Câu Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted QL_2.1 142.123 437.043 .705 .984 QL_2.2 142.581 435.310 .509 .986 QL_2.3 142.129 439.464 .668 .984 QL_2.4 141.910 438.433 .807 .984 QL_2.5 142.123 436.991 .736 .984 QL_2.6 141.968 437.122 .866 .983 QL_2.7 141.942 435.691 .929 .983 QL_2.8 142.019 437.370 .842 .983 QL_2.9 142.026 434.441 .860 .983 QL_2.10 142.555 438.236 .458 .986 QL_2.11 142.271 436.991 .564 .985 QL_2.12 141.955 436.862 .910 .983 QL_2.13 141.923 436.487 .918 .983 QL_2.14 141.897 437.444 .943 .983 QL_2.15 141.935 436.554 .881 .983 QL_2.16 142.039 435.635 .709 .984 QL_2.17 141.871 437.724 .943 .983 QL_2.18 141.884 437.103 .946 .983 QL_2.19 141.923 437.500 .919 .983 QL_2.20 141.903 437.075 .940 .983 QL_2.21 141.890 436.280 .947 .983 QL_2.22 141.942 436.782 .862 .983 QL_2.23 141.884 436.857 .955 .983 QL_2.24 141.955 434.563 .891 .983 QL_2.25 141.890 436.644 .923 .983 QL_2.26 141.903 435.854 .934 .983 QL_2.27 141.903 437.322 .932 .983 QL_2.28 141.897 436.963 .922 .983 QL_2.29 141.910 436.096 .913 .983 QL_2.30 141.910 435.628 .928 .983 QL_2.31 141.871 438.113 .929 .983 QL_2.32 141.871 438.139 .928 .983
2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu hồ sơ để điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học TP Móng Cái với 123 GV và 32 CBQL. Các mức phản hồi thông tin, cụ thể như sau:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không đồng ý
Đồng ý một phần nhỏ
Đồng ý một nửa Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý
Điểm chuẩn Đánh giá: 1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý. 1.81 – 2.60: Đồng ý một phần nhỏ. 2.61 – 3.40: Đồng ý một nửa.
3.41 – 4.20: Đồng ý về cơ bản. 4.21 – 5.00: Hoàn toàn đồng ý.
2.3.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Để xác định việc thực hiện các mục tiêu ĐG như thế nào, tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn 32 CBQL và 123 GV về mức độ đạt được đối với hoạt động đánh giá HS trong các nhà trường, qua hệ thống câu hỏi sau: “Những phát biểu sau đây về hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS Tiểu học ở trường Quý Thầy/Cô đang công tác. Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu vào một con số bên phải câu trả lời mà Quý Thầy/Cô cho là phù hợp với cảm nhận của mình”. Kết quả cụ thể:
Bảng 2.6. Đánh giá của GV về thực hiện mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Câu Nội dung
Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý 1
Trong các giờ dạy của phân môn Tiếng Việt, tôi thường xuyên khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động cặp, nhóm.
1.9 3.2 16.1 34.8 43.9 4.16
2
Tôi cho những bài tập phát triển 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong các tiết luyện tập thực hành.
1.9 0 4.5 22.6 71.0 4.60
3
Tôi khuyến khích, động viên các em, đưa ra lời khen mỗi khi có sự tiến bộ trong giờ học.
1.9 0.6 1.9 17.4 78.1 4.69
4
Tôi đánh giá sự tiến bộ của HS dựa trên mục tiêu của môn Tiếng Việt.
5.2 4.5 5.2 26.5 58.7 4.29
5
Khi HS ngại bày tỏ ý kiến hay xấu hổ trước lớp, Tôi đã khuyến khích để các em tự tin hơn trong tiết học.
1.9 0.6 2.6 21.9 72.9 4.63
Nhận xét:
Ở các trường tiểu học ở TP Móng Cái hiện nay đang thực hiện đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT- BGD&ĐT về sửa đổi và bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT.
Bảng 2.6 cho thấy GV ở các trường đã chú trọng đến đánh giá toàn diện HS; phối hợp giữa ĐGTX và ĐGĐK; giữa ĐG của GV với tự ĐG của HS; bảo đảm phù hợp, khách quan, trung thực, khoa học và toàn diện với các mục hỏi: “Trong các giờ dạy của phân môn Tiếng Việt, tôi thường xuyên khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động cặp, nhóm.”; “Tôi cho những bài tập phát triển 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong các tiết luyện tập thực hành”; “Tôi khuyến khích, động viên các em, đưa ra lời khen mỗi khi có sự tiến bộ trong giờ học”;“Tôi đánh giá sự tiến bộ của HS dựa
trên mục tiêu của môn Tiếng Việt”; “Khi HS ngại bày tỏ ý kiến hay xấu hổ trước lớp, Tôi đã khuyến khích để các em tự tin hơn trong tiết học.”, điểm TB bằng 4,47 tương đương với “Hoàn toàn đồng ý” (4.21 - 5.00: Hoàn toàn đồng ý), điều này chứng tỏ GV thực hiện tương đối tốt mục tiêu đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực, trong đó có ý kiến “Tôi khuyến khích, động viên các em, đưa ra lời khen mỗi khi có sự tiến bộ trong giờ học”, được nhiều GV đánh giá cao với điểm TB 4,69 tương đương với “Hoàn toàn đồng ý”, điều đó có nghĩa đa số GV có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu đánh giá, đánh giá kịp thời, giúp HS tự điều chỉnh các học, tạo hứng thú trong hoạt động học tập của cá nhân HS.
Ngoài ra, có ý kiến “Trong các giờ dạy của phân môn Tiếng Việt, tôi thường xuyên khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động cặp, nhóm.” được GV ĐG thấp hơn với điểm TB là 4,16 đương đương với “Đồng ý về cơ bản” có nghĩa là một số ít GV chưa thực sự chú trọng đến ĐG kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm của HS. Đối với mục hỏi “Tôi đánh giá sự tiến bộ của HS dựa trên mục tiêu của môn Tiếng Việt” còn 9,7% “không hoàn toàn đồng ý” và “đồng ý một nửa” chứng tỏ một số GV chưa quan tâm đến việc mức độ đạt được của HS so với chuẩn đầu ra trong quá trình đánh giá môn Tiếng Việt, điều này dẫn đến khả năng tự điều chỉnh những GV này còn hạn chế.
Qua nghiên cứu kế hoạch đánh giá của Quản lý cho thấy các trường mới chú trọng đến việc đánh giá đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình mà chưa có các biện phát đánh giá theo quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Có 60% kế hoạch đánh giá chưa đảm bảo thực hiện mục tiêu đánh giá môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3.2. Thực trạng về nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung đánh giá môn Tiếng Việt theo Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT về sửa đổi và bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT bao gồm ĐGTX và đánh giá định kỳ, GV thực hiện “đánh giá phẩm chất năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của HS” thông qua các HĐ ĐG đọc hiểu, hoạt động viết, hoạt động nói và nghe. Khảo sát về mức độ đạt được khi thực hiện nội dung đánh giá, ta thu được KQ sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Câu Nội dung
Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý
10 Tôi nghiên cứu sản phẩm tạo ra của
HS trong các hoạt động trên lớp. 1.3 7.1 11.0 32.3 48.4 4.19
11
Tôi chú trọng kiểm tra đều 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) để đánh giá KQHT của HS
1.9 0.6 2.6 23.9 71.0 4.61
12
Tôi dành thêm thời gian kiểm tra những em chưa hoàn thành môn học, những em hoàn thành tốt có thể tự đánh giá lẫn nhau.
1.9 3.9 3.9 32.9 57.4 4.40
13 Tôi khuyến khích HS tự đánh giá
KQHT của mình. 1.9 0.6 9.7 31.0 56.8 4.40 14 Tôi tổ chức cho HS trong lớp đánh giá
lẫn nhau. 3.2 2.6 5.8 34.8 53.5 4.33
15
Tôi căn cứ vào ĐGTX và chuẩn kiến thức, kỹ năng, bài kiểm tra để thực hiện đánh giá định kỳ 4 lần/năm.
1.9 0 1.3 24.5 72.3 4.65
Nhận xét:
Kết quả bảng 2.7, kết hợp phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ quản lý cho thấy, GV thực hiện tốt các nội dung đánh giá bảo gồm ĐGTX và ĐGĐK với mức điểm trung bình 4.43 tương ứng mức độ “Hoàn toàn đồng ý” (4.21 - 5.00: Hoàn toàn đồng ý) với các mục hỏi: “Tôi nghiên cứu sản phẩm tạo ra của HS trong các hoạt động trên lớp.”; “Tôi chú trọng kiểm tra đều 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) để đánh giá KQHT của HS”; “Tôi dành thêm thời gian kiểm tra những em chưa hoàn thành môn học, những em hoàn thành tốt có thể tự đánh giá lẫn nhau.”;“Tôi khuyến khích HS tự đánh giá KQHT của mình.”;“Tôi tổ chức cho HS trong lớp đánh giá lẫn nhau.”; “Tôi căn cứ vào ĐGTX và chuẩn kiến thức, kỹ năng, bài kiểm tra để thực hiện đánh giá định kỳ 4 lần/năm.”. Qua kết quả khảo sát ta thấy rõ GV nghiêm túc thực hiện nội dung ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS thông qua các hình thức như: quan sát HS qua hoạt động học tập, kiểm tra viết, kiểm tra miệng, KTĐK; vận dụng, thực hành các kiến thức đã được học. Trong các nội dung ĐG GV rất quan tâm đến mục hỏi “Tôi căn cứ vào ĐGTX và chuẩn kiến thức, kỹ năng, bài kiểm tra để thực hiện đánh giá định kỳ 4 lần/năm.”, đạt điểm TB 4.65 tương đương với “Hoàn toàn đồng ý”, có nghĩa là các trường tiểu học ở TP Móng Cái thực hiện rất tốt chủ trương, yêu cầu Đg và thực hiện GD đúng theo hướng dẫn tại điều Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT, bên cạnh đó mục hỏi “Tôi nghiên cứu sản phẩm tạo ra của HS trong các hoạt động trên lớp.” được ĐG thấp nhất đạt điểm TB là 4.19, có
11,00% GV còn phân vân, mới “đồng ý một nửa” chứng tỏ GV thực hiện việc nghiên cứu KQKT của HS trong các HĐ trên lớp còn ở mức độ, điều này dẫn đến việc ĐGKQ dạy học còn chưa triệt để. Với mục hỏi “Tôi khuyến khích HS tự đánh giá KQHT của mình.” có 9,7% “Đồng ý một nửa” có nghĩa là một số GV chưa thực sự để ý đến việc phát huy NL tự học, tự Đg của HS.
2.3.3. Thực trạng thực hiện các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực hoc sinh
2.3.3.1. Thực trạng hình thức đánh giá thường xuyên
Khảo sát về mức độ đạt được khi triển khai đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS, ta thu được kết quả sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của GV về thực trạng đánh giá thường xuyên kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Câu Nội dung
Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý 6
Tôi luôn nhận xét, hướng dẫn rất cụ thể đến từng HS khi các em dùng từ đặt câu chưa đúng, chưa biết viết văn, cách kể chuyện.
1.9 1.3 1.9 27.7 67.1 4.57
9
Tôi kết hợp đánh giá của mình với kết quả tự đánh giá của HS và tham khảo ý kiến của cha mẹ HS để đưa ra nhận xét.
5.8 3.9 7.1 34.2 49.0 4.17
16
Trong quá trình đánh giá trên lớp học, Tôi chú ý tới sự tiến bộ của HS so với bản thân họ.
1.9 0.6 0.6 25.2 71.6 4.64
18
Tôi thường sử dụng kỹ thuật DH “trình bày 1 phút” vào cuối tiết học để kiểm tra xem HS có nắm kiến thức trọng tâm của bài học hay không.
1.9 4.5 8.4 43.9 41.3 4.18
19
Tôi đánh giá đầy đủ kết quả HT các phân môn của môn Tiếng Việt (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện).
1.9 1.3 3.2 25.8 67.7 4.56
20 Tôi luôn đánh giá tất cả HS ở mọi
thời điểm của quá trình dạy học. 2.6 1.3 9.7 26.5 60.0 4.40 21 Tôi tổ chức cho các nhóm HS thực
hiện các nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau. 1.9 3.9 5.8 29.7 58.7 4.39 22 Tôi tổ chức cho HS làm việc theo
cặp, nhóm và đánh giá lẫn nhau. 1.9 2.6 8.4 31.6 55.5 4.36 23
Tôi kịp thời sửa chữa, điều chỉnh những
Kết quả bảng 2.8 và phối hợp với phỏng vấn về ĐGTX KQHT môn Tiếng Việt đạt điểm TB 4.42 tương đương với mức “Hoàn toàn đồng ý” điều này cho thấy, GV căn cứ mục tiêu, hoạt động học tập HS phải thực hiện trong bài học, để quan sát, chia sẻ, trao đổi, kiểm tra, ĐGKQ thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học, thông qua mục hỏi “Trong quá trình đánh giá trên lớp học, Tôi chú ý tới sự tiến bộ của HS so với bản thân họ.”; “Tôi đánh giá đầy đủ kết quả HT các phân môn của môn Tiếng Việt (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện)”
đạt điểm trung bình từ 4.65 đến 4.64 tương đương “Hoàn toàn đồng ý”; GV đã chú ý đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ; đưa ra giải pháp cụ thể giúp đỡ HS vượt qua các vướng mắc trong quá trình học tập với mục hỏi“Tôi luôn nhận xét, hướng dẫn rất cụ thể đến từng HS khi các em dùng từ đặt câu chưa đúng, chưa biết viết văn, cách kể chuyện”; đạt điểm trung bình 4.57 tương đương “Hoàn toàn đồng ý”. Với mục hỏi
“Trong quá trình đánh giá trên lớp học, Tôi chú ý tới sự tiến bộ của HS so với bản thân họ.”; “Tôi kịp thời sửa chữa, điều chỉnh những sai sót của HS trong khi HS đánh giá lẫn nhau.” đạt điểm trung bình 4.64 cho thấy, khi nhận xét, GV đã chú ý động viên, khuyến khích hay khen ngợi, biểu dương, kịp thời đối với những tiến bộ dù là nhỏ nhất giúp HS tự tin trong khi học tập; bên cạnh đó GV kết hợp với ĐGĐK để xác đạt hay chưa đạt chương trình, môn học, nội dung đối với từng HS.
Với ý kiến “Tôi luôn đánh giá tất cả HS ở mọi thời điểm của quá trình dạy học”, có 13,6% GV cho rằng việc thực hiện nội dung này chưa đạt là do thời gian trên lớp có hạn, một buổi trên lớp GV chỉ nhận xét ĐG cho tối đa 10-15 em; còn lại phải mang về nhà, hoặc trong lúc không có tiết dạy. Mặt khác, đối với lớp 1 chưa đọc được lời nhận xét của GV. Còn đối với các lớp còn lại, GV gặp khó khăn đưa ra các lời nhận xét bởi vì khi nhận xét phải cụ thể, chi tiết, chỉ cho HS thấy được việc là tốt, việc làm chưa tốt, việc nào phải khắc phục và lời nhận xét không được lặp lại mà phải viết thế nào để HS và cha mẹ HS thấy con em mình có tiến bộ. Đặc biệt là với những HS có học lực chưa tốt, nếu nhận xét không khéo sẽ làm HS mặc cảm, cha mẹ HS lo lắng.
Với mục hỏi “Tôi thường sử dụng kỹ thuật DH “trình bày 1 phút” vào cuối tiết học để kiểm tra xem HS có nắm kiến thức trọng tâm của bài học hay không”; được GV đánh giá thấp hơn 4.18, có nghĩa một số GV chưa thực sự chú trọng đến các kĩ thuật tiến hành ĐGTX, ĐG chưa kịp thời trong quá trình dạy học mặt khác, mặt khác HS không có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc tự đánh giá và tham gia đánh giá. Qua phỏng vấn tôi nhận thấy vẫn còn hiện tượng GV so sánh giữa các HS với nhau trong khi học tập, đánh giá, bởi đây là một trong các thói quen, đi sâu vào nhận thức của mỗi con người nên việc thay đổi nó cần có thời gian.
Qua nghiên cứu hồ sơ đánh giá và dự giờ giáo viên cho thấy: Việc nhận xét bằng lời của giáo viên còn nhiều hạn chế như: đánh giá chung chung, chưa chỉ ra