Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 36)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh, huyện Thanh Trì (đoạn qua thôn Xuân Nê, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín), thành phố Hà Nội.

- Các hộ dân chịu sự ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài nghiên cứu tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đối với Dự

án dự án xây dựng đường Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội(đoạn qua thôn Xuân Nê, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín).

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. - Thời gian tiến hành: Từ tháng ..../2019 đến tháng ..../2020

2.3. Nội dung nghiên cứu

Ni dung 1. Khái quát xây dng đường T Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh, huyn Thanh Trì, thành ph Hà Ni (đon qua thôn Xuân Nê, xã Khánh Hà, huyn Thường Tín).

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội;

- Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Khái quát dự án.

Ni dung 2. Đánh giá thc trng công tác bi thường, gii phóng mt bng ti d án nghiên cu.

- Kết quả bồi thường, hỗ trợ vềđất - Bồi thường về tài sản gắn liền với đất. - Chính sách hỗ trợ, tái định cư

Ni dung 3. Đánh giá nh hưởng ca công tác bi thường gii phóng mt bng đến đời sng, vic làm, thu nhp ca h gia đình, cá nhân sau khi Nhà nước thu hi đất

- Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án - Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án - Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

- Tác động đến mối quan hệ trong gia đình

Ni dung 4. Đề xut các gii pháp nhm hoàn thin công tác bi thường, gii phóng mt bng ti huyn Thường Tín, thành ph Hà Ni

- Về công tác bồi thường - Về công tác hỗ trợ

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu th cp

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở ngành thuộc UBND thành phố: Sở Tài nguyên & Môi trường, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất, Sở Giao thông vận tải, các phòng, ban trực thuộc UBND huyện: Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính – Kế

hoạch, Phòng Thống kê, phòng NN&PTNT, Ban quản lý dự án huyện Thường Tín, UBND các xã có dự án đi qua...

2.4.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu sơ cp

- Điều tra về các thông tin liên quan đến việc bồi thường vềđất, tài sản gắn liền với đất, các thông tin về giá đất, về giá bồi thường, các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân bị thu hồi

thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất bằng các câu hỏi để thu thập.

Đểđảm bảo thời gian, tiến độ chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 104 hộ tại dự án nghiên cứu và cán bộ quản lý. Số lượng mẫu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình điều tra phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các hộ. Điều tra về kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trên bằng cách phỏng vấn trực tiếp cán bộ thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án nghiên cứu, Hội đồng bồi thường - giải phóng mặt bằng huyện Thường Tín.

2.4.3. Phương pháp thng kê phân tích, x lý s liu

Sử dụng để thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số

liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho mục đích nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thường Tín nằm ở cửa ngõ Thủ đô, cách trung tâm thành phố

Hà Nội

13 km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì;

- Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên;

- Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, với

dải ngăn cách tự nhiên là sông Hồng; - Phía Tây giáp huyện Thanh Oai.

Huyện Thường Tín có tổng diện tích 13.012,94 ha, gồm 29 xã, thị trấn. Dân số khoảng 230.000 người. Huyện Thường Tín có hệ thống giao thông của Quốc gia chạy dọc trung tâm huyện như đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường sắt Bắc - Nam chạy dài gần 20 km với 3 nhà ga (Thường Tín, Chợ Tía và Đỗ Xá), cùng với tuyến đường thuỷ trên sông Hồng và sông Nhuệ. Điều kiện giao thông này đã tạo cho Thường Tín và vùng phụ cận trở thành đầu mối, một địa phận thực hiện trung chuyển các loại hàng hoá giữa Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi của Thường Tín trong việc liên kết kinh tế, giao lưu hàng hoá với trung tâm Thủđô và huyện khác thuộc thành phố và các tỉnh lân cận.

Sơđồ huyện Thường Tín

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Về đất đai đa phần được bồi đắp bởi 02 dòng sông là sông Hồng, sông Nhuệ chạy dọc phía đông và phía tây của huyện, ngoài ra có nhánh sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu chảy qua một số xã ở phía bắc của huyện Thường Tín là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng của vùng đất trăm nghề, với nhiều di tích lịch sử. Có 68 nhà khoa bảng được ghi danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và các tư liệu lịch sử. Trên địa bàn huyện có 462 di tích, trong đó có 120 di tích được xếp hạng lịch sử văn hóa, 69 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, 51 di tích xếp hạng cấp thành phố; trong đó nổi bật là chùa Đậu - được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia - nơi có thi hài của 02 vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường là một hiện vật lịch sử quý hiếm; Đền thờ danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc - Nguyễn Trãi; Khu Văn Từ Thượng Phúc - nơi ghi danh các

nhà khoa bảng, truyền thống hiếu học của địa phương; các di tích đan xen trong các xã trên địa bàn huyện kết hợp các đình, đền, chùa, miếu, nhà thơ

công giáo với các kiến trúc cổ tạo thành các điểm du lịch đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và du khách.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thường Tín nằm trong vùng khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô, lạnh, mưa ít. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 1700 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và tháng 9 nhiệt độ bình quân hàng năm 23,5°C.

Độ ẩm không khí hàng năm bình quân là 82%, độ ẩm cao nhất là 92% và

độ ẩm thấp nhất là 60%. Với điều kiện khí hậu, thời tiết này tạo điều kiện cho huyện khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng, năng suất sản phẩm cao

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Dân số và nguồn lực lao động

Dân số của huyện là 230.588 người, mật độ dân số toàn Huyện trung bình 1.685 người/ km² sinh sống ở 169 làng, thôn, cụm dân cư, tổ dân phố thuộc 28 xã, 1 thị trấn

Dân số Huyện năm 2005 là 206.120 người, năm 2011 là 226.995, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân giai đoạn 2005 - 2011 là 1,21%, xu hướng tăng chậm, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã.

- Nguồn lao động của Huyện năm 2004 là 104.531 người, lao động chiếm 51,28% tổng dân số của Huyện, trong đó lao động nữ là 59.748 người chiếm 51,19% lao động của Huyện. Năm 2007 toàn Huyện có 109.601 người trong

độ tuổi lao động, trong đó lao động nữ là 57.573 người chiếm 52,53%. Năm 2012 có 121.348 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,63% dân số huyện riêng lao động nữ là 65.173 chiếm 53,7% . Giai đoạn 2005 - 2012 bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 1800 - 2700 lao động

- Số dân trong độ tuổi lao động tiếp tục gia tăng, đây là một lợi thế về

cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy việc phân công lao động trên địa bàn huyện. Theo

ước tính, nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động tăng thêm bình quân mỗi năm gần 1.640 người. Ngoài ra, vấn đề bức xúc trong chính sách phát triển nguồn nhân lực là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm của Thường Tín là nâng cao thể chất và đào tạo lao động kỹ thuật có chất lượng và kỹ năng cho các loại ngành nghề, các loại hình tổ chức lao động với trình

độ khoa học thích hợp, đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế sử dụng lao động cho phù hợp.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Về phát triển kinh tế công nghiệp:

Phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm vừa qua, huyện Thường Tín đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hoà nhịp vào sự phát triển chung của thành phố. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GTSX) và tổng giá trị gia tăng (GRDP) toàn Huyện trong những năm qua. Tổng GTSX cho thấy kết quả chung của các ngành kinh tế trong phạm vi Huyện quản lý (theo phân ngành kinh tế năm 2007). Tính theo giá cố định, GTSX toàn Huyện năm 2011 đạt 4976,90 tỷđồng trong đó GRDP đóng góp 1804,62 tỷđồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, toàn Huyện luôn duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Giai đoạn 2000- 2005 GTSX toàn Huyện tăng 19,1%, giai đoạn từ 2006- 2011 tăng bình quân 15,68%. Tốc độ tăng trưởng GRDP toàn huyện giai đoạn 2006-2011 đạt 13,98% tăng trưởng mạnh mẽ nhất thuộc về nhóm ngành Công nghiệp- xây dựng đạt 17,71%, tiếp theo đến ngành Thương mại- dịch vụ đạt 16,60% và ngành nông nghiệp- thuỷ sản 2,22%, tốc

nền kinh tế công nghiệp. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước và thành phố Hà nội nói riêng. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng trên đây huyện Thường Tín sẽ thuộc nhóm các quận huyện đóng góp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng chung của toàn thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

* Kinh tế thương mại - dịch vụ.

Huyện Thường Tín là một trong những địa phương có nhiều nghề truyền thống. Toàn huyện có 126 làng cổ có nghề, trong đó 48 làng được công nhận làng nghề truyền thống, 01 làng được công nhận làng nghề Hà Nội, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ xa xưa đến nay. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, hoạt động của các làng nghề đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự chủđộng, phối hợp của các phòng, ban ngành đoàn thể huyện đặc biệt sự tham gia đóng góp tích cực của cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đến nay tình hình phát triển kinh tế

- xã hội đã đạt được nhiều thành tích, tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của huyện Công nghiệp - xây dựng chiếm 50,32%; Thương mại - Dịch vụ 32,65%, Nông nghiệp chiếm 16,83%. Năm 2019, Công nghiệp -xây dựng chiếm 57,28%; Thương mại - Dịch vụ 37,77%, Nông nghiệp chiếm 4,95%. Tổng giá trị sản xuất năm 2019

đạt 25.008 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp

đạt 13.078 tỷ đồng, giá trị Thương mại - Dịch vụ đạt 10.409 tỷ đồng, giá trị

2010 đạt 13,5 triệu đồng/người; năm 2019 đạt 49,5 triệu đồng/người (tăng 36 triệu đồng so với năm 2010).

Công tác thu, chi ngân sách nhà nước của huyện được chỉ đạo quyết liệt. Tập trung triển khai công tác thu thuế, phí, lệ phí, khai thác hiệu quả các nguồn thu, thực hiện các biện pháp chống thất thu, trốn thuế, hạn chế nợ đọng thuế. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các năm đều đạt và vượt so với dự

toán Thành phố giao. Năm 2010, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 133.546 triệu đồng; năm 2019, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 865.208 triệu đồng (đạt 138,43% dự toán Thành phố và đạt 119,33% dự toán huyện giao; tăng 731.662 triệu đồng so với năm 2010). Thực hiện cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường ngày càng được tăng cường, tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt duy trì trật tự và văn minh đô thị, hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý dứt điểm các tồn tại trong quản lý, sử dụng quỹ đất công, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ

nông dân sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa và gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp.

Văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội

được đảm bảo. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ vững và có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên,

đến nay trên địa bàn huyện có 73/88 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 82,9%. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân

được chú trọng.

Công tác cải cách hành chính có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính, tập trung tổ chức kiểm tra, rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính gắn với xây dựng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2008 và TCVN ISO 9001:2015. Trên địa bàn

huyện đã triển khai thực hiện số hóa dữ liệu. Thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, tiến hành rà soát và niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân huyện, 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa của huyện đúng thời gian quy định.

* Hạ tầng kinh tế xã hội

- Giao thông: 84,61/123 km (chiếm 68,8%) đường trục xã, liên xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 70,78 km đạt chuẩn. 05,19/150,22 km (chiếm 70%) đường trục thôn, liên thôn được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 74,9 km đạt chuẩn. Có 320,55/428,31 km (chiếm 74,8%) đường ngõ xóm được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 100,21 km đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)