Phân tích kết quả thăm dò ý kiến GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 72)

STT Nội dung thăm dò ý kiến

Ý kiến của GV (%) Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý 1 Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của HS 100 0 0

2 Rèn luyện thói quen tự học, tự kiểm tra đánh

giá của HS 85.5 14.5 0

3 Hình thành và phát triển những kỹ năng cần

thiết như hoạt động hợp tác,… 100 0 0

4 GV là người hướng dẫn, định hướng,

HS chủ động lĩnh hội kiến thức mới. 100 0 0

5 HS dễ hiểu, hiểu sâu sắc khi quan sát

thực tế, thí nghiệm, hình ảnh sinh động 79.2 20.8 0

6 HS được tích cực trao đổi kiến thức,

hoạt động trong nhóm và ngoài nhóm 100 0 0

7 Học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức

trong một đơn vị thời gian 81.2 18.8 0

8 Lớp học sôi nổi, hào hứng hơn, không

bị bó hẹp bởi không gian và thời gian. 100 0 0

9 GV dễ theo dõi HS cá biệt, dễ phân hoá được

trình độ HS. 81.2 12.5 6.3

10 Hình thức này có khả năng thực hiện,

cần triển khai rộng. 80.5 19.5 0

11 HS phải tự giác thì hiệu quả dạy học

mới cao. 100 0 0

Đa phần GV cho rằng việc tổ chức dạy học bằng bài giảng thiết kế theo hướng DHTCD có tác dụng kích thích HS hứng thú học tập, rèn luyện thói quen tự học, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá. Kết quả cho thấy qua mỗi bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm không chỉ kết quả học tập của các em nâng lên rõ rệt mà hứng thú học tập cũng như tham gia tự kiểm tra kiến thức cũng đã được cải thiện, không còn tình trạng học kiểu “đối phó” với các bài kiểm tra như trước. Đặc biệt khi HS làm quen với DHTCD, họ sẽ rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm rất tốt, vốn dĩ trước đây là yếu điểm lớn của HS ở cấp THPT tại khu vực TT Kinh Môn nói chung. Một số ít GV vẫn còn

ngần ngại tiếp cận với DHTCD, qua trao đổi chúng tôi thấy đây đều là những GV đã có tuổi, quen với cách dạy truyền thống, ngại thay đổi và tiếp cận với phương pháp và hình thức dạy học mới. Điểm hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục thông qua lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếp cận với DHTCD cho GV hay các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn tại các buổi họp tổ chuyên môn định kì. Hầu hết GV khi tham gia dạy thực nghiệm đều cho rằng vận dụng DHTCD làm cho giờ học trở nên sôi nổi, hiệu quả và không bị gò bó như trước.

Bảng 3.11. Phân tích kết quả thăm dò ý kiến HS

STT Nội dung thăm dò ý kiến

Ý kiến của học sinh (%) Đồng ý Lưỡng

lự

Không đồng ý

1 Gây hứng thú học tập cao 96.9 1.7 1.4

2 Gắn với thực tiễn nên hiểu bài

sâu sắc, dễ nhớ và nhớ lâu hơn 100 0 0

3 Lĩnh hội được nhiều kiến thức trong thời

gian ngắn hơn 100 0 0

4 Có thể tự kiểm tra, đánh giá được mức

độ lĩnh hội kiến thức mới 85.1 9.8 5.1

5 Được liên hệ với thực tiễn có liên quan

đến cuộc sống hàng ngày. 100 0 0

6 Lớp học hào hứng sôi nổi hơn, trao đổi,

hoàn thiện kiến thức mới nhanh hơn 100 0 0

7 Tăng khả năng hoạt động nhóm 84.6 8.6 6.8

8 Đưa ra được ý kiến cá nhân sau khi nghiên

cứu nội dung của các tài liệu liên quan. 97.9 2.1 0 9 Được GV hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp

trong quá trình học tập. 85.2 5.2 9.6

10 Hình thức DH này cần phổ biến và thực hiện

Qua quan sát, theo dõi quá trình làm việc của HS, qua trao đổi trực tiếp với HS và dựa vào những kết quả điều tra ở trên, chúng tôi thấy đa số HS đều cho rằng:

Với việc bản thân phải tự lực thực hiện các công việc để chiếm lĩnh tri thức đó đem lại hứng thú trong học tập cho HS, kích thích được khả năng học tập của HS.

Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhau trong các công việc chung của nhóm cũng như trong những công việc riêng của từng thành viên trong nhóm và từ đó tạo ra không khí lớp học rất thoải mái, vui vẻ không bị gò bó, nặng nề.

- Hiệu quả công việc của các nhóm đạt kết quả tốt. Các thành viên trong nhóm lĩnh hội được tri thức một cách sâu sắc gắn với thực tiễn hơn.

- Không chỉ ghi nhớ, hiểu nhanh hơn, sâu sắc hơn mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học, biết phân tích, so sánh, tổng hợp những nội dung kiến thức đã học, biết phát triển và vận dụng các kiến thức đã học vào lí giải những vấn đề trong thực tiễn,...

Ngoài những điều nêu trên, chúng tôi cho rằng thông qua DHTCD sẽ có tác dụng rất hiệu quả về giáo dục đức tính nghiêm túc, phong cách nghiên cứu khoa học và hình thành những kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học sau này của HS. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít HS chưa nhận thấy mặt tích cực HDTCD nên các em còn ngần ngại, chưa nghiêm túc trong hoạt động. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách chủ động tổ chức cho các em được tham gia học tập theo hình thức này nhiều hơn nữa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trước những yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phát triển, việc chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đó, dạy học theo chủ đề dạy học là một trong những phương thức hiệu quả nhất để phát triển năng lực học sinh. Việc xây dựng và đưa các chủ đề dạy học vào dạy học ở trường THPT nói chung, môn sinh học nói riêng vừa nhằm mục đích nâng cao năng lực, sở trường, óc tìm tòi, sáng tạo vừa nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh và hơn hết giúp học sinh giải quyết được những tình huống trong thực tiễn. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã thực hiện được: - Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề, dạy học theo định hướng phát triển NL HS.

- Phân tích nội dung chương trình môn sinh học ở trường THPT, từ đó xác định được các năng lực cần hình thành cho HS thông qua dạy học các chủ đề DH.

- Xây dựng được 2 chủ đề DH kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở trường THPT.

- Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi và sự phù hợp của các chủ đề DH mà chúng tôi đề xuất.

Việc dạy học theo chủ đề DH về thực chất không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi GV cần phải khắc phục tâm lí ngại thay đổi, sẵn sàng chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của

mình. Tôi hi vọng rằng, đề tài này sẽ là cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho mỗi thầy cô.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chủ đề DH kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở trường THPT và chính thức đưa vào giảng dạy ở cấp THPT. - Triển khai giảng dạy thực tiễn ở trường phổ thông và tiến hành đánh giá kết quả dạy và học các chủ đề DH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học, Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho

giáo viên trung học phổ thông, Đề tài KHCN cấp bộ B2010-TN03-30TĐ.

3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới

và hội nhập(Đại hội VI,VII,VIII,IX,X), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Thành Đạt (2006), Sách giáo khoa Sinh học 11, Nxb Giáo dục. 5. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và

sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm.

6. Hội thảo "Dạy học tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015" do Bộ GD-ĐT tổ chức ở TPHCM ngày 27/11/2012.

7. Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên

nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Kỳ (chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người

học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

11. Cao Thị Thặng (2010), Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát

triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015, Đề tài KHCN

cấp Bộ B2008-37-06.

12. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực

học sinh (Quyển 1 - khoa học tự nhiên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang (người dịch) (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông - Một số vấn đề của lý luận dạy học hiện đại,

14. Lê Đình Trung (Chủ biên) - Phan Thanh Hội (2016), Dạy học theo định

hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Hoàng Thị Tuyết (2012), Đào tạo - Dạy học theo quan điểm tích hợp: Chúng ta đang ở đâu?

Tài liệu tiếng nước ngoài

16. M.N. Скаткин (1970), ПРОбЛе бuбакmuкu И3ДаТеЛЪСТBO ПеЛаГОГИка, м. 17. https://en.wikipedia.org/wiki/Thematic_learning

18. http://www.2learn.ca/Projects/projectcentre/projframea.html 19. http://www.4teachers.org/projectbased/

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

Thiết kế chủ đề: Nitơ và bón phân hợp lí

Bước 1: Lựa chọn chủ đề:

Trong bài 5, 6 SGK Sinh học 11 chủ yếu trình bày quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật, chuyển hóa nitơ trong đất, vai trò của nguyên tố nitơ và các biện pháp bón phân hợp lí. Vì vậy chúng tôi đặt tên chủ đề 2 bài này là: Nitơ và bón phân hợp lí

Bước 2: Xác định nội dung của chủ đề

Các câu hỏi khái quát nội dung chủ đề

- Nito có vai trò gì đối với thực vật ?

- Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật được diễn ra như thế nào? - Nêu các dạng nitơ có trong tự nhiên mà cây có thể hấp thụ được? - Trình bày quá trinh chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ?

- Thế nào là bón phân hợp lí? biện pháp đó có vai trò gì đối với cây trồng và đối với môi trường?

Nội dung chính của chủ đề

- Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây - Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật

- Bón phân với năng suất cây trồng và môi trường

Bước 3: Mục tiêu của chủ đề Kiến thức

- Học sinh nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng và trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được.

- Nêu được vai trò sinh lí của nitơ

- Trình bày được các quá trình đồng hoá nitơ trong mô thực vật - Nhận thức được đất là nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây.

- Nêu được các dạng nitơ cây hấp thu từ đất, viết được công thức của chúng. - Mô tả được quá trình chuyển hoá nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong đất thành dạng nitơ khoáng chất.

- Nêu được các con đường cố định nitơ trong tự nhiên và vai trò của chúng. - Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng

Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát

- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, thảo luận nhóm, làm việc với sách giáo khoa.

Về thái độ:

- Học sinh phải có ý thức trong việc tìm hiểu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, gắn kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

Về năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác nhóm - Năng lực tự học

Bước 4. Xây dựng hoạt động dạy học - Kế hoạch dạy học tổng thể:

Tiết Hoạt động dạy học Phương pháp,

hình thức tổ chức Sản phẩm

1 - Hđ 1: Hình thành kiến thức + Các dạng nitơ trong tự nhiên + Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.

+ Vai trò của nitơ.

- Hđ 2: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ tìm hiểu tình hình sử dụng phân bón tại đại phương + Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình chăm sóc và bón phân cho cây tỏi tại xã An Phụ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình chăm sóc và bón phân cho cây dưa lê tại xã Bạch Đằng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình chăm sóc và bón phân cho cây hành tại xã Hiệp Sơn.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu quá trình chăm sóc và bón phân cho cây dưa hấu tại xã Thăng Long.

- Phương pháp dạy học trực quan, hỏi đáp, làm việc theo nhóm. - Hình thưc tổ chức: Dạy kiến thưc mới trên lớp. - Phương pháp dạy học dự án. - Sơ đồ quá trình đồng hóa nitơ - Vai trò của nguyên tố nitơ - Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm. 2 - Hđ 1: nghiệm thu và đánh giá kết quả. Phương pháp kiểm tra đánh giá. Các bài báo cáo thu hoạch của học sinh (dạng văn bản, video, bài trình chiếu..).

Ngày soạn: 15/9/2016 Tuần: từ tuần 2 đến tuần 3

Ngày dạy: từ ngày 26 đến ngày 02/10/2016 Tiết: từ tiết 3 đến tiết 4

Chủ đề: NITƠ VÀ VẤN ĐỀ BÓN PHÂN HỢP LÍ Tiết 1: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được.

- Nêu được vai trò sinh lí của nitơ.

- Trình bày được các quá trình đồng hoá nitơ trong mô thực vật. - Nhận thức được đất là nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây.

- Nêu được các dạng nitơ cây hấp thu từ đất, viết được công thức của chúng. - Mô tả được quá trình chuyển hoá nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong đất thành dạng nitơ khoáng chất.

- Nêu được các con đường cố định nitơ trong tự nhiên và vai trò của chúng. - Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng

2. Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát .

- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, thảo luận nhóm, làm việc với sách giáo khoa.

3. Về thái độ

- Học sinh phải có ý thức trong việc tìm hiểu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, gắn kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

4. Về năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác nhóm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:Hỏi đáp, trực quan, thảo luận nhóm, kĩ thuật tia chớp.

- Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)