Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 33 - 35)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.2. Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học

Trước tiên, cần tái khẳng định lại rằng; dạy học theo chủ đề là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ. Do đó, việc đưa ra những định hướng trong quá trình xây dựng chủ đề, bao gồm cách thức, quy trình và những nguyên tắc xây dựng chủ đề chỉ là những gợi mở, tham khảo và chờ đợi sự đóng góp tích cực từ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện mô hình này để chuyên đề có tính khả dụng.

Tuy nhiên, từ các dữ liệu nghiên cứu, hầu hết đều cho rằng, trước khi bắt tay vào xây dựng chủ đề học cần nắm vững những điểm sau:

Một là: Chủ đề tích hợp được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực nào đó cho học sinh trong thực tiễn. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh.

Hai là: Công cụ của dạy học theo chủ đề là: giáo án về chủ đề đó, có liên quan đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ môn hoặc hai bộ môn trở lên. Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể sử dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề (phương pháp dự án, thảo luận…). Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.

Ba là: Kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải trả lời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực gì?

Bốn là: Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học có thể là:

Chủ đề tích hợp: dành cho giáo viên (đưa kiến thức từ đời sống đến bài dạy); Chủ đề liên môn: dành cho học sinh (đưa kiến thức từ nhiều môn học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống).

Chủ đề dạy học: tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau để xây dựng thành một chủ đề.

Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối. Đôi khi, một chủ đề dạy học vẫn có thể bao gồm cả những đặc điểm của hai chủ đề còn lại (cách phân loại này chỉ có tác dụng đối với giáo viên khi muốn xác định cấp độ đơn giản hay phức tạp của nội dung tích hợp trong chủ đề, ứng với trình độ, năng lực cụ thể của học sinh).

Năm là: Hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy luôn trong chương trình. Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong

bài dạy tích hợp. Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề. Không gian tổ chức có thể tại lớp, sân trường… khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt động thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan…).

Sáu là: đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.

Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (sinh học 11 trung học phổ thông)​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)