TT Các biện pháp QL
Mức độ khả thi KKT KT RKT X Thứ bậc
1 Tổ chức truyền thông cho cha mẹ HS về ĐG KQHT
môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL. 0 25 130 2.84 4,5 2 Xây dựng KH ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS
theo định hướng PT NL. 0 18 137 2.88 3 3
Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL.
0 9 146 2.94 1
4
Trang bị CSVC, thiết bị, sử dụng công nghệ thông tin, kinh phí và các điều kiện khác cho việc ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL.
0 34 121 2.78 6
5
Phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PT NL.
0 15 143 2.91 2
6
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với
Tất cả 6 biện pháp đề xuất đều được các cán bộ quản lý đánh giá “Rất khả thi”, điều này chứng tỏ, các biện pháp này có thể vận dụng vào các điều của từng nhà trường với điểm TB trong khoảng từ 2,78 đến 2,94. Biện pháp được đánh giá cao nhất là “Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL.”, với điểm trung bình = 2,94, Ban giám hiệu nhà trường chú trọng công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tổ chức họp, phổ biến nội dung các văn bản đến toàn thế CBQL, GV, phụ huynh HS, để góp phần nâng cao tầm nhận thức về vai trò, ý nghĩa của HĐ đánh giá HS. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động đánh giá HS trong nhà trường. Biện pháp “Phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động ĐG KQHTmôn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực” được đánh giá ở với điểm TB 2,91 (xếp thứ bậc 2). Biện pháp “Xây dựng KH ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL.” xếp thứ bậc 3 (điểm trung bình 2,88). Biện pháp 1 và biện pháp 6 (Tổ chức truyền thông cho cha mẹ HS về ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với QL hoạt động đánh giá học kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PT NL.” xếp thứ bậc 4, 5 (với điểm TB là 2,84). Biện pháp 4 “Trang bị CSVC, thiết bị, sử dụng công nghệ thông tin, kinh phí và các điều kiện khác cho việc ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng PTNL”, có mức độ khả thi thấp hơn với điểm TB là 2,78. Nguyên nhân là do phụ thuộc vào năng lực QL của CBQL, khả năng lãnh đạo, còn phụ thuộc cấp trên trong khi mua sắm tập trung,... nên cần nhiều thời gian, công sức.
Tóm lại, việc đề xuất các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đều cho rằng rất cấp thiết và rất khả thi. Điều này cho phép khẳng định mức độ cấp thiết của việc tăng cường biện pháp quản lý hoạt động đánh giá HS ở các trường tiểu trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS cho các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp
Kết luận chương 3
Quản lý đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của của HS theo theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học có một ý nghĩa to lớn trong việc QL chất lượng GD của nhà trường. Từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của của HS theo theo định hướng phát triển năng lực tại các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá HS cấp tiểu học. Các biện pháp đề xuất đều được dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả. Các biện pháp đều căn cứ trên những Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh.
Bản thân đã đề xuất được sáu biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại của công tác QL đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao chất lượng GD tại các nhà trường tiêu học hiện nay, bao gồm:
Biện pháp 1: Tổ chức truyền thông cho cha mẹ HS về ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS.
Biện pháp 3: Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS.
Biện pháp 4: Trang bị CSVC, thiết bị, sử dụng công nghệ thông tin, kinh phí và các điều kiện khác cho việc ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lựcHS.
Biện pháp 5: Phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS.
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS.
Mỗi biện pháp đều được trình bày theo cấu trúc thống nhất: Mục tiêu của biện pháp, nội dung biện pháp, cách thức thực hiện các biện pháp, điều kiện thực hiện biện pháp.
Các biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động ĐG nói chung và quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng việt của HS theo định hướng phát triển năng lực HS nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong nhà trường hiện nay, hoạt động đánh giá HS là một khâu của hoạt động GD nhằm xác định được kết quả học tập và mức độ chiếm lĩnh về mặt kiến thức, kĩ năng và khả năng vận dụng của HS. Hoạt động này có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo; cũng là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý GD. Do vậy, QL ĐG HS tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐT.
Trên cở sở tổng kết cơ sở lý luận về quản lý HĐ kiểm tra, đánh giá nói chung, QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học nói riêng, tác giả đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Bản thân đã đề cập đến các khái niệm cơ bản như: kiểm tra, ĐG KQHT, năng lực, ĐG kết quả theo định hướng phát triển năng lực, quản lý, QL hoạt động đánh giá kết quả học tập, từ đó phân tích, đánh giá lý luận về ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu ĐG, nội dung ĐG, hình thức ĐG và phương pháp ĐG; QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực, Việc lập KH ĐG, Tổ chức thực hiện ĐG KQHT của HS, Chỉ đạo việc thực hiện HĐ ĐG KQHT của HS, Kiểm tra hoạt động ĐG KQHT của HS, Các yêu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng việt của HS theo định hướng phát triển năng lực. Khi phân tích các khái niệm, lý luận về QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng việt của HS theo định hướng phát triển năng lựcở các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Qua đó giúp tác giả có cơ sở đề xuất 06 biện pháp QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng việt của HS theo định hướng phát triển năng lực bao gồm: “Tổ chức truyền thông cho cha mẹ HS về ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS; Xây dựng KH ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS; Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS; Trang bị CSVC, thiết bị, sử dụng công nghệ thông tin, kinh phí và các điều kiện khác cho việc ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS; Phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS;Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS.”
Các biện pháp đề ra đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Xin ý kiến đóng góp của cán bộ QL, GV cốt cán của các trường và chuyên môn phòng GDĐT TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đối với các biện
pháp đưa ra và đạt kết quả: là rất cấp thiết và hợp lí cho nhà QL các trường; mức độ rất khả thi của các biện pháp cũng được đánh giá với tỉ lệ tương đối cao. Đồng thời nhà quản lí phải tiến hành động bộ các giải pháp và toàn diện để đạt hiệu quả cao.
Như vây, mục đích nghiên cứu đã hoàn thành.
2. Khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng GD nói chung và chất lượng quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nói riêng, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, phòng GD&ĐT Móng Cái.
- Hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT, chuyên môn: đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, đổi mới kiểm tra ĐG theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới công tác QL, công tác chủ nhiệm lớp, ... ; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức kiểm tra ĐG theo định hướng phát triển năng lực tại các trường ngoài địa bàn Tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng GD, chất lượng đội ngũ, chất lượng kiểm tra, đánh giá trong các trường có cấp tiểu học.
- Quan tâm, đầu tư, trang sắm, bổ sung CSVC, thay thế các thiết bị phục vụ dạy học, ĐG cũ hỏng phục vụ Chương trình GD phổ thông 2018.
- Tích cực kiểm tra việc QL đánh giá HS của các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
2.2. Đối với Thành ủy - HĐND - UBND TP Móng Cái
- Thực hiện điều động luân chuyển CBQL nhằm tạo động lực khi thực hiện công tác QL trong các trường tiểu học.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ về CSVC cho các trường tiểu học trên địa bàn để đảm bảo điều kiện tổ chức dạy và học trong giai đoạn hiện nay, nhất là đảm bảo kiệu kiện dạy học theo Chương trình GD phổ thông 2018.
- Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng, động viên, hỗ trợ các HĐ nghiên cứu phục vụ công tác kiểm tra, ĐG KQHT của HS theo định hướng PTNL.
2.3. Đối với Cán bộ QL các trường tiểu học.
- CBQL các trường tiểu học cần hiểu đúng đắn và đầy đủ về HĐ QL ĐG KQHT nói chung môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực nói riêng. Chủ động xây dựng KH và chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ĐG HS đầy đủ, đúng quy trình. Tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực dựng đội ngũ GV, đây
là khâu then chốt để làm chuyển biến chất lượng GD, chuyển từ bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.
- Tăng cường công tác tham mưu với cấp trên, công tác xã hội hoá GD để bổ sung CSVC, các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho dạy - học và đánh giá HS.
2.4. Đối với GV các trường tiểu học.
- Bản thân mỗi GV phải có tinh thần trách nhiệm, kỉ luật, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm mẫu mực, tự tin trước HS, chỗ đông người. Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung cần ĐG, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; quan tâm đến các đối tượng HS nhất là HS có hoàn cảnh khó khăn, HS khuyết tật, HS chưa hoàn thành môn học và các hoạt động GD góp phần nâng cao chất lượng GD đại trà.
- Làm tốt công tác chủ nhiệm để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn, phụ đạo cho HS chưa hoàn thành các môn học và hoạt động GD. Tăng cường việc chấm chữa, nhận xét bài cho HS theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN BGDĐT; rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc viết, tính toán, giao tiếp cho HS để bảo đảm tính GD toàn diện. Tăng cường mối đoàn kết nội bộ.
- Tích cực tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về CNTT, ứng dụng CNTT vào HĐ ĐG HS đạt hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Anthony J.Nitko (2006) Đánh giá học sinh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Hội nghị TW 8 khóa XI, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3. Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Bước đầu tìm hiểu khái niệm “đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh, tạp chí KHGD-ĐHSP TPHCM, số 56 năm 2014,Tr157-165
4. Bộ GDĐT (2005), Quyết định số 16/2005/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2005 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Chương trình GD phổ thông.
5. Bộ GDĐT (2009), Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo bao gồm ĐGTX và đánh giá định kỳ.
6. Bộ GDĐT (2010), Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT về ban hành điều lệ trường tiểu học.
7. Bộ GDĐT (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 Ban hành qui định đánh giá HS tiểu học.
8. Bộ GDĐT (2016), Tài liệu tập huấn ra đề Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo thông tư Thông tư số 22/TT-BGD&ĐT.
9. Bộ GDĐT (2016), Thông tư số 22/TT-BGD&ĐT về ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
10. Bộ GDĐT (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
11.Hà Lê Thị Mỹ Hà, Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
12.Trần Trọng Hà (2015), Quản lý phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực. Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Hậu, Phạm Văn Hiền, Đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực thông qua môn Toán và Tiếng Việt, Tạp chí Quản lý Giáo dục, 2017, Tập. 9, số 11, trang 48-62
14. Bùi Minh Hiền (2009), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
16.Nguyễn Văn Hộ (2001), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục Hà Nội.
17.Trần Kiểm (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.
18.Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. 19.Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2016), Giáo trình kiểm tra, đánh giá trong
giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
20. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra, đánh giá trong dạy - học Đại học, NXB Giáo dục Hà Nội