Thực trạng tổ chức đánh giá KQHTmôn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 76)

Câu Nội dung

Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về bản Hoàn toàn đồng ý QL5 Nhà trường tổ chức các hoạt động dự giờ để giúp đỡ tôi về kĩ thuật đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS trên lớp theo tiếp cận năng lực

2.6 1.9 5.8 27.1 62.6 4.45

QL6

Tổ, nhóm chuyên môn họp để thảo luận về cách ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực.

1.3 1.9 3.2 21.9 71.6 4.61

QL7

Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các GV, HS tham gia đánh giá KQHT của HS

1.9 0.6 2.6 21.9 72.9 4.63

QL8

Tôi được tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL.

2.6 0 1.9 30.3 65.2 4.55

QL9

Tôi được tập huấn kỹ thuật ra đề kiểm tra định kì theo định hướng phát triển năng lực.

QL11 TCM giúp đỡ hiệu quả trong quá

trình ĐG KQHTcủa HS. 6.5 4.5 1.9 26.5 60.6 4.30

QL12

Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động ĐG KQHTcủa HS

1.9 0 3.2 23.9 71.0 4.62

QL13

Nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan.

1.9 0.6 1.9 21.3 74.2 4.65

QL17

Đề kiểm tra định kỳ của môn Tiếng Việt được bảo mật nội dung.

1.9 0 1.3 19.4 77.4 4.70

QL18

Ban giám hiệu phân công GV coi kiểm tra định kì đảm bảo 2 GV/Lớp.

1.9 0 1.9 19.4 76.8 4.69

QL19

CSVC phục vụ công tác kiểm tra định kì được Ban giám hiệu phân công ban CSVC chuẩn bị đầy đủ

1.9 0 1.9 23.2 72.9 4.65

QL20 GV coi kiểm tra định kì luôn thực hiện quy chế nghiêm túc. 1.9 0 3.9 21.3 74.8 4.67 QL23

Phân công GV đúng với yêu cầu chuyên môn chấm bài kiểm tra định kì.

1.9 0 1.9 19.4 76.8 4.69

QL24 Chỉ đạo GV dạy Tiếng Việt

chấm điểm theo đúng quy định 1.9 2.6 1.3 20.0 74.2 4.62 QL27 Chấm bài, trả bài cho HS đúng

thời gian trong KH. 1.9 0 1.9 21.3 74.8 4.67 QL28 Điểm kiểm tra của HS được thông

báo kịp thời 1.9 0.6 1.3 20.0 76.1 4.68

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát bảng 2.12, ta thấy việc tổ chức KH ĐG KQHT

môn Tiếng Việt được thực hiện tương đối có hiệu quả, phản hồi CBQL, GV đánh giá điểm TB từ 4.303 đến 4.703 tương đương “Hoàn toàn đồng ý”. Nhà trường đã tạo điều kiện về CSVC, thiết bị, các nguồn lực tham gia đánh giá thể hiện qua mục hỏi

“Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các GV, HS tham gia đánh giá KQHT của HS” được 72.9% CBQL, GV đánh giá ở mức “Hoàn toàn đồng ý”. Khâu tổ chức kiểm tra, ĐG nghiêm túc, đảm bảo bảo mật của đề kiểm tra khi tổ chức ĐGĐK tại nhà trường thể hiện qua mục hỏi “GV coi kiểm tra định kì luôn thực hiện quy chế nghiêm túc”, được đánh giá với mức điểm trung bình 4.671 tương đương “Hoàn toàn đồng ý”, “Đề

kiểm tra định kỳ của môn Tiếng Việt được bảo mật nội dung” được ĐG với mức điểm TB là 4.703 tương đương “Hoàn toàn đồng ý”, cho thấy việc ra đề, bảo mật đề được các trường thực hiện đản bảo, tuy nhiên đề kiểm tra ở một số vùng nông thôn, miền núi chưa đảm bảo theo 4 mức độ nhận thức, trong quá trình ra đề GV còn nhầm lẫn giữa mức độ 2, và mức độ 3, nhiều đề chưa phù hợp với đối tượng HS vùng miền. Khi tổ chức kiểm tra định kỳ, do một số trường thiếu GV nên không bố trí đủ 2 GV coi một

lớp, chưa chú trọng quan tâm đến phân công GV dạy thay cho GV coi kiểm tra; trong quá trình kiểm tra còn một số GV chưa nghiêm túc, còn làm việc riêng, nói chuyện.

Bên cạnh đó, việc in sao đề các trường thường giao cho tổ văn phòng phụ trách có sự QL trực tiếp của BGH nhưng chỉ là các kỳ kiểm tra định kỳ, đồng loạt một khối hoặc cả 5 khối. Còn kiểm tra thường xuyên được giao cho các GV thực hiện chủ yếu là photo ở ngoài cửa hàng photo hoặc tại máy photo của trường. Điều này không đảm bảo bảo mật của đề kiểm tra. Đề kiểm tra được soạn trong giáo án chủ yếu soạn bằng máy, GV chỉnh sửa lại hàng năm không nhiều đã dẫn đến một số đề kiểm tra ở năm trước và năm sau giống nhau. TCM chỉ đạo GV thực hiện ĐGTX và ĐGĐK còn mang tính hình thức ở các trường tiểu học.

Qua nghiên cứu hồ sơ và kiểm tra thực tế cho thấy: Công tác chuẩn bị CSVC còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện ĐG HS do điều kiện hạ tầng chưa tốt, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. 80% các trường không có đủ máy phô tô, máy in siêu tốc, …. phục vụ việc ĐG kết quả HS nói chung, đánh giá môn Tiếng Việt nói riêng. Kinh phí cho việc thực hiện các HĐ về chuyên môn còn hạn chế.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái,

tỉnh Quảng Ninh

Công tác chỉ đạo đã được triển khai trong các trường tiểu học ở TP Móng Cái, khảo sát thực trạng thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạch đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt

Câu Nội dung

Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về bản Hoàn toàn đồng ý QL10 Nhà trường chỉ đạo GV kết hợp với Phụ huynh trong quá trình đánh giá KQHT của HS.

11.0 5.2 3.9 31.0 49.0 4.02

QL15

Ban giám hiệu chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tham gia ra đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tại trường.

2.6 0 1.9 21.9 73.5 4.64 QL16 Nhà trường chỉ đạo GV ra đề kiểm tra định kì đúng KH 4.5 1.9 1.3 20.0 72.3 4.53 QL30 Chỉ đạo GV tổng hợp điểm và lập hồ sơ đánh giá. 2.6 0 1.3 20.6 75.5 4.66 QL31

Chỉ đạo GV nghiệm thu, bàn giao chất lượng và xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học.

1.9 0 1.3 19.4 77.4 4.70

QL32 Lưu trữ hồ sơ đánh giá theo đúng

Nhìn vào kết quả bảng 2.13 ta thấy các biện pháp chỉ đạo hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt như sau:

Việc chỉ đạo thực hiện KH ở một số trường chưa huy động được các nguồn lực để đánh giá một cách hiệu quả, chưa phối hợp được các lực lượng xã hội trong việc tổ chức HĐ ĐG HS mà trong hướng dẫn tại Thông tư 22 thì đây là yêu cầu cần thực hiện. Phải có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, phụ huynh cùng theo dõi sự tiến bộ của HS trong khi đánh giá. Khi nhìn vào con số thống kê ta thấy nhà trường tổ chức chưa tốt hoạt động phối hợp này, cho nên thông tin phản hồi của CBQL, GV ĐG ở mức 11.0% “Không hoàn toàn đồng ý”. Thật vậy, Ban đại diện cha mẹ HS phải đề xuất nguyện vọng, ý kiến có liên quan đến việc học tập của HS; đồng thời đồng hành cùng nhà trường trong các phong trào học tập và rèn luyện để đạt được “con ngoan, trò giỏi”. Trên cơ sở đó, hàng năm, hiệu trưởng, trực tiếp hay gián tiếp thông qua chủ nhiệm, đều có các buổi họp với phụ huynh HS nhằm mục đích thông tin đến phụ huynh các mặt HĐ của nhà trường. Tuy vậy, do còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý

“trăm sự nhờ thầy”, nên khi được mời gặp, cha mẹ HS có thái độ hoặc là tỏ ra thụ động, hoàn toàn không biết gì về việc học tập của con mình, hoặc là tìm cách đối phó thay vì thái độ đúng đắn nhất là phối hợp tìm giải pháp khả thi. Một trong những lý do khác là nhà trường đã không đặt nặng việc tư vấn cho phụ huynh HS về phương pháp đánh giá HS, dạy con tự học, phương pháp GD con tại gia đình…

Biện pháp chỉ đạo GV lập hồ sơ, tổng hợp KQĐG, được GV đánh giá ở mức trung bình 4.66 tương đương “Hoàn toàn đồng ý”, tuy nhiên ở một số trường công tác chỉ đạo này vẫn còn bị coi nhẹ, chưa đạt hiệu quả. Qua đây, ta thấy, GV tiểu học đang gặp rất nhiều vấn đề, áp lực trong việc đánh giá HS, ví dụ như: GV thực dạy dạy một buổi khoảng 3 hoặc 4 tiết, lượng bài tập của từng tiết, môn học cũng tương đương số tiết/buổi. Mỗi lớp trung bình từ 35 đến 45 HS thì số lượng bài tập GV phải chấm và nhận xét vào vở HS là rất lớn (4 tiết x 40 HS = 160 bài/buổi). Nếu dạy học 2 buổi/ngày còn tăng lên đáng kể. Chưa nói đến thời gian ngồi viết nhận xét, thời gian nghiên cứu bài, thời gian soạn bài,… là những vấn đề bức xúc cho GV tiểu học. Mặt khác, việc QL điểm kiểm tra của GV chưa được các nhà QL quan tâm, vẫn còn hiện tượng vào điểm cao hơn hoặc thấp hơn so với bài kiểm tra, do đó kết quả đánh giá HS không chuẩn. QL điểm trên SMAS đã được tích hợp vào cổng thông tin Sở GDĐT Quảng Ninh đang được các trường thực hiện. Qua theo dõi của phòng CNTT, các trường cập nhật theo định kỳ chưa kịp thời, ở nhiều trường vẫn giao cho GV nhập điểm theo mẫu được cấp nhưng chưa có sự QL chặt chẽ của nhà trường.

Việc chỉ đạo chuyên môn giám sát việc ĐGTX, ra đề kiểm tra định kỳ được các trường thực hiện tương đối tốt với điểm TB 4.639, bên cạnh đó vẫn còn một số trường chỉ đạo công tác này chưa kịp thời, tổ trưởng TCM thường giao phó cho GV ra đề kiểm tra mà chưa có sự kiểm tra, rà soát chương trình. GV thường soạn đề kiểm tra trong giáo án ngày nhưng tổ trưởng TCM chỉ duyệt giáo án cho GV chủ yếu, chưa chú trọng đến

mục tiêu, hình thức và nội dung kiến thức của đề kiểm tra, cũng như việc thẩm đề kiểm tra nên vẫn còn nhiều sai sót. Đối với các đợt ĐG do nhà trường tổ chức, thì đề kiểm tra giao cho GV cốt cán ra, tuy nhiên một số GV cốt cán chưa có kinh nghiệm, việc thẩm định đề của BGH còn lơ là dẫn đến nhiều đề bị lỗi đánh máy, câu hỏi dài dòng, khó hiểu hoặc lấy nguyên đề đã có ở trên mạng internet mà không chỉnh sửa. Như vậy, việc chỉ đạo thực hiện ĐGTX và ĐGĐK ở các trường chưa đảm bảo đạt yêu cầu.

Một điểm khác nữa là GV đánh giá chưa chú ý đến sự chuyển biến có tính chất tích cực của HS, chưa giúp HS nhận thấy vị trí của bản thân đang ở đâu của chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt,… Kiểm tra, ĐG HS mới dừng lại ở chấm điểm, chưa có thông tin phản hồi cho HS. Cá biệt còn một số GV đã phản hồi thông tin nhưng không mang tính xây dựng, chưa đầy đủ, phản hồi tiêu cực. Đánh giá lại không phát huy được khả năng suy nghĩ, kinh nghiệm trải nghiệm của HS, mới chỉ quan tâm đến các dạng đề ghi nhớ kiến thức, điều này làm cho HĐ ĐG không mang lại hiệu quả, không nhằm mục tiêu phát triển năng lực cho HS. Nguyên nhân có thể nằm ngay trong việc chỉ đạo của CBQL ở các trường chưa được thường xuyên, chưa hiệu quả, việc thực hiện còn lúng túng nên triển khai chưa đạt kết quả cao.

Tóm lại, công tác chỉ đạo trong hoạt động đánh giá HS chưa được thực hiện chặt chẽ ở một số khâu, nên hoạt động đánh giá HS chưa phản ánh đúng thực chất kết quả, năng lực của HS tại các trường hiện nay.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Khảo sát thực trạng thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)