Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả Khảo sát đặc tính sinh học của chủng giống để sản xuất vắc xin
4.1.1. Kết quả Khảo sát đặc tính sinh học của giống Virus ND (chủng LaSota)
lưu giữ tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung Ương 5 là các chủng giống đã được Cục thú y thẩm định và cấp giấy phép sử dụng làm chủng giống để sản xuất vắc xin. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng vắc xin, tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến đặc tính sinh học trước khi sử dụng làm giống sản xuất vắc xin.
4.1.1. Kết quả Khảo sát đặc tính sinh học của giống Virus ND (chủngLaSota) LaSota)
4.1.1.1. Kết quả đánh giá tính ổn định giống virus ND trên phôi gà
Giống virus Newcastle chủng LaSota được lấy từ tủ lạnh bảo quản giống - 860C, tiến hành ổn định giống bằng cách tiêm truyền 5 lần liên tiếp cho phôi gà 9-11 ngày tuổi, xác định hiệu giá virus Newcastle bằng phản ứng HA và chỉ số EID50. Kết quả trình bày bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả xác định hiệu giá virus ND chủng LaSota qua các tiếp đời
Đời virus (P)
Qua bảng 4.1 cho thấy hiệu giá HA dao động từ 9 đến 10 log2 và duy trì ổn định từ đời 1 đến đời 5. Ở lần tiêm truyền đầu tiên, hiệu giá virus chỉ đạt 108,3
109,0 EID50/1 ml, cụ thể tại P2 đạt 109,1 EID50/1 ml, từ P3 đến P5 ổn định từ 109,50 đến 109,58 EID50/1 ml và hiệu giá HA đều đạt 10log2.
Như vậy kết quả khảo sát tính ổn định của virus Newcastle chủng LaSota qua các đời cấy chuyển cho thấy từ đời thứ 3 trở đi, virus tương đối ổn định, hiệu giá virus đạt được từ 109,50 đến 109,58 EID50/1 ml.
4.1.1.2. Kết quả đánh giá độc lực virus ND chủng LaSota
Virus Newcastle có khả năng nhân lên và phát triển tốt trong phôi gà nên phương pháp chuẩn độ virus trên phôi gà là một trong những phương pháp được dùng rộng rãi. Phương pháp này tiện lợi, tiết kiệm và tương đối chính xác.
Hiệu giá virus giống Newcastle chủng LaSota được xác định theo phương pháp của Reed – Muench, số liệu tính toán được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả xác định hiệu giá virus Newcastle chủng LaSota
Độ pha loãng nhiễm virus 10-1 10-2 10-3 10-4 10-5 10-6 10-7 10-8 10-9
Kết quả bảng 4.2 cho thấy độ pha loãng virus càng thấp thì số phôi nhiễm càng giảm, số phôi không nhiễm càng tăng và ngược lại. Độ pha loãng virus từ 10-1 đến 10-8, toàn bộ phôi thí nghiệm đều bị nhiễm. Ở độ pha loãng virus 10-9, tỷ lệ phôi nhiễm giảm còn 60%. Tiếp theo ở độ pha loãng thấp hơn 10-10, chỉ có 16,66% số phôi nhiễm. Theo kết quả tính toán xác định được hiệu giá giống virus Newcastle chủng LaSota đạt được là 109,23/0,1 ml.
Từ kết quả chuẩn độ virus trên phôi gà, xác định chỉ số độc lực giống virus ND chủng LaSota gây chết gà khi tiêm vào não gà 1 ngày tuổi (ICPI). 10 gà 1 ngày tuổi được sử dụng làm thí nghiệm và theo dõi trong 8 ngày. Kết quả trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả chỉ số độc lực ICPI virus LaSota trên gà 1 ngày tuổi
Biểu hiện sau khi tiêm
Bình thường
Số con ốm
Số con chết
Tổng
Ở ngày theo dõi thứ 2 sau khi tiêm, có 1 gà chết nhưng không có biểu hiện bệnh tích của bệnh Newcastle. Ở các ngày theo dõi tiếp theo, 9 gà thí nghiệm còn lại vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ số ICPI được tính toán đạt giá trị là 0,175. Kết quả chỉ số ICPI trên phù hợp với công bố của FAO về chỉ số ICPI của chủng virus Newcastle chủng LaSota đạt từ 0,02 – 0,37.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định chỉ số độc lực của virus ND chủng LaSota khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi. Toàn bộ gà thí nghiệm đều được kiểm tra kháng thể kháng virus Newcastle bằng phản ứng HI cho kết quả âm tính. Thí nghiệm theo dõi trong 10 ngày. Kết quả khi tiêm giống virus Newcastle chủng LaSota vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi cho thấy không có gà nào có biểu hiện ốm, chết, hay triệu chứng điển hình của bệnh Necastle, toàn bộ gà thí nghiệm sống hoàn toàn khỏe mạnh. Chỉ số IVPI bằng 0. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả chỉ số độc lực IVPI virus LaSota trên gà 6 tuần tuổi
Biểu hiện sau khi tiêm Bình thường Số con ốm Số con liệt Số con chết Tổng