Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Kết quả kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt ND-IB
4.4.1. Kết quả kiểm tra cảm quan, chỉ tiêu vật lý
Trong nghiên cứu này, mỗi lô vắc xin vô hoạt thực hiện lấy 07 mẫu (lọ 20ml) để kiểm tra các chỉ tiêu. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.26.
Bảng 4.26. Kết quả kiểm tra vắc xin vô hoạt ND-IB sau phối trộn
Stt Chỉ tiêu
kiểm tra
1 Cảm quan
2 Độ nhớt
Với số liệu ở bảng 4.26 cho thấy 03/03 lô vắc xin đều màu trắng sữa, đồng nhất, không phân lớp, không đông vón, không lắng cặn, không có dị vật, không bị phân lớp; độ nhớt dao động 40 – 42 mPa.s đều nằm trong giới hạn cho phép.
4.4.2. Kết quả kiểm tra vô trùng vắc xin vô hoạt ND-IB
Vắc xin được kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 8684: 2011. Mỗi loại môi trường kiểm tra 2 ống, mẫu kiểm tra bằng 1-2% dung tích môi trường. Các loại môi trường kiểm tra được theo dõi 7 ngày ở 370C, riêng thạch nấm để ở nhiệt độ phòng (250C-300C)
Vắc xin được đạt tiêu chuẩn vô trùng nếu sau 7-10 ngày theo dõi không có vi khuẩn, nấm mốc mọc trên các môi trường kiểm tra.
Đối với môi trường thạch nấm, đọc kết quả sau 14 ngày.Kết quả kiểm tra vô trùng được trình bày ở bảng 4.27.
Bảng 4.27. Kết quả kiểm tra vô trùng 3 lô vắc xin vô hoạt ND-IB
Lô Số ống Vắc kiểm xin tra 1 2 2 2 3 2
Kết quả kiểm tra cho thấy: Trong thời gian theo dõi, 06 loại môi trường được sử dụng cho mỗi lô vắc xin. Kết quả kiểm tra trên 6 môi trường đều không có vi khuẩn mọc, điều đó chứng tỏ 03 lô vắc xin đảm bảo vô trùng.
4.4.3. Kết quả kiểm tra an toàn
Chỉ tiêu an toàn và không gây ra các phản ứng nghiêm trọng trên động vật sử dụng là điều quan trọng nhất đỗi với mỗi loại vắc xin. Để kiểm tra an toàn, chúng tôi sử dụng gà 21 ngày tuổi, tiêm cho mỗi gà 02 liều vắc xin vào cơ ngực, theo dõi gà được tiêm vắc xin trong thời gian 3 tuần. Gà đối chứng không sử dụng vắc xin được nuôi cách ly với khu thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở
Bảng 4.28. Kết quả kiểm tra độ an toàn vắc xin vô hoạt ND-IB
Thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi
Gà thí nghiệm (con) Lứa tuổi (ngày)
Liều lượng sử dụng (liều)
Đường sử dụng
Thời gian theo dõi (ngày) Số gà sống (con)
Tỷ lệ sống (%) Biểu hiện lâm sàng
Phản ứng cục bộ và toàn thân
Kết quả theo dõi chỉ tiêu an toàn của 3 lô vắc xin trên gà 21 ngày tuổi cho thấy: Toàn bộ gà thí nghiệm dùng 2 liều vắc xin vào lúc 21 ngày tuổi theo đường tiêm bắp cùng với 10 gà đối chứng không sử dụng vắc xin đều khỏe mạnh, phát triển bình thường và không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng của bệnh Newcastle và bệnh IB. Tất cả gà cả lô thí nghiệm đều không xảy ra phản ứng viêm cục bộ cũng như toàn thân. Như vậy, cả 03 lô vắc xin sản xuất nói trên đều đạt chỉ tiêu an toàn đối với gà thí nghiệm.
4.4.4. Kết quả kiểm tra hiệu lực
Có 2 phương pháp kiểm tra hiệu lực vắc xin: phương pháp trọng tài (công cường độc) và phương pháp thay thế (huyết thanh học). Trong nghiên cứu này, kiểm tra hiệu lực vắc xin được sử dụng phương pháp thay thế.
Chúng tôi tiến hành kiểm tra hiệu lực của 03 lô vắc xin vô hoạt nhũ dầu trên gà 3 tuần tuổi chưa được miễn dịch cơ sở bằng vắc xin Newcastle và vắc xin viêm phế quản truyền nhiễm.
Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin vô hoạt ND-IB được trình bày tại bảng 4.29.
Bảng 4.29. Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin vô hoạt ND-IB
Thí nghiệm Các chỉ tiêu
theo dõi
Gà thí nghiệm (con) Lứa tuổi (ngày) Liều lượng sử dụng (liều)
Đường sử dụng Thời gian theo dõi (ngày)
Biểu hiện lâm sàng
Hiệu giá kháng thể ND trung bình (GMT ) Hiệu giá kháng thể IB S/p trung bình (ELISA) Tỷ lệ gà (HI ≥ 1:16; ELISA: dương tính) (%
Với số liệu bảng 4.29, cho thấy có 90% gà có hiệu giá HI ≥ 1:16 (kháng thể kháng virus Newcastle); ELISA (s/p ≥0.2): dương tính (kháng thể kháng virus IB), chứng tỏ vắc xin có đáp ứng miễn dịch trên gà tương đối tốt.