Khảo sát ý kiến chuyên gia, giáo viên, học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm microsoft encarta trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 84)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Khảo sát ý kiến chuyên gia, giáo viên, học sinh

Qua quá trình điều tra khảo sát ở một số trường bằng hình thức tiến hành phỏng vấn và thăm dò bằng phiếu (phiếu phụ lục 4, 5, 6) và quá trình thực nghiệm, tác giả thấy rằng:

Việc học tập bộ môn Địa lí lớp11-THPT chương trình hiện nay được giảng dạy theo phương pháp mới có sử dụng CNTT&TT đã tạo cho HS sự say mê, hứng thú học tập. Giúp cho khả năng nắm tri thức của các em tốt hơn, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, vì thế kết quả học tập được nâng cao.

Bên cạnh đó nhờ việc đầu tư thiết kế bài giảng có sử dụng công nghệ hiện đại, mà GV vừa cập nhật, vừa đào sâu thêm kiến thức cũng như sáng tạo hơn trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Qua đó đã góp phần vào sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học Địa lí nói riêng. Kết quả học tập của HS chính là nguồn động viên để người GV luôn nỗ lực trong quá trình dạy học của mình.

Qua lớp thực nghiệm cùng với các lớp học đối chứng cho thấy việc hướng dẫn các bài học địa lí theo phương pháp dạy học truyền thống còn thụ động, HS ít có hứng thú tìm tòi, hoạt động như các lớp học theo phương pháp mới, chính vì vậy mà kết quả học tập chưa cao.

Đối với GV, qua tìm hiểu cho thấy PP hướng dẫn HS học theo kiểu truyền thống nhiều khi chỉ mang tính hình thức, sự đầu tư ít hơn, giảng dạy mang tính rập khuôn vì thế mà hiệu quả còn hạn chế.

Do đó cần phải đẩy mạnh việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, có sử dụng công nghệ hiện đại trong đó có phần mềm Microsoft Encarta trong bộ môn Địa lí ở nhà trường hiện nay, để vừa phát huy được năng lực sư phạm, củng cố trình độ chuyên môn cho GV, từ đó phát huy năng lực tư duy, lòng say mê, sự sáng tạo trong quá trình HS lĩnh hội tri thức. Cả hai yếu tố đó

góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học bằng các phương pháp mới có sử dụng Microsoft Encarta, chúng ta cần phải lưu ý đến các vấn đề sau: đầu tư thêm cơ sở vật chất, kĩ thuật, hệ thống máy chiếu, máy vi tính, internet…phục vụ cho việc dạy và học ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường THPT khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. Bồi dưỡng thêm cho GV về trình độ tin học phục vụ cho việc giảng dạy. Quan tâm nâng cao chất lượng đời sống, điều kiện làm việc của GV để GV có điều kiện thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT&TT. Đây là những vấn đề còn tồn tại hạn chế sự phát triển và khả năng ứng dụng rộng rãi công nghệ hiện đại trong dạy học. Vì vậy quan tâm đến vấn đề này là quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

1. Mục đích quan trọng thực nghiệm sư phạm của đề tài là kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng Microsoft Encarta vào dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực mà đề tài đã xác lập và biến đổi. Do điều kiện thực hiện, thực nghiệm sư phạm của đề tài tập trung vào việc áp dụng Microsoft Encarta vào dạy học Địa lí 11 cho HS lớp 11 của 3 trường THPT Chuyên, THPT Na Rì, THPT Quảng Khê.

2. Trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc thực nghiệm sư phạm, đề tài đã tiến hành thực nghiệm trên 6 lớp 11 nhằm kiểm chứng kĩ lưỡng giả thuyết khoa học đã đặt ra.

3. Thực nghiệm sư phạm đã được xác định mục đích, giả thuyết khoa học, phương pháp thực nghiệm, phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm định lượng và định tính; đánh giá sự phát triển năng lực của HS thông qua điểm số và các hoạt động học tập của HS. Các kết quả đánh giá về mặt định lượng cho thấy có sự khác biệt về điểm số giữa các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, tuy sự khác biệt này không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt thống kê. Thông qua quan sát các hoạt động của HS trong quá trình học tập trước, trong và sau khi lên lớp ở mỗi bài học cho thấy sự khác biệt lớn về tính chất và hiệu quả của các hoạt động trong quá trình chuẩn bị, báo cáo, trao đổi và tranh luận giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, qua đó góp phần khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc áp dụng đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận văn đã hoàn thành một số nội dung:

- Nghiên cứu, tiếp thu những lí luận cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc thiết kế bài giảng có sử dụng phần mềm Microsoft Encarta nói riêng làm cơ sở cho việc thiết kế bài giảng địa lí lớp 11-THPT theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Nghiên cứu thực trạng thiết kế bài giảng Địa lí hiện nay ở nhà trường phổ thông, xu thế đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng và khả năng nhận thức học tập của HS…. Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng nhất để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đổi mới việc thiết kế bài giảng nhằm góp thêm phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 11 nói chung ở trường phổ thông.

- Dựa trên yêu cầu và nguyên tắc của việc thiết kế bài giảng, luận văn đã thiết lập được quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng Microsoft Encarta. Trên cơ sở quy trình đó đã xây dựng được 03 kế hoạch dạy học về lý thuyết, thực hành bài học địa lí 11-THPT.

- Với mục đích kiểm tra tính hiệu quả của việc thiết kế bài giảng có sử dụng Microsoft Encarta, tác giả tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm cho HS lớp 11 của 3 trường THPT Chuyên Bắc Kạn, THPT Na Rì, THPT Quảng Khê, huyên Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với điều kiện khác nhau kể cả về cơ sở vật chất và khả năng, trình độ nhận thức của HS. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của sử dụng bài giảng Địa lí sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học địa lí 11-THPT, có thể phổ biến trên diện rộng. Bài giảng có sử dụng Microsoft Encarta tạo cho HS sự say mê, hứng thú trong học tập và cũng phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tư duy của HS.

Bên cạnh đó bài giảng cũng đem lại cho GV giảng dạy sự say mê trong công việc, yêu nghề và cũng nâng cao năng lực công tác cho GV.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn cũng như việc thực nghiệm tại các trường phổ thông, tác giả xin có một số khuyến nghị sau:

- Đối với cấp Bộ ngành giáo dục: cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thêm cho GV để làm thay đổi tư duy về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời nâng cao trình độ tin học cho GV để mỗi GV có thể thiết kế bài giảng áp dụng công nghệ hiện đại.

- Đối với Trường THPT:

+ Các nhà trường phổ thông cần có trang thiết bị hiện đại dùng cho dạy học, trang bị Scanner, máy quay Video, máy photocopy… để tiện cho việc thiết kế bài giảng của GV và soạn thảo các phiếu học tập cho HS.

+ Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của GV, có như vậy mới tạo điều kiện để nâng cao năng lực bản thân GV và mở đường cho việc thực hiện đổi mới phương pháp cũng như phổ biến việc dạy học có sử dụng ứng dụng CNTT nói chung và Microsoft Encarta nói riêng.

- Đối với GV: trong quá trình thiết kế bài giảng và thực hiện giờ lên lớp, cần tiến hành kiểm tra đánh giá HS dưới nhiều hình thức. Điều này giúp cho GV nắm được khả năng học tập của HS và từ đó thu nhận thông tin để điều chỉnh việc thiết kế bài giảng cũng như các phương pháp hình thức tổ chức dạy học của bản thân cho phù hợp và có hiệu quả.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Đỗ Vũ Sơn, Hoàng Minh Chấn (2019), "Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11-THPT theo định hướng phát triển năng lực người học", Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013) Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

2. Bộ GD-ĐT (2014) Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường phổ thông, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2017) Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.

4. Bộ GD-ĐT (2018) Chương trình Giáo dục phổ thông-Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Hà Nội.

5. Bộ GD-ĐT (2018) Chương trình Giáo dục phổ thông - Môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Hà Nội.

6. Bộ GD-ĐT (2001) Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội.

7. Đặng văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004) Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb đại học sư phạm, Hà Nội.

8. Đặng Văn Đức (2007) Lí luận dạy học địa lí phần đại cương, Nxb đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003, 2005) Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội.

10. Hồ thị Yến Ly, Đỗ Bích Hồng (2018) “Phương pháp dạy và học trong thời đại cách mạng 4.0”, Kỷ yếu hội nghị giáo dục trong thời đại cách mạng 4.0, Hà Nội.

11. Đặng Thị Nhuần (2012) “Khai thác phần mềm Encarta trong việc giảng dạy học phần khái quát Địa lí kinh tế - xã hội thế giới”, Bản tin Thông tin KHCN số 7-11-2012, Trường Đại học Tây Bắc.

12. Hoàng Phê (chủ biên) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Thanh Hoá. 13. Hồ Phong (2018) “Sử dụng phần mềm Encarta Encyclopedia trong hoạt

động tự học của sinh viên khoa Địa lý, Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng”, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10, tr. 1485- 1495, TP Hồ Chí Minh.

14. Đỗ Vũ Sơn (2016) Giáo trình dạy học trực tuyến môn Địa lí, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

15. Đỗ Vũ Sơn, Hoàng Minh Chấn (2019) “Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11-THPT theo định hướng phát triển năng lực người học”, Tạp chí Giáo dục Việt Nam, Số đặc biệt tháng 4/2019, Hà Nội.

16. Lê Thông (Tổng Chủ biên), và nnk (2017) SGK Địa lí 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

17. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên) và nnk (2018) Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí Trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương (2007) Sách GV Địa lí Lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

19. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương (2011) Sách giáo khoa Địa lí Lớp 11. Nxb Giáo dục Việt Nam.

20. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016) Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực thực hiện ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

21. Ahmad Sulaeman (2013) The Benefits of Encarta in Improving Reading Skil In English.

22. Edtwin Sulisppriyanto (2015) Improving students Enghlish writing ability by using integration of Microsoft Encarta, A thesis: Teacher Training Faculty, English Department, Slamet Riyadi University, Surakarta, 2015.

23. Erwin Sih Utomo (2011) Using Microsoft students with Encarta 2009 to improve students ability to write descriptive writing. According to the graduation thesis, Negeri Semarang University.

24. Helen Drenoyianni (Ph.D) Information Retrieval With Interactive Multimedia: A Study Of Secondary Pupils Is Searching Strategies Using “Microsoft Encartar”

25. Helen Drenoyianni, Ian Selwood1, Richard Riding (2002) Aristotle Searching Using 'Microsoft® EncartaTM' A Study of Cognitive Style Effects on Secondary Students' - Tìm kiếm bằng Microsoft EncartaTM.

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Kế hoạch bài học số 02: Làm bài thực hành trên lớp BÀI 12. Ô-XTRÂY-LI-A

THỰC HÀNH: TÌM HIỀU VỀ DÂN CƯ Ô-XTRÂY-LI-A

Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu bài học

1) Kiến thức, sau bài học HS cần nắm được

- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư đến sự phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a.

2) Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày phân bố dân cư của Ô-xtrây-li-a. - Nhận xét số liệu về dân cư của Ô-xtrây-li-a.

3) Thái độ

Nhận thức rõ những nhân tố cơ bản tạo cho Ôxtrâylia một môi trường đầu tư hấp dẫn và sự phát triển ổn định và năng động.

4) Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực GQVĐ, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ (lược đồ), năng lực sử dụng ảnh, năng lực tính toán, nhận xét, phân tích bảng số liệu.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học; chuẩn bị của GV và HS

* Nội dung bài học:

- Số dânvà quá trình phát triển dân số Ô-xtrây-li-a - Sự phân bố dân cư Ô-xtrây-li-a

- Chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Ô-xtrây-li-a

* Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Máy tính có cài đặt phần mềm Microsoft Encarta, máy chiếu; Bảng 12.1; 12.2; 12.3, hình 12.6.

- HS: Đọc trước bài ở nhà, những kiến thức liên quan đến dân cư Ô-xtrây- li-a.

Bước 3. Tổ chức hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động (1p)

Người ta ví các đảo, bán đảo và quần đảo của ĐNA là những nhịp cầu nối lục địa Á-Âu rộng lớn với Ô-xtrây-lia - xứ sở của loài Kang-gu-ru nổi tiếng. Tạm biệt ĐNA, chúng ta cùng tiến xuống BCN tìm hiểu về con người Ôx-trây-lia có những đặc điểm gì nổi bật. Qua bài thực hành này các em sẽ biết cách trình bày một vấn đề về đặc điểm dân cư của một quốc gia.

B. Hoạt động hình thành kiến thức - kĩ năng mới

* Hoạt động 1: Xác định mục đích và yêu cầu của bài thực hành (5p) 1. Mục tiêu

- Nêu được các yêu cầu chính của bài thực hành, các bước thực hiện bài thực hành.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Phương pháp phát vấn (cả lớp)

3. Phương tiện

- Sách giáo khoa

4. Tiến trình hoạt động

Bước 1:Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK , thảo luận cặp đôi với bạn cùng bàn và trả lời câu hỏi

? Em hãy xác định yêu cầu của bài thực hành. ? Đặt tiêu đề cho báo cáo

Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả.GV mời 01 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức.

I. Yêu cầu của bài thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm microsoft encarta trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)