Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 46)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thường Tín

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn lực lao động

Dân số của huyện là 230.588 người, mật độ dân số toàn Huyện trung bình 1.685 người/ km² sinh sống ở 169 làng, thôn, cụm dân cư, tổ dân phố thuộc 28 xã, 1 thị trấn

Dân số Huyện năm 2005 là 206.120 người, năm 2011 là 226.995, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân giai đoạn 2005 - 2011 là 1,21%, xu hướng tăng chậm, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã.

- Nguồn lao động của Huyện năm 2004 là 104.531 người, lao động chiếm 51,28% tổng dân số của Huyện, trong đó lao động nữ là 59.748 người chiếm 51,19% lao động của Huyện. Năm 2007 toàn Huyện có 109.601 người trong

độ tuổi lao động, trong đó lao động nữ là 57.573 người chiếm 52,53%. Năm 2012 có 121.348 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,63% dân số huyện riêng lao động nữ là 65.173 chiếm 53,7% . Giai đoạn 2005 - 2012 bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 1800 - 2700 lao động

- Số dân trong độ tuổi lao động tiếp tục gia tăng, đây là một lợi thế về

cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy việc phân công lao động trên địa bàn huyện. Theo

ước tính, nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động tăng thêm bình quân mỗi năm gần 1.640 người. Ngoài ra, vấn đề bức xúc trong chính sách phát triển nguồn nhân lực là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm của Thường Tín là nâng cao thể chất và đào tạo lao động kỹ thuật có chất lượng và kỹ năng cho các loại ngành nghề, các loại hình tổ chức lao động với trình

độ khoa học thích hợp, đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế sử dụng lao động cho phù hợp.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Về phát triển kinh tế công nghiệp:

Phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm vừa qua, huyện Thường Tín đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hoà nhịp vào sự phát triển chung của thành phố. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GTSX) và tổng giá trị gia tăng (GRDP) toàn Huyện trong những năm qua. Tổng GTSX cho thấy kết quả chung của các ngành kinh tế trong phạm vi Huyện quản lý (theo phân ngành kinh tế năm 2007). Tính theo giá cố định, GTSX toàn Huyện năm 2011 đạt 4976,90 tỷđồng trong đó GRDP đóng góp 1804,62 tỷđồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, toàn Huyện luôn duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Giai đoạn 2000- 2005 GTSX toàn Huyện tăng 19,1%, giai đoạn từ 2006- 2011 tăng bình quân 15,68%. Tốc độ tăng trưởng GRDP toàn huyện giai đoạn 2006-2011 đạt 13,98% tăng trưởng mạnh mẽ nhất thuộc về nhóm ngành Công nghiệp- xây dựng đạt 17,71%, tiếp theo đến ngành Thương mại- dịch vụ đạt 16,60% và ngành nông nghiệp- thuỷ sản 2,22%, tốc

nền kinh tế công nghiệp. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước và thành phố Hà nội nói riêng. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng trên đây huyện Thường Tín sẽ thuộc nhóm các quận huyện đóng góp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng chung của toàn thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

* Kinh tế thương mại - dịch vụ.

Huyện Thường Tín là một trong những địa phương có nhiều nghề truyền thống. Toàn huyện có 126 làng cổ có nghề, trong đó 48 làng được công nhận làng nghề truyền thống, 01 làng được công nhận làng nghề Hà Nội, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ xa xưa đến nay. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, hoạt động của các làng nghề đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự chủđộng, phối hợp của các phòng, ban ngành đoàn thể huyện đặc biệt sự tham gia đóng góp tích cực của cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đến nay tình hình phát triển kinh tế

- xã hội đã đạt được nhiều thành tích, tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của huyện Công nghiệp - xây dựng chiếm 50,32%; Thương mại - Dịch vụ 32,65%, Nông nghiệp chiếm 16,83%. Năm 2019, Công nghiệp -xây dựng chiếm 57,28%; Thương mại - Dịch vụ 37,77%, Nông nghiệp chiếm 4,95%. Tổng giá trị sản xuất năm 2019

đạt 25.008 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp

đạt 13.078 tỷ đồng, giá trị Thương mại - Dịch vụ đạt 10.409 tỷ đồng, giá trị

2010 đạt 13,5 triệu đồng/người; năm 2019 đạt 49,5 triệu đồng/người (tăng 36 triệu đồng so với năm 2010).

Công tác thu, chi ngân sách nhà nước của huyện được chỉ đạo quyết liệt. Tập trung triển khai công tác thu thuế, phí, lệ phí, khai thác hiệu quả các nguồn thu, thực hiện các biện pháp chống thất thu, trốn thuế, hạn chế nợ đọng thuế. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các năm đều đạt và vượt so với dự

toán Thành phố giao. Năm 2010, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 133.546 triệu đồng; năm 2019, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 865.208 triệu đồng (đạt 138,43% dự toán Thành phố và đạt 119,33% dự toán huyện giao; tăng 731.662 triệu đồng so với năm 2010). Thực hiện cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường ngày càng được tăng cường, tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt duy trì trật tự và văn minh đô thị, hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý dứt điểm các tồn tại trong quản lý, sử dụng quỹ đất công, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ

nông dân sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa và gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp.

Văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội

được đảm bảo. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ vững và có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên,

đến nay trên địa bàn huyện có 73/88 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 82,9%. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân

được chú trọng.

Công tác cải cách hành chính có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính, tập trung tổ chức kiểm tra, rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính gắn với xây dựng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2008 và TCVN ISO 9001:2015. Trên địa bàn

huyện đã triển khai thực hiện số hóa dữ liệu. Thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, tiến hành rà soát và niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân huyện, 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa của huyện đúng thời gian quy định.

* Hạ tầng kinh tế xã hội

- Giao thông: 84,61/123 km (chiếm 68,8%) đường trục xã, liên xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 70,78 km đạt chuẩn. 05,19/150,22 km (chiếm 70%) đường trục thôn, liên thôn được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 74,9 km đạt chuẩn. Có 320,55/428,31 km (chiếm 74,8%) đường ngõ xóm được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 100,21 km đạt chuẩn. Có 149,18/321,76 km (chiếm 46,4%) đường trục chính nội đồng được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 140,8 km đạt chuẩn.

- Thủy lợi: Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do các xã quản lý có 583,26 km trong đó đã kiên cố hóa 97,02 km (chiếm 16,63% tổng chiều dài kênh mương cấp 3 do xã quản lý). Còn lại 486,24 km là mương đất (chiếm 83,37% tổng chiều dài kênh mương cấp 3 do xã quản lý. Toàn huyện có 115 trạm bơm, trong đó 111 trạm bơm cố định, 04 trạm bơm dã chiến. Diện tích

đất nông nghiệp được tưới, tiêu chủđộng trên địa bàn huyện đạt 100%.

- Điện: Có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộđược sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Nhưng hệ thống điện chiếu sáng công cộng ở các xã còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu dân sinh.

- Trường học: Năm 2010 trên địa bàn huyện có 26/88 trường học 3 cấp (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non) đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 29,55%.

- Cơ sở vật chất văn hóa: 28/28 xã chưa có trung tâm văn hóa thể thao xã; 89/169 thôn, xóm có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng, đạt 52,66%.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Có 21 chợ, trong đó có 02 chợ hạng 1 (chợ

- Thông tin và truyền thông: Trên địa bàn huyện có 24 xã có điểm bưu

điện văn hóa xã, trong đó có 18 điểm bưu điện văn hóa còn tốt và 6 điểm xuống cấp; 100% các thôn được kết nối mạng internet.

- Nhà ở dân cư: Trên địa bàn huyện có 58.376 nhà ở dân cư ; tỷ lệ nhà ở

dân cưđạt chuẩn 84,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)