Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến lao động và đời sống của
3.3.2. Tác động đến lao động và việc làm
Việc làm là yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân.
Bảng 3.10. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Chỉ tiêu điều tra Chỉ tiêu điều tra
Trước thu hồi
đất Sau thu hồi đất Chênh lệch Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %
1. Số hộđiều tra 104 100 104 100 0
2. Số người trong độ tuổi lao
động, trong đó: 254 100 265 100 11
+ Làm nông nghiệp 114 44,89 80 30,18 34 +Làm việc trong các doanh nghiệp,
công ty 50 19,68 90 33,96 40
+ Buôn bán, dịch vụ 40 15,74 45 16,98 5 + Cán bộ, công nhân viên chức 50 19,69 50 18,88 0
(Nguồn:Kết quảđiều tra, phỏng vấn các hộ gia đình )
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra giảm từ 44,89% trước khi thu hồi đất xuống
30,18% sau khi thu hồi đất. Do hầu hết đất đai của các hộ dân đã được thu hồi để
phát triển dự án nên số lao động nông nghiệp hiện nay thay vào làm nông nghiệp, các lao động chuyển sang làm việc trong các cơ sở, xưởng sản xuất trong KCN; buôn bán nhỏ, làm dịch vụ,...
Nhận xét:
Khi thu hồi đất để xây dựng dự án đã làm tăng cơ hội tiếp cận xã hội,
điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó hình thành lên các khu kinh doanh, buôn bán được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao
động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức kiếm sống của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay
đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân.
Cơ hội tiếp cận nhưng kỹ thuật tiên tiến của xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi kế sinh nhai của mình. Khi bị thu hồi đất các hộ nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Phần lớn họ đều sử dụng để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho cuộc sống của người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hõ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể.
Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất đó là khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ lẫn nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ mất dần đi. Một thực trạng xẩy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất đẫn
trợ và trhu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say rượu bia, nạn cờ bạc, nghiện hút gia tăng.
Như vậy bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, thì nhiều người dân lại lo lắng về tác động mặt tiêu cực của nó là làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, phát sinh các tệ nạn cho xã hội. Đây là bài toán rất nan giải cần phải tìm giải pháp giải quyết càng sớm càng tốt của các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm ổn định được đời sống người dân khi bị mất đất.