.Nội dung hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm của CTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 67 - 69)

Việc tạo ra lỗ hổng về pháp lý, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK và khó khăn cho việc quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm để xây dựng khung pháp lý toàn diện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Để tăng cường xử lý các hành vi vi phạm khi có tính chất, mức độ nghiêm trọng như có khoản thu lợi bất chính lớn, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, gây mất niềm tin, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, tác giả xin đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật như sau:

Một là, đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán mới nhằm khắc phục những hạn chế, đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường kinh doanh chứng khoán lành mạnh, an toàn và phát triển, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Bởi vì, LCK 2006 sau hơn 10 năm thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong công tác hướng dẫn; tổ chức thi hành luật. hạn chế trong thực tiễn thi hành một số quy định chung về giải thích luật, thẩm quyền của UBCKNN, về công bố thông tin.

Hai là, Bộ luật hình sự 2015 đã ghi nhận một số tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để các quy định của Bộ luật hình sự được triển khai trên thực tế đòi hỏi cần sớm ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết luật gồm nghị định, thông tư , Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an... xác định mặt khách quan của hành vi được coi là tội phạm.

Bởi vì việc thực hiện các hành vi thao túng giá chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ, hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thường mang nhiều tính kỹ thuật và tính tổ chức nên rất khó xác định.

Ba là, cần phải có sự rà soát, đánh giá các quy định cụ thể của pháp luật chứng khoán để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp

luật. TTCK đang trong giai đoạn phát triển và luôn có xu hướng hình thành những yếu tố mới, do vậy một số quy định pháp lý được quy định cụ thể tại luật đã hạn chế khả năng phản ứng nhanh trước biến động thị trường của cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành LCK còn phức tạp, một số quy định còn thiếu thống nhất, đồng bộ, có trường hợp cùng một nhóm vấn đề như vấn đề chào bán chứng khoán nhưng được hướng dẫn rải rác tại các văn bản, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân liên quan cũng như cho cơ quan quản lý trong thực hiện, theo dõi, áp dụng. Ví dụ như cần sửa đổi Thông tư 217/2013/TT-BTC phù hợp với quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm của công ty chứng khoán ở việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)