Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Viếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 103)

Câu Nội dung

Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về bản Hoàn toàn đồng ý QL21 BGH Tổ chức giám sát công tác kiểm tra định kì chặt chẽ. 1.9 0.6 1.3 19.4 76.8 4.68 QL22 Xử lí các vi phạm trong công tác kiểm tra định kì phù hợp với quy chế. 2.6 0 2.6 21.3 73.5 4.63 QL25 Nhà trường giám sát chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình đánh giá KQHT của HS ở môn Tiếng Việt.

2.6 0 0 21.3 76.1 4.68

QL26 Công tác giám sát việc GV

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác kiểm tra giám sát được các trường tiểu học ở TP Móng Cái thực hiện tương đối đảm bảo, với mức điểm từ 4.63 đến 4.68 tương đương với “Hoàn toàn đồng ý”, việc giám sát từ khâu lập KH, tổ chức triển khai, công tác chỉ đạo trong quá trình kiểm tra thể hiện ở các mục hỏi “Nhà trường giám sát chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình đánh giá KQHT của HS ở môn Tiếng Việt.”; “Công tác giám sát việc GV chấm bài đúng quy chế.”; “Xử lí các vi phạm trong công tác kiểm tra định kì phù hợp với quy chế.” đạt hiệu quả về kỹ thuật tổ chức kiểm tra ĐG tại trường học.

Tuy nhiên, còn một số hạn chế như: chưa đi sâu vào kiểm tra việc GV phối hợp với phụ và các lực lượng xã hội để tổ chức HĐ đánh giá HS; kiểm tra CSVC phục vụ HĐ đánh giá HS trong nhà trường.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ĐG KQHTcủa HS được kết quả:

Biểu đồ 2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ĐG kết quả học tập môn môn Tiếng Việt

Biểu đồ 2.1 trưng cầu ý kiến CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực cho thấy tất cả 7 yếu tố trên đều “Rất ảnh hưởng” tới hoạt động đánh giá HS. Tuy nhiên tỉ lệ giữa không ảnh hưởng và rất ảnh hưởng có sự khác biệt nhất định, điều này tùy thuộc vào sự nhận thức của từng cá nhân. Yếu tố được phản hồi đánh giá có ảnh hưởng nhất đó là “chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về GDĐT và các quy định của Bộ về đánh giá HS”, có 139/155 = 89,7% “Rất ảnh hưởng” và 2/155 = 1,3% “Không ảnh hưởng”, bởi vì, khi có các quy định mới, Hiệu trưởng nhà trường sẽ phải triển khai đến toàn bộ GV và nhân viên trong trường, điều chỉnh hoạt động đánh giá HS cho phù hợp với mục tiêu, nội dung

đánh giá HS theo quy định mới cho nên hoạt động ĐG KQHT của HS bị chi phối bởi các chính sách của nhà nước về GDĐT.

Việc hiểu đúng tầm quan trọng của HĐ ĐG là rất quan trọng, khi có nhận thức đúng thì CBQL, GV nhà trường sẽ tâm huyết hơn, dành thời gian nhiều hơn,... cho HĐ đánh giá HS, chính vì thế mà yếu tố ảnh hưởng đứng thứ 2 là yếu tố “nhận thức của CBQL và GV nhà trường”, có 134/155 = 86,5% cho rằng “Ảnh hưởng”“Rất ảnh hưởng”, 21/155 = 13,5% “ảnh hưởng một nửa”.

Tuy nhiên bên cạnh đó, yếu tố “Nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS về ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS” chưa được quan tâm thỏa đáng, việc tham gia của các tổ chức đoàn thể, của cộng đồng, của phụ huynh HS còn hạn chế được thông tin phản hồi đánh giá thấp nhất có 52/155 = 33,5% “Ảnh hưởng một phần nhỏ”“Ảnh hưởng một nửa”, điều này cho thấy việc phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, công đồng, nhà trường trong việc tổ chức ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL ở các trưởng tiểu học chưa hiệu quả.

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh định hướng năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.5.1. Điểm mạnh

- Các nhà trường thực hiện bồi dưỡng, chỉ đạo tự bồi dưỡng cá nhân đảm bảo theo KH, GV được quán triệt đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL, GV nâng cao trình độ và tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Phòng, Sở tổ chức và các lớp tập huấn về đánh giá do trường tổ chức.

- Các nhà QL ở các trường tiểu học TP Móng Cái hiện nay đã quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện để GV, TCM đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS cũng như hướng dẫn HS cách tự đánh giá đạt hiệu quả.

- Hiệu trưởng đã sắp xếp hợp lý thời khóa biểu dạy học; xây dựng được tiêu chuẩn giờ lên lớp; thống nhất các quy định về ngày giờ công và đảm bảo đúng quy định của BGDĐT trong QL giờ lên lớp của GV.

- Tổ chức triển khai rộng rãi cho CBQL, GV thực hiện nghiên cứu và nắm vững quy định đánh giá xếp loại HS theo định hướng phát triển năng lực; tổ chức kiểm tra HS thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định; sau mỗi đợt kiểm tra, ĐGĐK có họp rút kinh nghiệm.

- Các trường thực hiện tương đối hiệu quả công tác giám sát HĐ ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS. Hoạt động này được duy trì, tổ chức bằng nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, trong đó chú trọng kiểm tra việc thực hiện quy chế, kiểm tra thực hiện đổi mới đánh giá.

- Tổ chức thường xuyên các chuyên đề, hội thảo, hội giảng để trao đổi rút kinh nghiệm về giảng dạy, đổi mới đánh giá hiện nay.

- Các trường quan tâm đúng mức, đảm bảo quy định, tính trung thực, khách quan trong việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kích thích các tổ chức đoàn thể, các nhân hăng say trong công tác.

- Phối hợp với các xã phường, tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã (phường) để tổ chức tốt công tác xã hội hóa GD, bổ sung CSVC, chăm lo cho GD. Công tác Đoàn, Đội thiếu niên được các nhà trường tổ chức thường xuyên, nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.

* Nguyên nhân của những điểm mạnh:

- Các trường trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát liên tục của cấp trên mà chủ yếu là Phòng GD&ĐT TP Móng Cái.

- Đội ngũ CBQL được bổ nhiệm từ những GV có kinh nghiệm, đạt danh hiệu GV dạy giỏi các cấp, tổ trưởng TCM, trưởng các đoàn thể nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong công tác QL, bên cạnh họ cũng đã tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QL do Sở, Bộ tổ chức.

- Tỷ lệ GV có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao, đội ngũ GV phần lớn là GV trẻ, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần, ý thức trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Có sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh và các lực lượng GD khác.

2.5.2. Điểm yếu

- Đối với Hiệu trưởng:

+ Việc QL thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, chuẩn bị lên lớp ở một số trường chưa thật chặt chẽ, còn mang nặng tính hình thức.

+ Công tác xây kế hoạch ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực đã được quan tâm, tuy nhiên chất lượng KH chưa đảm bảo, việc tổ chức điều chỉnh, thực hiện, KH chưa kịp thời khi có thay đổi. Một số GV thực hiện chưa có hiệu quả chức năng lập KH đánh giá. Trong công tác QL, một số nhà QL còn chủ quan, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, kiểm tra đánh giá còn cả nể, bỏ qua những sai sót trong việc xây dựng KH đánh giá của TCM, của GV.

+ Tại các trường tiểu học ở TP Móng Cái hiện nay mới tập chung QL ở hình thức ĐGĐK, còn đối với hình thức ĐGTX thì công tác giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ, giao phó hết cho tổ trưởng TCM và GV tự QL, dẫn đến việc ĐGTX môn Tiếng Việt chưa hiệu quả.

+ QL hoạt động đổi mới đánh giá còn biểu hiện nhiều bất cập, một số Hiệu trưởng thiếu năng lực điều hành, thụ động trong tổ chức đổi mới, chưa phát huy hết

vai trò của TCM. Chỉ đạo thực hiện đổi mới đánh giá còn mang tính hình thức, yêu cầu GV hướng dẫn HS tự đánh giá chưa tốt, chưa tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đổi và HT chưa có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những khó khăn về CSVC để đổi mới.

+ Việc đánh giá kết quả dạy của GV và KQHT của HS cũng còn nhiều bất cập, các Hiệu trưởng chưa đi sâu vào việc kiểm tra để tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế trong đánh giá HS của đội ngũ GV.

+ Việc ứng dụng CNTT, phương tiện dạy học, CSVC sẵn có vẫn còn hạn chế, các trường chưa đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để khuyến khích GV trong công tác tự làm đồ dùng dạy học. Nguồn tài chính huy động hỗ trợ cho HĐ dạy và đánh giá HS còn ít. Một số Hiệu trưởng chưa chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tham mưu với cấp trên và phối hợp với các lực lượng xã hội hỗ trợ hoạt động đánh giá HS.

+ Các TCM sinh hoạt còn mang tính hình thức, hầu như mang tính chất giải quyết sự vụ là chính, chưa đi sâu vào sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chủ điểm để tìm ra những cách thức hữu hiệu để giải quyết khó khăn trong quá trình đánh thực hiện ĐG KQHTmôn Tiếng Việt của HS để phát huy năng lực.

+ Ở một số trường tiểu học việc dự giờ các tiết dạy để chia sẻ, trao đổi về đánh giá HS còn mang tính chiếu lệ, chạy theo số lượng, đối phó với kiểm tra. Một số CBQL, chưa tập trung chú ý đến việc góp ý, xây dựng nội dung bài dạy, các phương pháp sử dụng trong bài để PTNL, giúp GV nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm. Tổ chức chuyên đề dạy học PTNL còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi, chia sẻ cách thức đánh giá giữa các GV trong các buổi sinh hoạt TCM, họp chuyên môn nhà trường.

+ Việc áp dụng, triển khai các sáng kiến kinh nghiệm về các biện pháp nâng cao hiệu quả trong ĐG KQHTmôn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL trong các trường chưa hiệu quả.

+ Phương thức, quy trình tổ chức thi đua khen thưởng còn hạn chế, nhất là trong việc tham mưu với các cấp lãnh đạo, xây dựng quy định chi tiết và kinh phí chi trả.

+ Công tác QL hồ sơ ở các trường còn bị coi nhẹ, chưa thật sự chú trọng: ở một số đơn vị việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ chưa khoa học, công tác báo cáo nhất là báo cáo trực tuyến trên phần mềm SMAS chưa kịp thời, số liệu chưa đầy đủ, không kiểm soát được thừa thiếu số HS, thiếu thông tin của GV, HS, nội dung báo cáo còn sơ sài, làm đi làm lại nhiều lần.

Tóm lại, công tác QL HĐ kiểm tra ĐG KQHT môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học tuy đã có sự thay đổi để thích hợp với phương thức đánh giá mới. Tuy nhiên,

các HĐ mà nhà QL đã đưa ra chưa được tiến hành đồng bộ; các biện pháp QL đã được thực hiện nhưng chưa cụ thể, khoa học nên hiệu quả QL chưa cao.

- Đối với GV

+ Tính đến nay, vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chưa có nhận thức về bản chất và những yêu cầu của việc ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL. Một số GV vẫn giữ thói quen tổ chức các hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá như các phương thức cũ. Một số GV trẻ ít khinh nghiệm, chưa bám sát phân phối chương trình, không tuân theo quy trình các bước lên lớp, đánh giá không đảm bảo theo hướng dẫn của cấp trên.

+ Một số GV trẻ ở những trường có đông HS (từ 35-45 HS/lớp) gặp khó khăn trong việc ĐGTX, lúng túng trong việc ghi nhận xét HS, cách nhật xét trước HS chưa mang tính động viên, khích lệ; đánh giá nhận xét chưa kịp thời. Mặc dù GV được trao quyền tự chủ về ĐG, tuy nhiên một số GV nhất là GV bộ môn chưa chủ động, lười không ghi chép đầy đủ các nhận xét nên khó có căn cứ để đánh giá định kì.

+ Trường đã thực hiện thành lập tổ tư vấn đánh giá HS theo các môn học, tuy nhiên một số tổ bộ môn hoạt động chưa hiệu quả, một số ít CBQL, GV chưa làm tròn trách nhiệm, chưa nắm vững cách thức và các biện pháp đánh giá.

Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện ĐG KQHTmôn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL nhưng quản lý hoạt động đánh giá HS vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới.

* Nguyên nhân của những điểm yếu:

- Hiệu trưởng, TCM, GV và gia đình HS chưa thực sự đi sâu vào việc QL hoạt động ĐG HS nên hiệu quả QL chưa cao, chưa phát huy hết năng lực của HS.

- Việc XHH GD chưa được phát huy, CSVC phục vụ cho HĐ dạy học và HĐ đánh giá HS còn nhiều thiếu thốn, chưa đảm bảo chất lượng.

- Việc thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ, công tác tham mưu với các cấp QL chưa thật tích cực, chưa khoa học nên hiệu quả QL chưa cao.

2.5.3. Thời cơ

Cuộc cách mạng công nghệ đã có nhiều tác động mạnh đến nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và không thể thiếu đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, mà nó lại là đối tượng trực tiếp của GD - đào tạo. Việc tổ chức dạy học, đánh giá trong thời đại công nghệ số và mạng Internet vượt qua sự giới hạn về thời gian và không gian: những kiến thức, thông tin cơ bản ở hầu khắp các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng người học dễ dàng tìm được. Hơn thế nữa, tổ chức dạy học trực tuyến (online) cho phép các trường tổ chức, QL và triển khai các hoạt động dạy học

qua internet; theo dõi, quản lý hoạt động học tập của HS; tổ chức các bài kiểm tra trực tuyến để quản lí tiến trình và KQHT của HS. Cho phép GV khởi tạo kho học liệu, theo dõi, đánh giá HS, quản lí HĐ học và dạy trực tuyến; HS hoàn thành nhiệm vụ học tập, biết được tiến trình, kết quả học tập của bản thân; HS, GV và gia đình HS có thể tương tác được với nhau qua internet.

Trong khi tổ chức dạy học qua Internet, GV phụ trách các môn học trực tiếp ĐG kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet.

2.5.2. Nguy cơ

- Tình trạng thiếu CSVC, thiếu thiết bị dạy học hiện đại, thiếu hệ thống mạng internet và HS nghỉ học kéo dài do dịch bệnh Covid-2019 cũng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học, cũng như chất lượng ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL của các trường tiểu học nhất là khâu ĐGĐK qua internet. Nó phá vỡ KH đánh giá mà các nhà trường, TCM, cá nhân GV đã xây dựng trước khi HS nghỉ học dài ngày.

- Cách hiểu về vai trò ĐG KQHT của HS chưa đồng nhất trong các cấp QL và các tầng lớp nhân dân. Vẫn còn tư duy bao cấp, tác phong quan liêu; bệnh thành tích trong GD vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, vẫn mang nặng tính hình thức, đề cao chỉ tiêu mà chưa chú trọng đến thực chất.

- Việc quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích, động viên đội ngũ GV của các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)