Biểu đồ tần suất bài kiểm tra số 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 64 - 92)

Trên bảng 3.3, bảng 3.4 và hình 3.2 cho thấy điểm của HS của cả 2 trường thực nghiệm có điểm rải đều từ 4 tới 10.

Số lượng HS yếu, kém có mức điểm dưới 4 thấp, chiếm 5.6% trên tổng số HS tham gia thực nghiệm.

Số lượng HS trung bình số lượng điểm từ 5 - 6 điểm chỉ chiếm 25 % trên tổng số HS tham gia thực nghiệm.

Số lượng HS khá, giỏi có mức điểm từ 7 trở lên chiếm tỉ lệ lớn, chiếm 72,2% trên tổng số HS tham gia thực nghiệm. Trong đó, điểm số của HS tập trung chủ yếu ở mức từ 7- 8 điểm (58,3%). Các em HS thuộc nhóm này làm các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng khá tốt.

So với bài kiểm tra số 1 thì bài kiểm tra số 2 số HS đạt điểm yếu, kém giảm, còn số HS đạt điểm khá giỏi tăng lên nhiều. Điều đó cho thấy học sinh đã bước đầu nắm được phương thức học bài theo phương pháp dạy học theo chủ để.

Từ những kết quả phân tích qua đợt thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy khả năng nắm vững và vận dụng tri thức trong giải quyết các vấn đề của HS khá tốt. Điều này cho thấy phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. HS hiểu bài và ghi nhớ bài tốt hơn, lâu hơn, bền hơn, có khả năng tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo trong giải quyết các yêu cầu, các vấn đề gần gũi trong cuộc sống.

3.4.2. Đánh giá kết quả phát triển năng lực của học sinh

Để đánh giá các năng lực học sinh đạt được sau khi học xong các chủ đề, chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm và các phiếu đánh giá năng lực kết quả thu được ở bảng dưới đây:

3.4.2.1. Kết quả sản phẩm của học sinh

Phiếu đánh giá sản phẩm sẽ được phát cho cả học sinh và giáo viên. Giáo viên sẽ đánh giá sản phẩm cua tất cả các nhóm học sinh, còn học sinh sẽ đánh giá sản phẩm của các nhóm khác trong lớp. Kết quả đánh giá là điểm trung bình của giáo viên và học sinh.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sản phẩm chủ đề 1

Bảng đánh giá sản phẩm chủ đề “Quang hợp và năng suất cây trồng”

Giáo viên đánh giá:Dương Văn Tâm. Nhóm được đánh giá: 16 nhóm (4 lớp)

Tiêu chí đánh giá Thang

điểm Đánh giá của GV (X) Các nhóm tự đánh giá (X) Nội dung

Nội dung đầy đủ, chính xác 10 7.82 8.14

Kiến thức sâu mở rộng thêm, có kiến thức mới 10 8.25 8.36 Có sự liên hệ thực tiễn 10 8.32 8.50 Hình thức trình bày Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi 10 7.98 8.17 Hình ảnh, clip hấp dẫn thu hút 10 8.36 9.1

Không có lỗi chính tả, trình bày,

văn phạm 10 8.12 8.37

Tác phong thuyết trình

Phong cách thuyết trình linh

hoạt, tự tin 10 8.20 8.51 Nhóm thuyết trình có sự phối

hợp trong thời gian trình bày và trả lời chất vấn

10 7.65 8.11

Nhóm thuyết trình nắm vững nội

dung bài 10 7.78 7.98

Đủ thời gian cho phép 10 8.96 9.10

Tổng điểm 100 81.4 84.4

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá sản phẩm chủ đề 2

Bảng đánh giá sản phẩm chủ đề “Nitơ và bón phân hợp lí”

Giáo viên đánh giá:Dương Văn Tâm. Nhóm được đánh giá: 16 nhóm (4 lớp)

Tiêu chí đánh giá Thang

điểm Đánh giá của GV (X) Các nhóm tự đánh giá (X) Nội dung

Nội dung đầy đủ, chính xác 10 8.12 8.24

Kiến thức sâu mở rộng thêm,

có kiến thức mới 10 8.35 8.46 Có sự liên hệ thực tiễn 10 8.32 8.75 Hình thức trình bày Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi 10 7.78 8.27 Hình ảnh, clip hấp dẫn thu hút 10 8.16 9.14 Không có lỗi chính tả, trình bày, văn phạm 10 8.26 8.57 Tác phong thuyết trình

Phong cách thuyết trình linh

hoạt, tự tin 10 8.15 8.11 Nhóm thuyết trình có sự phối

hợp trong thời gian trình bày và trả lời chất vấn

10 7.65 8.11

Nhóm thuyết trình nắm vững

nội dung bài 10 8.28 7.98 Đủ thời gian cho phép 10 8.86 9.17

Tổng điểm 100 81.9 84.8

Kết quả 83.4

Từ kết quả bảng 3.6 và hình 3.3 ta nhận thấy được học sinh chuẩn bị nội dung bài dự án rất tốt, có cách trình bày khoa học, thuyết trình tự tin, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đặc biệt là khả năng ứng sử và sử lí tình huống có vấn đề được nâng cao khá nhiều so với trước bài học. Từ đó chúng tôi thấy được sự khả quan của phương pháp dạy học theo chủ đề này.

3.4.2.2. Kết quả đánh giá một số năng lực đạt được của học sinh

Để đánh giá một số năng lực của học sinh, chúng tôi sử dụng các phiếu đánh giá với mục đích là đánh giá sự tiến bộ của học sinh vè năng lực sau khi học xong các chủ đề. Kết quả đánh giá như sau:

* Năng lực tự học

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá năng lực tự học

Bảng đánh giá năng lực tự học

Giáo viên đánh giá: Dương Văn Tâm. HS được đánh giá: 144 HS (4 lớp)

Chỉ tiêu đánh giá Mức độ Kết quả đạt được SL Tỉ lệ %

1. Xác định yêu cầu nhiệm vụ

1 27 18.75

2 45 31.25

3 72 50.00

2. Lập dàn ý cho ý tưởng yêu cầu, nhiệm vụ

1 45 31.25

2 18 12.50

3 81 56.25

3. Xây dựng được kế hoạch học tập và làm việc phù hợp

1 36 25.00

2 81 56.25

3 27 18.75

4. Tiếp cận thông tin

1 72 50.00 2 36 25.00 3 36 25.00 5. Xử lí thông tin 1 45 31.25 2 45 31.25 3 54 37.50

6. Vận dụng tri thức thông tin

1 18 12.50

2 72 50.00

3 54 37.50

7. Tự nhận xét được kết quả học tập nghiên cứu của bản thân và người khác

1 18 12.50

2 45 31.25

Qua bảng 3.7. Thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong biểu hiện các mức độ của các tiêu chí đánh giá NL của HS. Tỉ lệ học sinh đạt mức độ 3 trong các tiêu trí khá cao (> 50%).Tuy có sự không đều giữa các tiêu chí và có tiêu chí học sinh chỉ đạt mức độ 1, có thể giải thích là do phương pháp dạy học theo chủ đề là phương pháp dạy học mới có nhiều điểm khác so với phương pháp dạy truyền thống.

Kết quả cho thấy hầu hết học sinh đã có sự phát triển năng lực tự học rõ rệt thông qua các tiết học theo chủ đề dạy học.

* Năng lực giải quyết vấn đề

Bảng 3.8. Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Bảng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Bảng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Giáo viên đánh giá: Dương văn Tâm. HS được đánh giá: 144 HS (4 lớp)

Chỉ tiêu đánh giá Mức độ

Kết quả đạt được

SL Tỉ lệ

%

1. Thu thập và giải thích các thông tin liên quan đến vấn đề

1 9 6.25 2 36 25.00 3 27 18.75 4 72 50.00

2. Đề xuất các phương án giải quyết

1 18 12.50 2 18 12.50 3 36 25.00 4 72 50.00

3. Phân công nhiệm vụ, thực hiện giải pháp theo kế hoạch

1 9 6.25 2 36 25.00 3 27 18.75 4 72 50.00

4. Thực hiện đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

1 9 6.25 2 9 6.25 3 18 12.50 4 108 75.00

Qua bảng 3.8 cho thấy các em học sinh có sự phát triển về năng lực giải quyết vấn đề với tỉ lệ học sinh đạt mức 4 trên 50%. Nguyên nhân là do các vấn đề trong bài khá gần gũi với đời sống cho nên học sinh khá dễ dàng đưa ra cách giải quyết phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh chưa tập trung vào học tập, không suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề mà dựa dẫm vào người khác.

Từ kết quả trên thấy được sự hiệu quả của phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh.

* Năng lực hợp tác

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác

Bảng đánh giá năng lực hợp tác nhóm

Giáo viên đánh giá: Dương Văn Tâm. HS được đánh giá: 144 HS (4 lớp)

Chỉ tiêu đánh giá Mức độ Kết quả đạt được SL Tỉ lệ %

1. Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm.

1 18 12.50

2 27 18.75

3 99 68.75

2. Xác định được công việc cụ thể theo trình tự thời gian.

1 9 6.25

2 45 31.25

3 90 62.5

3. Đễ xuất ý tưởng, sáng tạo.

1 36 25.00

2 27 18.75

3 81 56.25

4. Kĩ năng tổng hợp, lựa chọn, sắp xếp ý kiến các thành viên trong nhóm.

1 18 12.50

2 27 18.75

3 99 68.75

5. Sự phối hợp giữa các thành viên khi trình bày sản phẩm

1 27 18.75

2 54 37.50

Qua bảng 3.9 cho thấy các em học sinh có sự phát triển về năng lực hợp tác với tỉ lệ học sinh đạt mức 3 trên 50%. Tuy nhiêu, có nhiều tiêu trí số học sinh chỉ đạt mức độ 1 vẫn cò khá cao, nguyên nhân là do một số học sinh chưa tập trung vào nhiệm vụ học tập, vẫn còn ham chơi, lười suy nghĩ và ngại giao tiếp với bạn bè.

Từ kết quả trên thấy được sự hiệu quả của phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh.

3.4.3. Đánh giá sự tác động của DH từ phía GV

Song song với việc đánh giá lĩnh hội tri thức và phát triển năng lực, chúng tôi tiến hành đánh giá về sự phù hợp và hiệu quả của phương pháp DHTCD thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với HS, GV TPHT và qua các phiếu điều tra HS và các phiếu hỏi GV (Phụ lục 2 và 3). Ngoài ra, qua quá trình theo dõi, giám sát việc triển khai các công việc để hoàn thành các CDHT của các nhóm và việc liên tục tổ chức cho các nhóm tiến hành báo cáo sản phẩm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức DHTCD đó đem lại hứng thú, kích thích được khả năng học tập cho HS, các HS trong nhóm tích cực tham gia phát biểu đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhau để hoàn thành các công việc được giao, không khí lớp học thoải mái, vui vẻ; đa số HS đó nắm vững được các nội dung kiến thức sau những buổi học; khả năng trình bày bài, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức hoạt động nhóm được nâng lên rõ nét...

Để có thêm những thông tin xác thực đánh giá được những tác động tích cực của DHTCD, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của 12 GV sau khi dự giờ trực tiếp (6 GV bộ môn và 6 GV khác môn) và 144 HS sau khi được tiếp cận DHTCD có sử dụng bài giảng được thiết kế theo hướng tổ chức DH bằng 02 mẫu phiếu thăm dò ý kiến dành cho GV và HS (Phụ lục số 2 và số 3). Kết quả cụ thể như bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.10. Phân tích kết quả thăm dò ý kiến GV

STT Nội dung thăm dò ý kiến

Ý kiến của GV (%) Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý 1 Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của HS 100 0 0

2 Rèn luyện thói quen tự học, tự kiểm tra đánh

giá của HS 85.5 14.5 0

3 Hình thành và phát triển những kỹ năng cần

thiết như hoạt động hợp tác,… 100 0 0

4 GV là người hướng dẫn, định hướng,

HS chủ động lĩnh hội kiến thức mới. 100 0 0

5 HS dễ hiểu, hiểu sâu sắc khi quan sát

thực tế, thí nghiệm, hình ảnh sinh động 79.2 20.8 0

6 HS được tích cực trao đổi kiến thức,

hoạt động trong nhóm và ngoài nhóm 100 0 0

7 Học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức

trong một đơn vị thời gian 81.2 18.8 0

8 Lớp học sôi nổi, hào hứng hơn, không

bị bó hẹp bởi không gian và thời gian. 100 0 0

9 GV dễ theo dõi HS cá biệt, dễ phân hoá được

trình độ HS. 81.2 12.5 6.3

10 Hình thức này có khả năng thực hiện,

cần triển khai rộng. 80.5 19.5 0

11 HS phải tự giác thì hiệu quả dạy học

mới cao. 100 0 0

Đa phần GV cho rằng việc tổ chức dạy học bằng bài giảng thiết kế theo hướng DHTCD có tác dụng kích thích HS hứng thú học tập, rèn luyện thói quen tự học, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá. Kết quả cho thấy qua mỗi bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm không chỉ kết quả học tập của các em nâng lên rõ rệt mà hứng thú học tập cũng như tham gia tự kiểm tra kiến thức cũng đã được cải thiện, không còn tình trạng học kiểu “đối phó” với các bài kiểm tra như trước. Đặc biệt khi HS làm quen với DHTCD, họ sẽ rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm rất tốt, vốn dĩ trước đây là yếu điểm lớn của HS ở cấp THPT tại khu vực TT Kinh Môn nói chung. Một số ít GV vẫn còn

ngần ngại tiếp cận với DHTCD, qua trao đổi chúng tôi thấy đây đều là những GV đã có tuổi, quen với cách dạy truyền thống, ngại thay đổi và tiếp cận với phương pháp và hình thức dạy học mới. Điểm hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục thông qua lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếp cận với DHTCD cho GV hay các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn tại các buổi họp tổ chuyên môn định kì. Hầu hết GV khi tham gia dạy thực nghiệm đều cho rằng vận dụng DHTCD làm cho giờ học trở nên sôi nổi, hiệu quả và không bị gò bó như trước.

Bảng 3.11. Phân tích kết quả thăm dò ý kiến HS

STT Nội dung thăm dò ý kiến

Ý kiến của học sinh (%) Đồng ý Lưỡng

lự

Không đồng ý

1 Gây hứng thú học tập cao 96.9 1.7 1.4

2 Gắn với thực tiễn nên hiểu bài

sâu sắc, dễ nhớ và nhớ lâu hơn 100 0 0

3 Lĩnh hội được nhiều kiến thức trong thời

gian ngắn hơn 100 0 0

4 Có thể tự kiểm tra, đánh giá được mức

độ lĩnh hội kiến thức mới 85.1 9.8 5.1

5 Được liên hệ với thực tiễn có liên quan

đến cuộc sống hàng ngày. 100 0 0

6 Lớp học hào hứng sôi nổi hơn, trao đổi,

hoàn thiện kiến thức mới nhanh hơn 100 0 0

7 Tăng khả năng hoạt động nhóm 84.6 8.6 6.8

8 Đưa ra được ý kiến cá nhân sau khi nghiên

cứu nội dung của các tài liệu liên quan. 97.9 2.1 0 9 Được GV hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp

trong quá trình học tập. 85.2 5.2 9.6

10 Hình thức DH này cần phổ biến và thực hiện

Qua quan sát, theo dõi quá trình làm việc của HS, qua trao đổi trực tiếp với HS và dựa vào những kết quả điều tra ở trên, chúng tôi thấy đa số HS đều cho rằng:

Với việc bản thân phải tự lực thực hiện các công việc để chiếm lĩnh tri thức đó đem lại hứng thú trong học tập cho HS, kích thích được khả năng học tập của HS.

Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhau trong các công việc chung của nhóm cũng như trong những công việc riêng của từng thành viên trong nhóm và từ đó tạo ra không khí lớp học rất thoải mái, vui vẻ không bị gò bó, nặng nề.

- Hiệu quả công việc của các nhóm đạt kết quả tốt. Các thành viên trong nhóm lĩnh hội được tri thức một cách sâu sắc gắn với thực tiễn hơn.

- Không chỉ ghi nhớ, hiểu nhanh hơn, sâu sắc hơn mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học, biết phân tích, so sánh, tổng hợp những nội dung kiến thức đã học, biết phát triển và vận dụng các kiến thức đã học vào lí giải những vấn đề trong thực tiễn,...

Ngoài những điều nêu trên, chúng tôi cho rằng thông qua DHTCD sẽ có tác dụng rất hiệu quả về giáo dục đức tính nghiêm túc, phong cách nghiên cứu khoa học và hình thành những kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học sau này của HS. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít HS chưa nhận thấy mặt tích cực HDTCD nên các em còn ngần ngại, chưa nghiêm túc trong hoạt động. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách chủ động tổ chức cho các em được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)