Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thường Tín
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thường Tín nằm ở cửa ngõ Thủ đô, cách trung tâm thành phố
Hà Nội
13 km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì;
- Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên;
- Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, với
dải ngăn cách tự nhiên là sông Hồng; - Phía Tây giáp huyện Thanh Oai.
Huyện Thường Tín có tổng diện tích 13.012,94 ha, gồm 29 xã, thị trấn. Dân số khoảng 230.000 người. Huyện Thường Tín có hệ thống giao thông của Quốc gia chạy dọc trung tâm huyện như đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường sắt Bắc - Nam chạy dài gần 20 km với 3 nhà ga (Thường Tín, Chợ Tía và Đỗ Xá), cùng với tuyến đường thuỷ trên sông Hồng và sông Nhuệ. Điều kiện giao thông này đã tạo cho Thường Tín và vùng phụ cận trở thành đầu mối, một địa phận thực hiện trung chuyển các loại hàng hoá giữa Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi của Thường Tín trong việc liên kết kinh tế, giao lưu hàng hoá với trung tâm Thủđô và huyện khác thuộc thành phố và các tỉnh lân cận.
Sơđồ huyện Thường Tín
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Về đất đai đa phần được bồi đắp bởi 02 dòng sông là sông Hồng, sông Nhuệ chạy dọc phía đông và phía tây của huyện, ngoài ra có nhánh sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu chảy qua một số xã ở phía bắc của huyện Thường Tín là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng của vùng đất trăm nghề, với nhiều di tích lịch sử. Có 68 nhà khoa bảng được ghi danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và các tư liệu lịch sử. Trên địa bàn huyện có 462 di tích, trong đó có 120 di tích được xếp hạng lịch sử văn hóa, 69 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, 51 di tích xếp hạng cấp thành phố; trong đó nổi bật là chùa Đậu - được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia - nơi có thi hài của 02 vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường là một hiện vật lịch sử quý hiếm; Đền thờ danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc - Nguyễn Trãi; Khu Văn Từ Thượng Phúc - nơi ghi danh các
nhà khoa bảng, truyền thống hiếu học của địa phương; các di tích đan xen trong các xã trên địa bàn huyện kết hợp các đình, đền, chùa, miếu, nhà thơ
công giáo với các kiến trúc cổ tạo thành các điểm du lịch đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và du khách.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thường Tín nằm trong vùng khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô, lạnh, mưa ít. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 1700 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và tháng 9 nhiệt độ bình quân hàng năm 23,5°C.
Độ ẩm không khí hàng năm bình quân là 82%, độ ẩm cao nhất là 92% và
độ ẩm thấp nhất là 60%. Với điều kiện khí hậu, thời tiết này tạo điều kiện cho huyện khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng, năng suất sản phẩm cao