- Tính năng khai thác tư liệu hình ảnh: Trong Microsoft Encarta có rất nhiều hình ảnh quý về tất cả các quốc gia trên thế giới, đây có thể coi là kho tư liệu khổng lồ để GV Địa lí có thể khai thác phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Để khai thác được các hình ảnh trong bộ đĩa có rất nhiều cách khác nhau, có thể tìm kiếm theo từ khoá (bằng tiếng Anh) của hình ảnh đã biết hoặc tìm kiếm theo tên quốc gia, cả hai hình thức này GV đều tìm cho mình được những hình ảnh hữu ích. Tìm kiếm hình ảnh, thực hiện theo các bước sau: Tại cửa sổ chính của chương trình, nhập từ khoá vào hộp Search (ví dụ muốn tìm các hình ảnh về núi, nhập vào hộp Search từ khoá: Mountain) sau đó kích chuột vào biểu tượng Search (hoặc nhấn phím Enter trên bàn phím) kết quả chương trình sẽ liệt kê toàn bộ các tư liệu về núi trên thế giới. Có thể sao chép hình ảnh làm tư liệu cho bài giảng (xem hình 2.6).
Tính năng khai thác thông tin dạng văn bản (Text): Để tìm kiếm được các thông tin cần thiết về đối tượng muốn nghiên cứu (dạng văn bản), người sử dụng có thể chuyển thành các file định dạng Word và lưu trữ lại, sau đó biên tập thành nguồn tài liệu quý trong giảng dạy và học tập (lưu ý các văn bản này đều được định dạng dùng tiếng Anh, người sử dụng cần nghiên cứu dịch chính xác về nội dung) (xem hình 2.7). Trong dạy học địa lí, tính năng này giúp người học tìm hiểu và nắm được những thông tin cơ bản về rất nhiều đối tượng địa lí cụ thể, giúp cho việc lĩnh hội tri thức, được dễ dàng hơn, phù hợp trong giảng dạy và học tập cả địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Hình 2.7. Giao diện tra cứu thông tin cầu Cổng Vàng (Mỹ)
- Tính năng khai thác Video clip trong Microsoft Encarta: Trong Microsoft Encarta chứa nhiều videos clip, những đoạn videos này có thể sử dụng trực tiếp hoặc copy và sử dụng các phần mềm khác để biên tập, chỉnh sửa, lồng tiếng thành những đoạn videos clip có nội dung phù hợp với bài giảng của GV, có thể chèn (Insert) vào bài giảng PowerPoint để trình chiếu.
- Khai thác các bảng số liệu thống kê: Trong chương trình có rất nhiều bảng số liệu thống kê theo như các chủ đề: Nông nghiệp, thông tin liên lạc, kinh tế, giáo dục, năng lượng và khoáng sản, môi trường, địa lí, y tế, dân cư, thương mại, giao thông vận tải. Từ những bảng thống kê này có thể chuyển dữ liệu sang phần mềm Excel để xây dựng các biểu đồ, xử lí để liên kết sang Mapinfo xây dựng các bản đồ chuyên đề theo các mục đích khác nhau.
Ngoài ra còn nhiều tính năng khác nữa mà có thể dễ dàng ứng dụng từ Encarta vào dạy học địa lí như: khám phá địa hình, địa danh, lãnh thổ, quốc gia, khí hậu, tìm hiểu sự trôi dạt các mảng lục địa,....
2.1.3. Lợi ích khi sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học địa lí
Việc sử dụng Microsof Encarta mang lại lợi ích về nhiều mặt. Phần mềm Microsoft Encarta giúp cho GV có được nguồn thông tin khổng lồ, chất lượng, nhiều tính năng phù hợp với đặc thù môn học, giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hơn. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong học tập giúp cho HS hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất một cách toàn diện hơn, để khai thác được kiến thức từ Encarta HS cần phải sử dụng nhiều năng lực như: năng lực sử dụng công nghệ thông tin, phân tích bản đồ, bảng số liệu, năng lực hợp tác, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực tự học,...Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta mang lại nhiều lợi ích lớn với một chi phí thấp, có thể cài đặt và sử dụng trên máy tính không cần kết nối internet nên có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, phần mềm dễ dàng sử dụng và chia sẻ, không yêu cầu quá cao về năng lực công nghệ thông tin của người sử dụng. Khó khăn lớn nhất khi sử dụng Microsft Encarta vào dạy học địa lí là các dữ liệu, thông tin cần tra cứu hoàn toàn bằng tiếng anh.
Khai thác phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học, công nghệ vào trong giảng dạy và học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực của người học; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường phổ thông.
2.2. Nguyên tắc, yêu cầu sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 - Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng học Địa lí lớp 11 - Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
2.2.1. Nguyên tắc
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình: Việc sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học phải đảm bảo phù hợp với nội dung kiến thức, kiểu bài lên lớp mới mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học, không thể áp dụng phần mềm Microsoft Encarta một cách cứng nhắc trong dạy và học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức: Việc sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học phải đảm bảo vừa sức với đặc điểm nhận thức của HS, nhưng vẫn phát huy được những tính cá thể trong hoạt động của HS.
- Đảm bảo nguyên tắc sư phạm: Phải đảm bảo đầy đủ nội dung cơ bản của bài học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người GV phải nắm vững những điều kiện dạy học và trình độ nhận thức, tâm sinh lí của HS. Có như vậy mới đưa ra được các phương pháp phù hợp để giúp HS đạt được những yêu cầu của bài theo mục tiêu đã đề ra. Bản thiết kế phải được tiến hành trên cơ sở những định hướng mục tiêu giáo dục chung của đất nước. Đồng thời phải thể hiện được sự đổi mới trong phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, khơi gợi ở các em sự ham học, tình yêu quê hương đất nước và học tập phấn đấu vì sự phát triển phồn vinh của đất nước.
- Nguyên tắc đảm bảo phát triển năng lực HS: Việc sử dụng phần mềm Microsoft Encarta phải phát huy được tính cực, chủ động, sáng tạo của HS, giúp HS hình thành và phát triển năng lực của mình một cách tích cực.
- Nguyên tắc về ứng dụng công nghệ thông tin: Cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học với việc sử dụng công
nghệ. Sử dụng Microsoft Encarta có tác dụng rất tốt do đó cần phải kết hợp với bài giảng, trình bày, đặt câu hỏi… với các hướng dẫn cụ thể của GV. Không nên sử dụng Microsoft Encarta trong suốt quá trình dạy mà cần xen kẽ với việc sử dụng các phương tiện khác như phiếu học tập, tập bản đồ…để hoạt động của HS đa dạng và cũng có thể trình bày ý kiến bản thân trước tập thể một cách thuận lợi.
2.2.2. Yêu cầu
- Yêu cầu chung: Mục tiêu bài học định hướng vào việc mô tả kết quả học tập mong đợi (các khả năng, năng lực HS phải đạt được), chứ không phải là nội dung kiến thức được GV truyền thụ, các khả năng/năng lực mong muốn hình thành ở người học được xác định một cách rõ ràng, có thể quan sát, đánh giá được. Chúng được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả đầu ra, thúc đẩy sự tương tác giữa GV - HS và HS - HS, khuyến khích HS trao đổi/tranh luận đánh giá, chia sẻ quan điểm/kinh nghiệm, thúc đẩy/cổ vũ tinh thần hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, Nhấn mạnh vào các hoạt động tự học qua khai thác, tìm kiếm/xử lí thông tin, Vai trò chính của GV là làm thay đổi người học như sẵn sàng tiếp thu các khái niệm mới, tích cực thể hiện, tích cực tương tác, trải nghiệm, nghĩ về cách suy nghĩ…, tăng cường hứng thú, sự tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học, Kết thúc bài học HS cảm thấy mình thay đổi và biết cách thay đổi/sáng tạo lại bản thân,…
- Yêu cầu về phát triển năng lực HS: Đảm bảo phát triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt: Năng lực tự học, năng lực GQVĐ, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng hình ảnh, video, clip,….
- Yêu cầu về kĩ năng: Người dạy và người học có các kĩ năng làm việc cá nhân, nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Yêu cầu về phương pháp: Phù hợp, linh hoạt với đối tượng HS, đảm bảo phát triển được năng lực người học.
- Yêu cầu về nội dung: Phải đảm bảo đầy đủ nội dung cơ bản của bài học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Yêu cầu về kỹ thuật, cơ sở vật chất: Có máy tính cài đặt phần mềm Microsoft Encarta, máy chiếu.
- Yêu cầu về khả năng sử dụng CNTT&TT trong dạy học môn Địa lí: Người dạy và người học có các kĩ năng cơ bản trong sử dụng phần mềm Microsoft Encarta, có kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ hiện đại, ngoại ngữ.
2.3. Quy trình sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong thiết kế bài giảng môn Địa lí 11-THPT theo định hướng phát triển năng lực môn Địa lí 11-THPT theo định hướng phát triển năng lực
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu bài học
Theo quan điểm công nghệ, mục tiêu là đầu ra, là cái đích mà HS cần đạt. Thông qua nghiên cứu mục tiêu, GV có thể xác định được mục tiêu của việc sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học (hình thành tri thức mới hay củng cố hoàn thiện kiến thức, kỹ năng). Giáo viên phải nghiên cứu, trả lời các câu hỏi: “Nội dung nào trong bài có thể sử dụng Encarta? Sử dụng như thế nào? vào thời điểm nào?”. Từ đó xác định, định hướng trong việc xây dựng tiết học đáp ứng mục tiêu đặt ra.
Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học, chuẩn bị của GV và HS
Trong dạy học ở trường THPT hiện nay, SGK được xem là “kim chỉ nam”, là nền tảng nội dung để GV và HS đồng thời tác động trong quá trình tổ chức dạy học, hướng dẫn hay lĩnh hội tri thức. Trong dạy học, sử dụng CNTT vừa là phương tiện vừa là cách thức tổ chức dạy học, do đó khi sử dụng Microsoft Encarta phải chứa đựng nội dung bài học. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, GV có thể xác định được những hoạt động dạy học cần thực hiện để khai thác nội dung tri thức chứa đựng trong Microsoft
Encarta. Trong dạy học, tùy từng đối tượng HS và nội dung bài học mà GV có thể lựa chọn sử dụng Microsoft Encarta theo các phương pháp khác nhau. GV chuẩn bị máy tính có cài đặt phần mềm Microsoft Encarta, máychiếu, các phiếu học tập,…HS chuẩn bị trước các nội dung kiến thức liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học
Trong bất cứ bài học nào cũng có cấu trúc của nó. Cấu trúc bài học là kịch bản học của người dạy và người học. Cấu trúc bài học cho GV cần phải chuẩn bị các phương tiện thiết bị, dụng cụ nào cho bài, nội dung bài, các hoạt động cụ thể của thầy và trò … Hướng dẫn đánh giá kết quả bài học.
Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp là một khâu quan trọng trong phần thiết kế bài giảng có sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại. Trong phần kịch bản này, GV thể hiện toàn bộ các ý tưởng của mình trong đó như: Dự kiến việc thể hiện nội dung bài giảng bằng các khái niệm và hệ thống khái niệm, các hiện tượng, quy luật, sự vật hay các phần tiểu kết, hệ thống hóa, khái quát hóa một số nội dung, một số vấn đề khoa học bằng ngôn ngữ và hình ảnh (chữ, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ, hình vẽ, video..) tiếp nối nhau theo một quy trình chặt chẽ có logic, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức của HS và lí luận dạy học bộ môn.
Bước 4: Luyện tập, vận dụng - đánh giá tổng kết và cải thiện.
Bài giảng có sử dụng Microsoft Encarta sau khi được thiết kế cần được thử nghiệm để hoàn thiện, từ đó sử dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Sau mỗi bài học thiết kế các nội dung luyện tập để HS ôn tập, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học ở trong bài.
2.4. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Địa lí 11-THPT có sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 - Trung học phổ thông theo Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 - Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
2.4.1. Khả năng sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học địa lí lớp 11 theo định hưởng phát triển năng lực định hưởng phát triển năng lực
Chương trình địa lí lớp 11 có nhiều bài có thể sử dụng Microsoft Encarta, nhưng theo tác giả, các bài thể hiện trong bảng 2.2 sử dụng Microsoft Encarta dạy học theo định hướng phát triển năng lực là hiệu quả nhất.
Bảng 2.1. Một số bài học sử dụng hiệu quả Microsoft Encarta TT Tên bài Nội dung có TT Tên bài Nội dung có
sử dụng Encarta
Năng lực hình thành
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
1 Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Sự phân chia thành các nhóm nước - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) - Năng lực tư duy và sáng tạo (TD&ST) - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực quan sát, đọc và sử dụng bản đồ - Năng lực phân tích và tổng hợp thông tin 2 Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực - Năng lực tự học - Năng lực GQVĐ -Năng lực TD&ST - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực quan sát, đọc và sử dụng bản đồ - Năng lực phân tích và tổng hợp thông tin 3 Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu Đặc điểm dân số thế giới - Năng lực tự học - Năng lực GQVĐ -Năng lực TD&ST - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực quan sát, đọc và sử dụng bản đồ - Năng lực phân tích và tổng hợp thông tin 4 Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Một số vấn đề của châu Phi Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư,… của châu Phi - Năng lực tự học - Năng lực GQVĐ -Năng lực TD&ST - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực quan sát, đọc và sử dụng bản đồ - Năng lực phân tích và tổng hợp thông tin
TT Tên bài Nội dung có sử dụng Encarta
Năng lực hình thành
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
5 Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Một số vấn đề của Mĩ La tinh Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư,… của Mĩ La tinh - Năng lực tự học - Năng lực GQVĐ - Năng lực TD&ST - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực quan sát, đọc và sử dụng bản đồ - Năng lực phân tích và tổng hợp thông tin 6 Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, tôn giáo…của khu vực Tây Nam Á và Trung Á - Năng lực tự học - Năng lực GQVĐ