Thực trạng thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 57 - 65)

2.1 .Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK

2.1.3 .Xử lý vi phạm hình sự

2.2 Thực trạng thực thi pháp luật

Từ năm 2007 đến tháng 11 năm 2016, UBCKNN đã ban hành tổng số hơn 1.300 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK với tổng số tiền phạt hơn 80 tỷ đồng [9, tr 6]. Đối với CTCK, UBCKNN đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong đó năm 2014 đã xử lý 10 vụ CTCK vi phạm, năm 2015 tăng xấp xỉ gấp đôi số lượng công ty vi phạm và năm 2016 giảm còn 10 vụ CTCK vi phạm pháp luật hành chính.

Dựa trên số liệu tác giả tổng hợp tại cổng thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (http://www.ssc.gov.vn/) về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, cụ thể như bảng kê dưới đây:

Bảng các trƣờng hợp vi phạm đã bị xử phạt hành chính trong năm 2014, 2015, 2016 Hành vi vi phạm Số lƣợng trƣờng hợp vi phạm bị xử lý Tổng số vi phạm Tỷ lệ (%)

Không quản lý tách bạch tiền của khách

hàng với tiền của CTCK 5

53

9,43

Vi phạm quy định về hạn chế đầu tư 9 16,98

Vi phạm về giao dịch ký quỹ 5 9,43

Thực hiện mua hoặc cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định

6 11,32

Bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ, vị trí mà theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán

9 16,98

Các vi phạm khác như không tuân thủ quy định của LCK, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác về quản trị, điều hành công ty; không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ…

19 35,86

Có thể thấy hành vi vi phạm của CTCK tập trung chủ yếu là vi phạm các quy định tại Điều 71 LCK, Điều 20, 21, 26 Nghị định 108/2013/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các hành vi sau:

(i) Hoạt động kinh doanh chứng khoán khi chưa được UBCKNN cấp giấy phép hoặc chấp thuận; cung cấp dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính khi chưa có ý kiến bằng văn bản của UBCKNN hoặc chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(ii) Vi phạm các quy định về giao dịch ký quỹ chứng khoán diễn ra khá phổ biến. Ví dụ như Công ty chứng khoán An Thành, Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam…đã bị UBCKNN xử phạt tiền đối với vi phạm quy định về giao dịch ký quỹ. [51]

Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ngày 11/05/2016, UBCKNN ban hành Quyết định số 483/QĐ- XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (Địa chỉ: Tầng 3, 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), cụ thể như sau:

Phạt tiền 125.000.000 đồng (Một trăm hai mươi lăm triệu đồng) theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Vì trong khoảng thời gian từ ngày 09/02/2015 đến ngày 29/09/2015, Công ty đã cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ khi chưa nộp báo cáo và được UBCKNN công bố về việc đã nhận đủ tài liệu báo cáo hợp lệ việc thực hiện giao dịch. [51]

(iii)Thực hiện mua hoặc cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định;

(iv) Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán hiện nay cho thấy các CTCK xâm phạm quyền và lợi ích của nhà đầu tư là rất phổ biến. Luật chứng khoán quy định công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán nhưng vi phạm của CTCK vẫn xảy ra như chưa hoàn thiện việc xây dựng hệ

thống quản lý tách bạch tiền gửi, nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng.

Ví dụ: Ngày 20/3/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 64/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt do công ty chưa hoàn thiện việc xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền gửi của khách hàng theo phương thức khách hàng mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng [51].

(v) Vi phạm các quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, vi phạm quy định về điều kiện, hạn chế bảo lãnh phát hành chứng khoán, vi phạm quy định về hạn chế đầu tư của CTCK.

Thực tế cho thấy công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế đến tính hiệu quả của công việc này. Chế tài xử phạt còn chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa vi phạm. Số lượng các vụ vi phạm của CTCK có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi hơn. Các chế tài xử phạt còn quá nhẹ trong khi lợi ích từ các hành vi vi phạm đem lại là rất lớn, có giá trị vượt gấp nhiều lần so với mức xử phạt. Ở Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế, muốn đủ sức răn đe các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán, chúng ta cần áp dụng các mức phạt từ hàng triệu USD (và có thể cao hơn nữa) đối với các hành vi nghiêm trọng. Tuy nhiên, do mức phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện cao nhất chỉ là 2 tỷ đồng, nên dù rất muốn phạt nặng các vi phạm trên thị trường chứng khoán, cũng không thể vượt quá mức trần 2 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm.

Thêm vào đó, ngày càng xuất hiện nhiều dạng vi phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn mà pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh và có chế tài xử phạt

tương ứng...Ví dụ chưa có thông tư hướng dẫn với quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Hơn nữa, quy định về thẩm quyền của UBCKNN trong thanh tra, kiểm tra, xác minh vi phạm về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đầy đủ. Với thẩm quyền như hiện nay, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu thao túng giá hoặc giao dịch có sử dụng thông tin nội bộ theo quy định tại Điều 115 LCK, UBCKNN chỉ có thể thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra gồm yêu cầu đối tượng nghi vấn cung cấp thông tin, tài liệu, mời đối tượng đến làm việc, giải trình. UBCKNN không có quyền buộc đối tượng đến làm việc để đối chất, không có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan liên quan như ngân hàng, bưu điện, cơ quan khác cung cấp các thông tin về dòng tiền giữa các tài khoản nghi vấn, về thông tin trao đổi giữa đối tượng nghi vấn, về danh tính, nhân thân đối tượng để xác minh, làm rõ mối liên hệ giữa các đối tượng, sự móc nối, thông đồng giữa các đối tượng trong thực hiện hành vi vi phạm.

Thực tiễn cho thấy, UBCKNN chưa có thẩm quyền nêu trên trong kiểm tra, xử lý vi phạm đã làm cho việc phát hiện, xử lý vi phạm rất khó khăn do thiếu thông tin, thiếu bằng chứng xác thực, làm giảm đáng kế hiệu quả thanh tra, giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về chứng khoán nhất là hành vi thao túng giá chứng khoán và sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán đặc biệt trong điều kiện TTCK phát triển nhanh cả về quy mô và chiều sâu và các hành vi vi phạm trên TTCK ngày càng phức tạp, tinh vi hơn.

Hiện tại, UBCK không được trao quyền điều tra, nên không dễ dàng tiếp cận tài khoản ngân hàng, email của nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm ...UBCKNN muốn áp dụng biện pháp hình sự nhưng không đủ thẩm quyền giải quyết, không xử lý được, phải trả về nên tính răn đe chưa cao. Thẩm quyền của UBCK còn nhiều hạn chế so với thông lệ quốc tế, là một trong

những lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam bị đánh giá là kém hấp dẫn, kém an toàn trong con mắt giới đầu tư nước ngoài.

Các quy định tại LCK về xử lý vi phạm được xây dựng trên cơ sở đảm bảo thống nhất với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002. Tuy nhiên, hiện nay Luật xử lý vi phạm hành chính ra đời thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, vì vậy một số quy định về xử lý vi phạm trong LCK có những điểm chưa phù hợp, thống nhất với Luật xử lý vi phạm hành chính như quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả… Bên cạnh đó LCK chưa quy định các biện pháp xử lý mang tính đặc thù áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý, răn đe các hành vi vi phạm trên thị trường.

Hơn nữa, việc xử lý hình sự đối với hành vi thao túng giá chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán còn hạn chế, số lượng các vụ án thời gian qua là rất ít, rất khó để xử lý hình sự, bởi vì:

(i) Vi phạm chứng khoán khó xử lý hình sự do xuất phát từ cách thức quy định về các yếu tố cấu thành tội phạm của các quy phạm pháp luật hình sự. Cụ thể, theo Điều 181c về “Tội thao túng giá chứng khoán”, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng được xác định là một yếu tố cấu thành tội phạm; tức là nếu có các hành vi vi phạm nhưng chưa gây hậu quả, hoặc hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

(ii) Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tố tụng với nhau và với các bộ, ngành liên quan, nhất là với Bộ Tài chính, UBCKNN còn chưa chặt chẽ, thường xuyên nên hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán còn hạn chế.

Từ khi tội thao túng giá chứng khoán được đưa vào Bộ luật Hình sự, mới chỉ có vụ Dược Viễn Đông được đưa ra xét xử. Đây là vụ án thao túng

chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam được khởi tố điều tra. Tháng 11/2010 cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can bắt tạm giam đối với ông Lê Văn Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông về hành vi thao túng giá chứng khoán. Để giữ và nâng giá, cũng như tăng tính thanh khoản giá cho cổ phiếu DVD, Lê Văn Dũng đã trực tiếp mở tài khoản và mượn tư cách pháp nhân và danh nghĩa của một số tổ chức, cá nhân là người nhà, người thân và bạn của Dũng mở 12 tài khoản tại các Cty chứng khoán để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu của Công ty Dược Viễn Đông. Sau khi mở các tài khoản trên, ông Dũng đã tiến hành nhiều phiên giao dịch mua bán cổ phiếu DVD, trong đó có 119 phiên với 1.725 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau. Ngoài việc mở các tài khoản để tiến hành các giao dịch ảo, làm tăng tính thanh khoản, tăng giá và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư, cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán, ông Dũng cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập một số Cty dược phẩm vào Cty DVD, làm mất an toàn trong hoạt động của thị trường…[57]

Tiểu kết Chƣơng 2

Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho CTCK hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán vẫn còn một số điểm hạn chế như đã trình bày ở trên.

Tại Chương 2 luận văn, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK ở Việt Nam bao gồm việc nghiên cứu các quy định hiện hành về xử lý vi phạm của CTCK, hình thức, thẩm quyền, điểm hạn chế, bất cập của biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý dân sự và xử lý hình sự và tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật.

Từ đó có cái nhìn tổng quát, toàn diện về pháp luật xử lý vi phạm của CTCK để có cơ chế, phương hướng hoàn thiện, khắc phục điểm hạn chế, đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật, thông lệ quốc tế.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)