… về giá trị các khoản vay phải công bố, quy định về người đại diện theo pháp, về bảo lãnh…

Thứ tư pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK cần phải sửa đổi để phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Cần được rà soát, sửa đổi để đảm bảo phù hợp với luật pháp, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bởi vì, ngày 18/9/2013 UNCKNN đã ký kết Phụ lục A MmoU của Tổ chức Quốc tế các UBCK IOSCO quy định nguyên tắc hỗ trợ điều tra, cung cấp thông tin phục vụ điều tra giữa các cơ quan quản lý TTCK đặt ra trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. UBCKNN phải có khả năng thực hiện đề nghị phối hợp điều tra, xác minh, thu thập thông tinc ủa UBCKNN các nước.

Tuy nhiên, LCK chưa có quy định về hoạt động phối hợp quốc tế trong thanh tra, trao đổi thông tin giữa UBCKNN Việt Nam với các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)