.Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm của CTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 69 - 82)

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền của UBCKNN: Bổ sung thẩm quyền bảo đảm bảo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tổ chức các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBCKNN sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng trao thêm một số quyền để có thể thực hiện tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Việc bổ sung thẩm quyền sẽ tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chứng khoán đặc biệt là trong hoạt động giám sát xử lý vi phạm nên lợi ích đạt được nhiều hơn. Cụ thể:

(i)Tăng cường thảm quyền quản lý, giám sát đầy đủ, toàn bộ đối với hoạt động của Sở Giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng khoán.

(ii) Trao quyền điều tra cho UBCKNN, bổ sung quy định pháp luật khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh vi phạm. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mặc dù UBCKNN được xác định là cơ quan có thẩm quyền giám sát hoạt động của thị trường và xử lý vi phạm, nhưng trong các quy định pháp luật hiện hành, UBCKNN lại chưa được trao thẩm quyền tiến hành điều tra,

xác minh các bằng chứng về các hành vi gian lận, đầu cơ, thao túng thị trường trong hoạt động đầu tư chứng khoán - đây là những vi phạm cần được ngăn chặn và xử lý ngay nếu không đối tượng vi phạm sẽ tẩu tán hoặc tiêu hủy chứng cứ gây khó khăn cho công tác xử lý sau này. Vì vậy, cần bổ sung thẩm quyền cho UBCKNN gồm quyền:.

(1) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng có dấu hiệu vi phạm như bưu điện cung cấp dữ liệu email, điện thoại, cơ quan thuế cung cấp thông tin về đối tượng nộp thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về doanh nghiệp…

(2) Yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về giao dịch tài khoản ngân hàng đối với đối tượng có dấu hiệu vi phạm.

(3) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến làm việc để làm rõ hành vi vi phạm.

(4) Bổ sung quyền thẩm quyền trong phối hợp của UBCKNN với các cơ

quan có liên quan như cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh… trong việc đăng ký, quản lý, giám sát doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

(5) Tính tương thích với các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế: Trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa có điều ước quốc tế riêng mà chỉ tuân theo một số điều ước quốc tế như cam kết gia nhập WTO, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định khung ASEAN và theo nguyên tắc của IOSCO, thỏa thuận TTP. Theo thông lệ và các nguyên tắc của IOSCO đòi hỏi cơ quan quản lý phải có đầy đủ năng lực, thẩm quyền về thanh tra, cưỡng chế thực thi. Tuy nhiên, như đã phân tích thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý đó là UBCKNN chưa tương thích với các nguyên tắc khuyến nghị của IOSCO.

Ngoài ra, bổ sung quy định về phối hợp giữa UBCKNN với các cơ quan quản lý TTCK nước ngoài. Theo đó, UBCKNN có quyền thực hiện các yêu cầu phối hợp xác minh, thu thập thông tin của UBCK các nước trong khuôn khổ cam kết theo MmoU của IOSCO.

Thứ hai, hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư, cụ thể:

(i)Quy định xác định rõ tiền, tài sản của nhà đầu tư mở tại CTCK không phải là tài sản của CTCK nhằm tránh trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phong tỏa khi CTCK lâm vào tình trạng xấu.

(ii) Quy định của pháp luật về hoạt động tự doanh chứng khoán, liên quan đến phân loại các sản phẩm tài chính và phân loại nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, bổ sung quy định liên quan đến trách nhiệm của CTCK khi thực hiện làm trung gian, tư vấn liên quan đến từng loại sản phẩm và từng loại khách hàng.

(iii) Hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán. Cân sớm ban hành bộ quy tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán là cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán trong đó nêu rõ trách nhiệm của CTCK, người môi giới chứng khoán

Thứ ba, cần có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật của CTCK. Quá trình phát triển và hoạt động của TTCK cho thấy bên cạnh vai trò tích cực, thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro do các hành vi mang tính lạm dụng, trục lợi. Thao túng giá chứng khoán, giao dịch sử dụng thông tin nội bộ trong lĩnh vực chứng khoán là các hành vi có tính chất nghiêm trọng, xâm hại đến các nguyên tắc hoạt động của TTCK, nhất là nguyên tắc minh bạch, công bằng và đi ngược lại với lợi ích chung của thị trường, xâm hại đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường. Hai hành vi này được quy định là hành vi bị cấm tại LCK, bị quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, bị truy cứu

trách nhiệm hình sự theo quy đinh của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (thanh tra UBCKNN) với các cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an để xác minh hành vi vi phạm được tiến hành chính xác và đúng luật, qua đó góp phần đảm bảo cho các hoạt động của thị trường diễn ra an toàn, hiệu quả, quyền lợi của nhà đầu tư được tôn trọng và bảo vệ.

Hơn nữa, cần có sự kết hợp và trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ thông tin và truyền thông … góp phần đạt hiệu quả cao hơn trong công tác xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán như sự phối hợp giữa UBCKNN với công an nhân dân.

Thứ tư, sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết các quy định về tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán để làm rõ tính chất và mức độ của các tội phạm này giúp cơ quan tố tụng dễ dàng hơn trong việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm., tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Tăng cường năng lực giám sát; bảo đảm tính răn đe trong xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK theo hướng bên cạnh việc tăng cường các biện pháp/chế tài xử lý kinh tế còn cần nghiên cứu bổ sung thêm các biện pháp xử phạt/hình phạt bổ sung đủ mạnh như cấm người vi phạm pháp luật không được tham gia giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định tùy tính chất của vi phạm. Có như vậy mới chấm dứt được tình trạng càng xử phạt càng vi phạm như hiện nay.

Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán.Tổ chức các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn

cho các công ty chứng khoán để hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật một cách dễ dàng để các tổ chức, cá nhân và thành viên thị trường chứng khoán tiếp tục chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển bền vững hơn, hiệu quả hơn đóng góp vào tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, kỹ thuật: Cần xây dựng một thệ thống quản lý, giám sát hiện đại, đủ năng lực xử lý thông tin cho phép theo dõi toàn bộ diễn biến các giao dịch trên thị trường, phát hiện và xử lý chính xác, kịp thời các vi phạm đặc biệt là hành vi nâng, kích giá chứng khoán, giao dịch nội gián, thao túng giá chứng khoán.

Thứ tám, các giải pháp riêng đối với hoạt động xử lý vi phạm pháp luật hành chính.

(i) Yêu cầu minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán. Sửa đổi các quy định hiện hành về công bố thông tin trên TTCK phù hợp với sự phát triển của TTCK nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường. Luật Chứng khoán có một chương quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán… Tuy nhiên, các quy định của LCK về vấn đề công bố thông tin chưa đáp ứng kịp thời được yêu cầu và sự phát triển của thị trường như còn nhiều lỗ hổng, bỏ ngỏ các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ trong khi những người này có lợi thế về thông tin; nghĩa vụ công bố thông tin bất thường bất thường của công ty đại chúng chưa bao quát được hết các sự kiện có ảnh hưởng đến giá chứng khoán; nhiều sự kiện cần công bố thông tin hiện nay mới chỉ được quy định trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC mà chưa được luật hóa, chưa đảm bảo được tính hiệu quả của khung pháp lý. Bên cạnh đó, một số quy định gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện, việc quy địnhchưa đồng bộ với Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bảo hiểm... quy định không đầy đủ dẫn đến việc

các đối tượng gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của TTCK, ảnh hưởng đến thứ hạng của TTCK Việt Nam đối với TTCK các nước trong khu vực.Vì vậy, cần hoàn thiện theo hướng:

(1) Quy định cụ thể các phương thức công bố thông tin, đối tượng, nội dung công bố thông tin.

(2) Quy định cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng dựa trên quy mô vốn và tính đại chúng không theo tiêu chí niêm yết nhằm phù hợp với chuẩn mực quốc tế về minh bạch và quản trị công ty.

(3) Làm rõ trách nhiệm công bố thông tin của các cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu trên 5% chứng chỉ quỹ đóng, nhóm người liên quan và các chức danh nội bộ, người có liên qua của người nội bộ của công ty đại chúng. Đồng thời, bổ sung quy định về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin đầu vào để xác định vị thế của nhóm nhà đầu tư là cổ đông lớn.

(ii) Nhằm hạn chế xung đột lợi ích giữa khách hàng và bản thân CTCK, cần tách biệt rõ ràng giữa hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán. Theo quy định của pháp luật chứng khoán, CTCK phải ưu tiên lệnh của khách hàng trước lệnh của mình. Đối với CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán đó là việc mua bán chứng khoán cho chính mình, khi thực hiện hoạt động tự doanh, các CTCK có nhiều mục tiêu khác nhau, có thể là đầu tư hưởng chênh lệch giá, đầu tư nắm quyền kiểm soát, bình ổn giá chứng khoán hoặc tạo thị trường cho các chứng khoán mới phát hành. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán diễn ra song song với nghiệp vụ môi giới, phục vụ lệnh giao dịch của khách hàng đồng thời cũng phục vụ giao dịch cho chính mình. Vì vậy, trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa khách hàng với bản thân CTCK.

(iii) Đối với hoạt động xử phạt hành chính: cần nâng mức xử phạt tối đa đối với các vi phạm này để đảm bảo mức răn đe và phòng ngừa vi phạm xảy ra trên thị trường chứng khoán. Ngày 01 tháng 11 năm 2016, Chính phủ vừa

ban hành Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán. Nghị định 145/2016/NĐ-CP cũng quy định tăng mức phạt tiền đối với công ty chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty, hoạt động kinh doanh chứng khoán, giải thể trước thời hạn, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định khác…Tuy nhiên, đối với lĩnh vực chứng khoán, mức xử phạt này vẫn chưa đủ sức răn đe đối với một só hành vi vi phạm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật trên thị trường chứng khoán diễn ra phổ biến hiện này. Như các phân tích tại mục 2.1.5 thì cần phải sửa đổi:

(1) Cần có quy định cụ thể về những nội dung bắt buộc trong hợp đồng mở tài khoản, phải quy định những nội dung tối thiểu cần có.

(2) Hoạt động môi giới chứng khoán cần đưa ra biện pháp khắc phục là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điều 21 Nghị định 108/2013/NĐ-CP, Nghị định 145/2016/NĐ-CP

(3) Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán cần khắc phục sự mâu thuẫn giữa điểm c khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 3 Điều 21.

(4) Trong khi đó, hoạt động không công bố cho khách hàng biết trước về những xung đô ̣t lợi ích có thể phát sinh giữa CTCK người hành nghề chứng khoán và khách hàng lại bị bỏ ngỏ, chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh.

(5) Đưa ra chế tài đối với hành vi vi phạm nếu CTCK không thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty.

Tiểu kết Chƣơng 3

Việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK nói riêng và pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán nói chung là một yêu cầu tất yếu, có ý nghĩa quyết định tới việc xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi vi phạm. Mặt khác, khi công tác thực thi pháp luật đạt kết quả tốt thì có thể phát hiện những thiếu sót của quy định pháp luật để giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật.

Qua thực tiễn thực thi pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK, tác giả chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật xử lý vi phạm, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật. Từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK để TTCK hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đề tài “ Pháp luật về xử lý vi phạm của Công ty chứng khoán ở Việt Nam” đã được tác giá nghiên cứu về những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK. Qua đó chỉ ra những điểm hạn chế, mặt chưa được, điểm còn chồng chéo của pháp luật và đề xuất những giải pháp hoàn thiện.

Từ quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, pháp luật về xử lý vi phạm chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán nói riêng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường kinh doanh chứng khoán lành mạnh,công bằng , an toàn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường

Thứ hai, pháp luật về xử lý vi phạm của CTCK ngày càng hoàn thiện hơn, tạo lập khuôn khổ pháp lý có hiệu lực cao, phù hợp với thực tiễn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)