Nghiên cứu trong nước về bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.5. Nghiên cứu trong nước về bồi thường giải phóng mặt bằng

1.3.5.1. Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường GPMB

Chính sách thu hồi đất, BTGPMB cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2013 quy định, cụ thể hóa các quy định đó bằng các Nghị định của Chính phủ... Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được

đặt lên trước hết khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp pháp luôn được pháp luật bảo hộ kèm với những chính sách cụ thể giúp người có đất bị thu hồi (đặc biệt là người nông dân) có đủ khả năng tái tạo lại tư liệu sản xuất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước.

1.3.5.2. Giá đất áp dụng trong bồi thường GPMB

Một trong những nội dung quan trọng của chính sách pháp luật đất đai về thu hồi đất và có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống - xã hội và việc làm giá

đất để áp giá bồi thường cho người bị thu hồi đất đảm bảo tái tạo cuộc sống và thu nhập. Người bị thu hồi đất nồng nghiệp thường chịu thiệt thòi hơn người bị thu hồi đất phi nông nghiệp về mức, loại, khoản bồi thường bằng tiền. Đây là một trong những nguyên nhân của các trường hợp khiếu kiện về đất đai.

1.3.5.3. Về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi a. Tình hình chung

Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hoá nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thịở các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật… Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi.

Những tồn tại về lao động, việc làm do bị thu hồi đất sản xuất đã dẫn

đến hậu quả: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm so với chi tiêu, phân bố giàu nghèo rõ rệt, theo đánh giá của viện nghiên cứu địa chính thì năm 2008 trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào SXNN (chiếm tới 60%), hộ làm dịch vụ 9,0%, hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,0% hộ

xây dựng và thương nghiệp chiếm 2%. Thu hồi đất giải quyết việc làm đã tác

động, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân (53% hộ có thu nhập giảm so với trước, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước). Những năm gần đây, trong tổng số lao động bị mất đất sản xuất khu vực nông thôn, cả

nước có khoảng 280.000 người di cư từ nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, so với ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn hiện có đất canh tác do bị thu hồi đất phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước trong tiến trình CNH, HĐH. Hiện họ đang rất cần công ăn việc làm. Con số này chưa tính đến 85 vạn người bổ sung cho lực lượng lao động SXNN hàng năm. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 73.300 ha

đất nông nghiệp, chủ yếu công cho công nghiệp, giao thông, xây dựng khu đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng quỹ đất và lao động hiện có nhưng kéo theo đó là công nhân, dân cư, dịch vụ tụ tập xung quanh nên có số này trên thực tế nhiều hơn.

b. Về khó khăn trong việc giải quyêt việc làm cho lao động các hộ bị

thu hồi đất nông nghiệp.

- Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất

đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để đảm bảo thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ

phổ thông trung học.

- Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản.

Có thể nói, hầu hết, chính quyền địa phương đều xác định được những khó khăn nêu trên. Nhận thức là như vậy nhưng trong thực tế, chính quyền Nhà nước ở địa phương chủ yếu vẫn áp dụng phương thức bồi thường bằng tiền...Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)