Đánh giá của giáo viên về thực hiện các phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 69 - 71)

Câu Nội dung

Tỉ lệ % Điểm TB Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần nhỏ Đồng ý một nửa Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý 6

Tôi luôn nhận xét, hướng dẫn rất cụ thể đến từng HS khi các em dùng từ đặt câu chưa đúng, chưa biết viết văn, cách kể chuyện.

1.9 1.3 1.9 27.7 67.1 4.57

9

Tôi kết hợp đánh giá của mình với kết quả tự đánh giá của HS và tham khảo ý kiến của cha mẹ HS để đưa ra nhận xét.

5.8 3.9 7.1 34.2 49.0 4.17

11

Tôi chú trọng kiểm tra đều 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) để đánh giá KQHT của HS

1.9 0.6 2.6 23.9 71.0 4.61

14 Tôi tổ chức cho HS trong lớp

đánh giá lẫn nhau. 3.2 2.6 5.8 34.8 53.5 4.33 15

Tôi căn cứ vào ĐGTX và chuẩn kiến thức, kỹ năng, bài kiểm tra để thực hiện đánh giá định kỳ 4 lần/năm.

1.9 0 1.3 24.5 72.3 4.65

26 Tôi luôn ra bài kiểm tra định kì

đúng thời gian quy định. 2.6 0.6 1.9 22.6 72.3 4.61

Nhận xét: Trong các mục hỏi ở bảng 2.10 được GV phản hồi đánh giá rất cao

với điểm TB từ 4.17 đến 4.65 tương đương với “Đồng ý về cơ bản” và “Hoàn toàn đồng ý”, qua các đánh giá này ta thấy GV ở trường tiểu học TP Móng Cái đã hiểu rõ cách vận dụng phương pháp đánh giá, biết được những điểm tối ưu, điểm hạn chế của từng phương pháp ĐG nên khi thực hiện ĐGTX và đánh giá định kỳ rất linh hoạt. GV sử dụng phương pháp quan sát thể hiện ở chỗ “nhận xét, hướng dẫn rất cụ thể đến từng HS khi các em dùng từ đặt câu chưa đúng, chưa biết viết văn, cách kể chuyện”, phương pháp kiểm tra viết để “kiểm tra đều 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) để đánh giá KQHT của HS”; “ra bài kiểm tra định kì đúng thời gian quy định”.

Không những thế GV còn tham khảo thêm các kênh thông tin từ HS, Cha mẹ HS thông qua mục hỏi “Tôi kết hợp đánh giá của mình với kết quả tự đánh giá của HS và tham khảo ý kiến của cha mẹ HS để đưa ra nhận xét.” được phản hồi ĐG với mức điểm TB 4.17 tương đương với “Đồng ý về cơ bản”; GV đánh giá cao nhất là ý kiến:

“Tôi căn cứ vào ĐGTX và chuẩn kiến thức, kỹ năng, bài kiểm tra để thực hiện đánh giá định kỳ 4 lần/năm.” với mức điểm TB là 4.65 tương đương với “Hoàn toàn đồng ý” có nghĩa GV thực hiện ĐGĐK kết quả học tập của HS có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn 11,6% số GV chưa có kỹ năng hoặc là còn yếu khi tổ chức cho HS ĐG lẫn nhau, thể hiện trong mục hỏi “Tôi tổ chức cho HS trong lớp đánh giá lẫn nhau.”

Tóm lại, muốn đánh giá KQHT của HS đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu mỗi GV phải vận dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá và đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng. Đánh giá dựa vào các kênh thông tin khác nhau của nhà trường, gia đình và xã hội.

2.4. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lí đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Để thực hiện ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực, hiện nay các trường tiểu học thực hiện đánh theo theo hướng dẫn tại Thông tư 22 /2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016của Bộ GD và Đào tạo. Yêu cầu đòi hỏi mỗi chủ thể quản lý phải xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động đánh giá HS. Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động xây dựng kế hoạch, để quản lý tốt hoạt động đánh giá kết quả HS tiểu học cũng và đáp ứng nhu cầu đổi mới trong GD hiện nay. Dưới sự chỉ đạo và quản lý của Phòng GDĐT các trường tiểu học ở TP Móng Cái đã thực hiện xây dựng kế hoạch cho việc quản lý hoạt động đánh giá HS. Hằng năm, Phòng GDĐT TP Móng ban hành các công văn, hướng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn kiểm tra đánh giá định kì: giữa kì 1, cuối kỳ 1, giữa kỳ 2, cuối năm học để hướng dẫn các trường lập kế hoạch đánh giá. Các trường Tiểu học căn cứ thông tư 22, các công văn, hướng dẫn của Sở/Phòng, kế hoạch của trường để lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.

Khảo sát ĐG việc lập KH QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học TP Móng Cái, thu được kết quả sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)