Số học sinh đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 50)

STT Năm học Số HS dự thi Số HS đạt giải Trong đó Nhất Nhì Ba KK 1 2016-2017 171 75 3 8 23 41 2 2017-2018 151 82 4 13 25 40 3 2018-2019 128 81 5 8 34 34

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 6/2019)

Hàng năm Phòng GD&ĐT tổ chức cuộc thi KHKT cấp thành phố thu hút 25 đến 30 sản phẩm/dự án dự thi và được Sở GD&ĐT lựa chọn 02 dự án/sản phẩm tham dự cấp tỉnh, 100% sản phẩm/dự án dự thi cấp tỉnh hàng năm đều đạt giải chính thức.

Phong trào TDTT, văn hóa văn nghệ triển khai rộng khắp tại các cơ sở giáo dục trực thuộc, các phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả tích cực. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành tổ chức, tham gia các hội thi lớn như: tuyên truyền phòng chống ma túy; tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường; tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy... tổ chức Hội thi ‘‘Họa mi vàng”, tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện các Đề án giáo dục kĩ năng sống, học ngoại ngữ có yếu tố giáo viên người nước ngoài... qua đó, đã nâng cao phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm... của học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn ngành.

2.2. Giới thiệu quá trình khảo sát

2.2.1. Mục đích, nội dung khảo sát

2.2.1.1. Mục đích

Nắm chắc lại thực trạng công tổ chức đánh giá và quản lí hoạt động đánh giá giáo viên cấp THCS trên địa bàn theo chuẩn nghề nghiệp (các bước tuyên truyền, quán triệt nội dung Thông tư 20 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp; việc xây dựng kế hoạch của nhà trường, triển khai đánh giá của giáo

viên, Tổ chuyên môn; công tác kiểm tra, giám sát của Hiệu trưởng, phòng GD&ĐT; tác động của kết quả đánh giá đối với công tác bồi dưỡng của giáo viên và các cấp quản lí). Từ kết quả khảo sát để nhận diện những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra những biện pháp có tính khả thi cao để quản lí hoạt động này hiệu quả hơn trên địa bàn trong những năm tiếp theo.

2.2.1.2. Nội dung khảo sát

Tiến hành khảo sát công tác đánh giá giáo viên của các trường có cấp THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái theo chuẩn nghề nghiệp: việc xây dựng kế hoạch đánh giá, tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá và công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch đánh giá.

Khảo sát thực trạng hoạt động quản lí đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đó là: quản lí việc xây dựng kế hoạch đánh giá, quản lí tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá, quản lí chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá, quản lí công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch đánh giá và quản lí việc sử dụng kết quả đánh giá để bồi dưỡng, sử dụng giáo viên.

Khảo sát tìm ra các yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá giáo viên đồng thời đề xuất giải pháp khả thi để thực hiện.

2.2.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát

2.2.2.1. Đối tượng khảo sát

Để có căn cứ đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức đánh giá và quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến bằng phiếu đến đại diện giáo viên của 12/17 trường có cấp THCS (đại diện có tính đặc thù theo vùng, khu vực có điều kiện về địa lí, kinh tế - xã hội khác nhau), cán bộ quản lí của 17/17 trường và lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT (liên quan trực tiếp đến cấp học THCS). Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)