Các thành phần cấu trúc của năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm microsoft encarta trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 30 - 40)

Các năng lực được thể hiện trong hình 1.1 gồm:

- Năng lực chuyên môn (Professional competency) : Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.

Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.

- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các

nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.

- Năng lực cá thể (Induvidual compentency): Là khả năng xác định, đánh giá được các cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử.

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

1.1.2.4. Năng lực học sinh

Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

Có ba dấu hiệu quan trọng cần lưu ý về năng lực của HS:

- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được…, mà còn là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với các em.

- Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành

động (thực hiện) hiệu quả muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, sự tự tin, trách nhiệm xã hội…).

- Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ở ngoài lớp học. Nhà trường là môi trường giáo dục chính thống giúp HS hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như gia đình, cộng đồng… cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em.

Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2007): “ Năng lực cần đạt của học sinh THPT là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có kết quả ”.

Trong tiếng Anh có một số từ chỉ năng lực: Ability, competency, competence, capacity, capability, attribute. Trong đề tài này, chúng tôi quan niệm năng lực cần đạt của học sinh THPT thuộc phạm trù của thuật ngữ “competency”, là tổ hợp nhiều kĩ năng và giá trị được cá nhân thể hiện để mang lại kết quả cụ thể. Theo đó, kĩ năng có bản chất tâm lí, nhưng có hình thức vật chất là hành vi hoặc hành động. Vì vậy kĩ năng mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được chính là biểu hiện đang diễn ra của năng lực.

Theo cách hiểu này, kĩ năng chung là sự tổng hòa nhiều kĩ năng riêng biệt có thể chuyển biến linh hoạt tùy theo bối cảnh. Chúng được hình thành và phát triển qua nhiều hoạt động tích cực (học tập, vui chơi), qua việc ứng xử hoặc xúc tiến quan hệ nào đó.

1.1.2.5. Quá trình hình thành năng lực

Dirk Schnekenberg và Johannes Widt (2006) đã mô hình hóa các nét đặc trưng đại diện cho một chuỗi các nhân tố ảnh hưởng tương ứng đến sự hình thành năng lực trong quá trình thực hiện hành động. Theo các giả này có một quá trình có tính chu kỳ trong đó những nhân tố này được kết nối vào quá trình hình thành năng lực và ở mỗi giai đoạn đều có sự phụ thuộc vào giai đoạn trước đó, bao

gồm các bước tăng tiến hình thành năng lực: 1) Tiếp nhận thông tin.

2) Xử lí thông tin (thể hiện hiểu biết/kiến thức). 3) Áp dụng/vận dụng kiến thức (thể hiện khả năng). 4) Thái độ và hành động.

5) Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực.

Sự kết hợp 5 bước trên tạo thành năng lực ở người học. Tuy nhiên cần kết hợp nhiều năng lực mới tạo ra sự chuyên nghiệp, kết hợp với học hỏi kinh nghiệm mới có thể hình thành NL nghề nghiệp.

6) Tính trách nhiệm, thể hiện sự chuyên nghiệp/thành tạo.

7) Kết hợp với kinh nghiệm/trải nghiệm thể hiện năng lực nghề.

1.1.2.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh

Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản, thiết yếu cần có để sống, học tập và làm việc. Tất cả các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo) với khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của HS. Có nhiều hệ thống năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên trong các hệ thống này thường gồm có:

- Kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp. - Kĩ năng học tập và kĩ năng đổi mới.

- Kĩ năng về thông tin, đa phương tiện và công nghệ. Các năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI, gồm:

- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông.

- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỉ XXI: nhận thức về thế giới; kiến thức về tài chính, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp; kiến thức về chăm sóc sức khỏe và kiến thức dân sự.

- Các năng lực tư duy và năng lực học tập: năng lực GQVĐ và năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học từ bối cảnh thực tế…

- Năng lực về CNTT và truyền thông.

- Năng lực nghề nghiệp và kĩ năng sống: năng lực thích ứng, năng lực thúc đẩy và năng lực tự định hướng, năng lực lãnh đạo và trách nhiệm xã hội…

Những năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI cần được nhận diện như là kết quả đầu ra (chuẩn đầu ra) của quá trình dậy và học. Vì vậy nhất thiết phải phát triển được các chương trình giáo dục và vận dụng các chiến lược dạy học, các kiểu tổ chức dạy học phù hợp để nuôi dưỡng, hình thành các năng lực này.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam sẽ được cấu trúc theo định hướng phát triển năng lực; các năng lực của HS khi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông được xác định là:

- Năng lực tự học.

- Năng lực GQVĐ sáng tạo. - Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực thể chất.

- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp. - Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông. - Năng lực tính toán.

Đây là cơ sở ban đầu cho hoạt động phát triển chương trình nhà trường, trong đó có việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp, giúp người học hình thành năng lực cần thiết ở đầu ra [3].

1.1.2.7. Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực * Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề (GQVĐ)

Phương pháp dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là phương pháp dạy học đặt và GQVĐ là phương pháp GV đưa ra một chuỗi “tình huống có vấn đề”, “tình huống học tập” và hướng dẫn (điều khiển) HS giải quyết một loạt các vấn đề đó để nhận thức kiến thức địa lí. Tình huống có vấn đề hay tình huống học tập là trạng thái tâm lí khi HS gặp phải một vấn đề cần giải quyết dựa vào các tri thức đã có hoặc là quá

trình GQVĐ nảy sinh. Thực chất của phương pháp này là sự tập hợp nhiều phương pháp, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ xoay quanh việc tạo ra và giải quyết một tình huống hoặc chuỗi liên tiếp các tình huống có vấn đề.

Phương pháp này phát huy được tính sáng tạo trong học tập của HS, phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp ở người học. Nâng cao khả năng nhận biết các đối tượng, hiện tượng địa lí từ đó phát triển năng lực cá nhân. Phương pháp này còn giúp HS liên hệ và sử dụng những tri thức đã học để tiếp thu tri thức mới; đồng thời tạo ra các mối liên hệ giữa hình đang học với các hình khác và bản đồ. HS có cơ hội vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, trước nhất là thực tiễn học tập, giải quyết mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, phát huy năng lực giao tiếp xã hội.

Dạy học PH và GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực GQVĐ của HS. Học sinh được đặt trong một tình huống có VĐ, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và PP nhận thức.

* Phương pháp đàm thoại gợi mở

Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo của GV đặt ra các câu hỏi cho HS trả lời dựa vào sự tái hiện tri thức đã có. Phương pháp đàm thoại gợi mở giúp HS mở rộng. đào sâu kiến thức, củng cố và hệ thống hoá kiến thức đã tiếp thu được. Đồng thời giúp HS tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình học tập của bản thân. Như vậy, thực chất của phương pháp đàm thoại gợi mở là GV sử dụng hệ thống câu hỏi để vừa mở rộng, vừa đào sâu kiến thức, vừa củng cố kiến thức cho HS.

Phương pháp này đặt HS vào vị trí vừa là người tìm tòi, thu thập, phân tích, tổng hợp; HS có cơ hội phát triển kĩ năng hợp tác với bạn bè, kĩ năng nói, kĩ năng viết báo cáo về một nội dung khoa học. Nó còn bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng trình bày quan điểm của mình một cách lôgic trước công chúng, kĩ năng giao tiếp, tăng tính tự tin, mạnh dạn.

đàm thoại ơrixtic, đàm thoại gợi mở) là PP trao đổi giữa GV với HS, trong đó GV nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để HS suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và qua đó lĩnh hội kiến thức”.

* Phương pháp thảo luận

Phương pháp thảo luận là phương pháp mà GV tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi ý kiến về một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhận thức. Mục đích của thảo luận là để đánh giá được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng, khả năng diễn đạt và thái độ học tập của HS.

Hình thức thảo luận: thảo luận theo nhóm, thảo luận theo cặp, thảo luận chung cả lớp.

Phương pháp này là phương pháp mà GV là người tổ chức thảo luận, HS là chủ thể nhận thức, thảo luận, trao đổi ý kiến về một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi hay bài tập nhận thức. Đây là phương pháp hoạt động nhận thức tích cực, chủ động; là cơ hội để HS tự thể hiện mình, phát triển kĩ năng giao tiếp và trình độ tư duy; kĩ năng GQVĐ, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng tập hợp và ghi chép tư liệu.

Theo tác giả Phan Trọng Ngọ, “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”.

* Phương pháp dạy học phát triển năng lực

Phương pháp dạy giáo dục phát triển năng lực là:

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận

thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

- Sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

- Sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng HS. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

* Phương pháp dạy học sử dụng công nghệ hiện đại

Với tất cả tính năng của công nghệ hiện đại thì việc truyền thụ kiến thức không còn đơn thuần chỉ là bảng đen phấn trắng nữa. Sử dụng công nghệ hiện đại vào dạy học đang dần trở thành một trào lưu mạnh mẽ và là xu hướng của giáo dục thế giới. Khi sử dụng công nghệ hiện đại, GV đề ra được nhiều hoạt động giúp HS tìm tòi khám phá và tự hình thành kiến thức mới thông qua hoạt động của bản thân, từ đó HS có niềm tin và hứng thú trong học tập hơn. Thông

qua các công nghệ hiện đại HS được rèn luyện kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức đã học một cách đầy đủ và liên hệ thực tiễn dễ dàng hơn.

Để vận dụng hiệu quả PPDH sử dụng công nghệ hiện đại người GV hiểu rõ được chức năng của phần mềm sử dụng, tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, phát huy hết chức năng phần mềm, tạo cho HS cảm giác đang xem một cuốn phim hấp dẫn, hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm microsoft encarta trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)