Tình hình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề ở trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 25 - 29)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.7. Tình hình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề ở trên thế giới và Việt Nam

1.7.1. Trên thế giới

Tư tưởng dạy học theo chủ đề đã xuất hiện khá sớm, Từ thời trung cổ “Tính vấn đề” trong dạy học đã được nhà triết học cổ Hy Lạp Sôcrat quan tâm đến, ông đã xây dựng một phương pháp độc đáo: “Toạ đàm, tranh luận” đó là tư tưởng khởi đầu cho dạy học theo chủ đề sau này. Các nhà giáo dục Nga như A.IaGheeđơ; B.E.Raicop; N.A.Rizôlôp… đã đề xuất phương pháp tìm tòi ơritxtic trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình nhận thức.

Quan điểm về dạy học theo chủ đề đã được nhà giáo dục nổi tiếng Hoa kỳ J.Dewey trình bày trong cuốn: “Dân chủ và giáo dục” (1916), đừng quan niệm giáo dục là chuẩn bị cho cuộc sống tương lai mà phải làm cho giáo dục gắn đầy đủ với cuộc sống hiện tại, nghĩa là xã hội rộng lớn và lớp học đều phải tham gia nghiên cứu cuộc sống hiện tại với các vấn đề cần giải quyết.

Trong nhiều thập kỷ tiếp theo các nhà tâm lý học và sư phạm Xô Viết (cũ) đã đóng góp nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu lý luận phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập như: Lev Vưgotsky, S.L.Rubinstein, A.M. Machjusin, A.V. Bruslinskii, B. E.Raikov, P.I.Pidkasistưi, A.M. Machjiusin, A.V. Bruslinskii, B.E.Raikov,M.N.Skatkin,…

Đặc biệt năm 1968, W.Ôkôn - nhà giáo dục học Ba Lan đã hoàn thành một công trình khá hoàn chỉnh và có giá trị về dạy học theo chủ đề. Đó là cuốn “Những cơ sở của dạy học theo chủ đề”.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh về công lao của một nhà sư phạm nổi tiếng đã cống hiến cho lí luận dạy học Xô viết (cũ) và thế giới mà các công trình của ông được đặc cách viết thành báo cáo khoa học đặc biệt có giá trị để bảo vệ học vị TS Khoa học sư phạm năm 1970. Đó là M.N. Скаткин [16]. Trong báo cáo này M.N.Skatkin đã thông báo về thành tựu khoa học của ông và nhiều đồng nghiệp Xô viết khác là tìm ra con đường nâng cao hoạt động nhận thức độc lập và sáng tạo cho học sinh khi sử dụng mọi hình thức dạy học đa dạng như: dùng lời, quan sát và thực hành, từ đó tác giả đã đưa ra nhiều kiến nghị cho GV áp dụng DH theo chủ đề vào hoạt động DH các bộ môn tại Trường phổ thông [16, tr.27]. M.N. Скаткин đã đề ra ba mức độ áp dụng dạy học theo chủ đề đối với học sinh tuỳ theo lứa tuổi, trình độ kỹ năng tiếp cận lối dạy học này mà các em được tập dượt dưới sự hướng dẫn từng bước của GV. Mức độ tiếp theo GV dẫn dắt HS tiếp nhận tài liệu học tập theo tình huống vấn đề kiểu “Tìm tòi bộ phận”. Mức độ cao là sự gắn chặt với sự xúc cảm cao của người học có tác dụng tập dượt tư duy khoa học một cách biện chứng cho HS, giáo viên dẫn dắt tổ chức hoạt động nhận thức để các em đặt ra được tình huống có vấn đề rồi tự mình giải quyết tức là mức độ “Tìm tòi khoa học”. Khi áp dụng mức độ này thì tình huống có vấn đề diễn ra trong giảng dạy do học sinh đặt và giải quyết nên nâng cao được tính hứng thú học tập của các em một cách tự lực sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh bắt trước nhà khoa học nghiên cứu một vấn đề khoa học. Vai trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy - học này là sự hợp tác, tuỳ theo cách thức áp dụng mô tả như trên mà GV chi phối mức hoạt động độc lập tích cực nhận thức của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới.

Trong lĩnh vực lí luận dạy học Xô viết thì Giáo sư E.P.Brunov và Viện sĩ I.D. Zverev có các công trình lớn chuyên khảo về phát triển năng lực độc lập

tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình học tập giáo trình sinh học nói chung và Giải phẫu sinh lí vệ sinh người nói riêng.

1.7.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp dưới góc độ lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học môn học nói riêng, trong đó vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm là xây dựng chương trình và SGK theo quan điểm tích hợp. Ở THPT, tích hợp môn học đang được nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi hẹp mà chưa được triển khai đại trà. Xu hướng dạy học theo chủ đề tích hợp ở Việt Nam nhằm mục tiêu rút gọn thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học và chú trọng tập dượt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn. Có thể điểm qua một số nghiên cứu về dạy học theo chủ đề tích hợp ở Việt Nam như sau:

Trong công trình nghiên cứu “Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc

phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015”, tác giả Cao

Thị Thặng, đã tổng quan các vấn đề về lí luận và thực tiễn về xu thế dạy học chủ đề tích hợp trong chương trình giáo dục của một số nước trên thế giới. Phân tích thực trạng việc vận dụng quan điểm dạy và học theo chủ đề tích hợp trong chương trình giáo dục Việt Nam. Đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm tiếp cận tích hợp và phát triển chương trình trường phổ thông Việt Nam trong tương lai sau 2015 [11].

Tác giả Hoàng Thị Tuyết đã phân tích lí thuyết chủ đề tích hợp, chương trình giáo dục tích hợp và thực tiễn ứng dụng lí thuyết này ở Việt Nam trong việc xây dựng chương trình phổ thông, đặc biệt là xây dựng chương trình tiểu học sau 2015 [15].

Tại hội thảo “Dạy tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo

dục phổ thông sau năm 2015” do Bộ GDĐT tổ chức ở TPHCM ngày

phân hóa cho giáo dục phổ thông nước nhà dựa trên kinh nghiệm một số nước như Hàn Quốc, Pháp... và đề xuất xu hướng dạy học tích hợp trong chương trình các bậc học phổ thông, ngoài môn học bắt buộc sẽ có các môn tự chọn [6].

Tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh nghiên cứu “Hình thành năng lực dạy học

tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông”. Trong công trình này, tác giả đã

nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu biên soạn tài liệu dạy học tích hợp một số môn học (Vật lí, Sinh học, Địa lí...) ở trường trung học phổ thông, tổ chức tập huấn hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông [2].

Đặc biệt trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả do Đỗ Hương Trà (Chủ biên), các nhà khoa học đã biên soạn 2 cuốn sách về dạy học tích hợp các môn học Khoa học tự nhiên và dạy học tích hợp các môn Khoa học xã hội. Các tác giả đã đề xuất cơ sở lí luận, quy trình các bước để thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, đưa ra nhiều gợi ý và định hướng kiểm tra đánh giá [12].

Tuy nhiên việc nghiên cứu dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” (Sinh học 11-THPT) thì chưa có tác giả nào nghiên cứu.

Chương 2

THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”

(SINH HỌC 11-TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)