Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 64 - 95)

Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD 1

Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng xác định lực lượng tham gia đánh giá theo Kế hoạch đánh giá

11 12 11 01 0 3.94 0.87 1

2

Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo triển khai Kế hoạch đánh giá

10 12 12 01 0 3.89 0.87 2

3

Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn triển khai Kế hoạch đánh giá

09 13 11 02 0 3.83 0.89 4

4

Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng tiếp nhận, xử lí các tình huống xảy ra trong đánh giá

02 05 20 06 02 2.97 0.89 5

5

Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng báo cáo kết quả đánh giá giáo viên của đơn vị

10 11 13 01 0 3.86 0.88 3

6

Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng công khai kết quả đánh giá giáo viên của đơn vị

0 03 19 09 04 2.60 0.81 7

7

Phòng GD&ĐT phân công chuyên viên phụ trách, theo dõi các trường trong thực hiện đánh giá giáo viên

01 03 21 09 01 2.83 0.75 6

Điểm trung bình 3.41

Theo độ lệch chuẩn của 07 nội dung khảo sát trên đều nhỏ hơn 1 nên kết quả đủ độ tin cậy.

Các ý kiến đánh giá nội dung chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đạt mức tốt (điểm trung bình đạt 3.41 điểm), cụ thể: chỉ đạo Hiệu trưởng xác định lực lượng tham gia đánh giá theo Kế hoạch đánh giá (đạt 3.94 điểm, trong đó, có 31% ý kiến đánh giá rất tốt); Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo triển khai Kế hoạch đánh giá (đạt 3.89 điểm); Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng báo cáo kết quả đánh giá giáo viên của đơn vị ( đạt 3.86 điểm); Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn triển khai Kế hoạch đánh giá (đạt 3.83 điểm).. Điều này cho thấy công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT đối với Hiệu trưởng xác định lực lượng tham gia đánh giá, thành lập ban chỉ đạo triển khai kế hoạch đánh giá và báo cáo kết quả về Phòng GD&ĐT theo qui định được thực hiện tốt.

Tuy nhiên, các nội dung Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng tiếp nhận, xử lí các tình huống xảy ra trong đánh giá (đạt 2.97 điểm); Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng công khai kết quả đánh giá giáo viên của đơn vị (đạt 2.60 điểm); Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng tiếp nhận, xử lí các tình huống xảy ra trong đánh giá (2.97 điểm); Phòng GD&ĐT phân công chuyên viên phụ trách, theo dõi các trường trong thực hiện đánh giá giáo viên chỉ (đạt 2.83 điểm), tất cả các nội dung này chỉ đạt điểm ở mức bình thường. Với 03 nội dung quan trọng là công khai kết quả, tiếp nhận, xử lí thông tin, số liệu và cử người giám sát, theo dõi có 04/35 = 11.4% (nội dung số 6) phiếu chấm điểm thấp nhất (rất không tốt), 9/35 = 25.7% chấm điểm không tốt, không có phiếu cho điểm cao nhất với nội dung số 6, điều đó cho thấy quan điểm đánh giá thẳng thắn, khách quan.

Qua đây Phòng GD&ĐT cần tập trung chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện tốt công tác công khai kết quả tại cơ sở sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại giáo viên đồng thời phải rút kinh nghiệm, kịp thời phân công nhân lực thực hiện

kiểm tra, giám sát cụ thể với từng cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ này thời gian tiếp theo.

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn

Biểu 2.18: Thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện đánh giá giáo viên

theo chuẩn Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD 1

Phòng GD&ĐT kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên của các đơn vị theo qui định

04 06 21 03 01 3.26 0.89 1

2

Phòng GD&ĐT kiểm tra, phân tích số liệu theo báo cáo và hồ sơ đánh giá của các đơn vị

01 02 23 07 02 2.80 0.76 3

3 Phòng GD&ĐT kiểm tra hoạt động

đánh giá theo Kế hoạch của các đơn vị 0 01 20 10 04 2.51 0.74 6

4 Phòng GD&ĐT kiểm tra việc công

khai kết quả đánh giá của các đơn vị 0 01 17 12 05 2.40 0.77 7

5

Phòng GD&ĐT kiểm tra việc phân tích số liệu đánh giá giáo viên của Hiệu trưởng

0 01 18 10 06 2.40 0.81 7

6

Phòng GD&ĐT kiểm tra Hiệu trưởng trong việc sử dụng kết quả đánh giá giáo viên trong phân công nhiệm vụ cho đội ngũ

02 06 19 06 02 3.00 0.91 2

7

Phòng GD&ĐT kiểm tra việc xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn

0 02 22 08 03 2.66 0.73 4

8

Phòng GD&ĐT kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên theo chuẩn

0 01 23 07 04 2.60 0.74 5

Điểm trung bình 2.70

Từ kết quả khảo sát tại biểu 2.18 trên đây chỉ ra thực trạng kiểm tra việc thực hiện đánh giá giáo viên của Phòng GD&ĐT ở các mức độ khác nhau với điểm trung bình đạt khá thấp, chỉ đạt 2.70 điểm.

Số liệu chỉ ra có 05/08 nội dung, đó là: Phòng GD&ĐT kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên của các đơn vị theo qui định (đạt 3.23 điểm); Phòng GD&ĐT kiểm tra Hiệu trưởng trong việc sử dụng kết quả đánh giá giáo viên trong phân công nhiệm vụ cho đội ngũ (đạt 3.00 điểm); Phòng GD&ĐT kiểm tra việc xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn; Phòng GD&ĐT kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên theo chuẩn (đạt 2.60 điểm) và Phòng GD&ĐT kiểm tra hoạt động đánh giá theo Kế hoạch của các đơn vị (đạt 2.51 điểm) và tất cả chỉ đạt được mức điểm bình thường.

Nhưng có những nội dung thực sự đáng quan tâm vì có điểm ở mức chưa tốt, đó là: Phòng GD&ĐT kiểm tra việc công khai kết quả đánh giá của các đơn vị; Phòng GD&ĐT kiểm tra việc phân tích số liệu đánh giá giáo viên của Hiệu trưởng (02 nội dung này chỉ đạt 2.40 điểm mỗi nội dung); với nội dung Phòng GD&ĐT kiểm tra hoạt động đánh giá theo Kế hoạch của các đơn vị chỉ đạt 2.51 điểm. Ở cả 8/8 nội dung đều có phiếu cho điểm thấp nhất, trong đó nội dung số 5 có 16/35 =45.7% phiếu chấm rất không tốt và không tốt, nội dung số 4 có 17/35 = 48.5% phiếu chấm rất không tốt và không tốt.

Như vậy, việc tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện đánh giá giáo viên trên địa bàn thành phố Móng Cái chưa được Phòng GD&ĐT quan tâm đúng mức. Đây là một trong những quy trình quản lí chưa chặt chẽ, là nguyên nhân chính để đội ngũ Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc chưa sát sao trong chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện các bước đánh giá; chất lượng đánh giá, xếp loại hàng năm cao và không sát thực tế (năm học 2016-2017 có 49.84% xếp loại xuất sắc, năm học 2017-2018 có 55.52% xếp loại xuất sắc; năm học 2018-2019 giảm xuống còn 44.58% xếp loại xuất sắc);

nhận thức của đội ngũ chưa đúng với mục đích đánh giá dẫn đến chủ quan, không thực sự tập trung cho hoạt động đánh giá dẫn đến kết quả chưa khách quan, trung thực và chính xác.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn viên theo chuẩn

Biểu 2.19: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động

đánh giá giáo viên theo chuẩn

Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD I Các yếu tố khách quan

1 Cơ chế chính sách của Nhà nước 15 15 05 0 0 4.29 0.71 5 2 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 14 15 05 01 0 4.20 0.80 6 3 Sự chỉ đạo của các cấp quản lí 18 14 03 0 0 4.43 0.65 3 4 Điều kiện cơ sở vật chất 12 16 06 01 0 4.11 0.80 7

II Các yếu tố chủ quan

1 Sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT 19 11 05 0 0 4.40 0.74 4 2 Nhận thức, Năng lực của Hiệu trưởng 19 12 04 0 0 4.43 0.70 3 3 Phẩm chất, năng lực của giáo viên 21 12 02 0 0 4.54 0.61 1

4

Hoạt động đánh giá được công khai, đúng qui trình và đủ nội dung, thu hút sự quan tâm của đội ngũ

20 13 02 0 0 4.51 0.61 2

Điểm trung bình 4.36

* (1) Rất không ảnh hưởng; (2) Ít ảnh hưởng; (3) Bình thường; (4) Ảnh hưởng; (5) Rất ảnh hưởng

Qua khảo sát và thống kê, kết quả cho thấy rất đáng tin vì độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1.

Các nội dung đưa ra lấy ý kiến hầu hết đều đồng tình cho rằng 7/8 yếu tố rất ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động đánh giá giáo viên. Và điểm trung

bình chung đạt đến 4.36 điểm đã chỉ rõ điều này. Với từng yếu tố đều có nhiều phiếu chấm điểm cao nhất, và điểm trung bình đạt rất cao, cụ thể: yếu tố phẩm chất, năng lực của giáo viên có 21/35 = 60% phiếu cho rằng rất ảnh hưởng, điểm trung bình đạt 4.54; yếu tố hoạt động đánh giá được công khai, đúng qui trình và đủ nội dung, thu hút sự quan tâm của đội ngũ có 20/35 = 57.1% phiếu cho rằng rất ảnh hưởng, điểm trung bình đạt 4.51; các yếu tố sự chỉ đạo của các cấp quản lí; nhận thức, năng lực của Hiệu trưởng có mức điểm trung bình đến 4.43 điểm, ở mức rất ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động đánh giá. Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và về điều kiện cơ sở vật chất được cho là có ảnh hưởng, thấp hơn 1 bậc so với 7 yếu tố còn lại, tuy cũng ở mức độ cao.

Từ phân tích kết quả khảo sát trên đây quản lí hoạt động đánh giáo giáo viên của Phòng GD&ĐT cần xác định được các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này thuộc 2 nhóm khách quan và chủ quan. Phải song hành quan tâm đến cả 02 nhóm yếu tố này trong chỉ đạo, quản lí tổ chức thực hiện, không được coi trọng yếu tố nào hơn yếu tố nào. Phải xác định các yếu tố là tổng thể thống nhất, có ảnh hưởng qua lại tác động lẫn nhau. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp quản lí phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh (hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền) cho phù hợp thực tiễn để hoạt động đánh giá giáo viên được triển khai hiệu quả, tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục các cấp học và tác động đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung, địa phương nói riêng.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng Quản lí hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh THCS theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.5.1. Những ưu điểm

Công tác triển khai thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT được thuận lợi, kịp thời ngay từ đầu năm học 2018-2019 đến các cơ sở giáo dục và giáo viên. Các quy trình, nội dung thực hiện không tạo trở ngại

vì công tác đánh giá giáo viên đã được thực hiện từ năm học 2009 - 2010 theo quy định của Thông tư 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT.

Bộ, Sở GD&ĐT Quảng Ninh kịp thời hướng dẫn thực hiện Thông tư 20, cụ thể hóa, gợi ý các minh chứng đối với các tiêu chí, cách mã hóa minh chứng, tạo đường dẫn để quản lí, sắp xếp minh chứng nên các nhà trường, giáo viên dễ hiểu, chủ động được các bước thực hiện để đánh giá.

Phòng GD&ĐT hàng năm hướng dẫn Hiệu trưởng các trường trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp kết quả báo cáo Phòng GD&ĐT đồng thời căn cứ kết quả đánh giá để đề xuất Phòng hoặc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tại chỗ.

Đa số Hiệu trưởng và lực lượng cán bộ quản lí cấp tổ nhận thức tốt mục đích và triển khai nhiệm vụ đánh giá từ cấp tổ tương đối hiệu quả. Tiến độ đánh giá và báo cáo hàng năm được thực hiện nghiêm túc, công tác lưu trữ hồ sơ đánh giá được quan tâm thực hiện.

2.5.2. Những hạn chế

Từ thực tiễn chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả nhận thấy công tác bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ đánh giá giáo viên chưa được Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường quan tâm một cách đúng mức. Qua kiểm tra, Hiệu trưởng một số đơn vị chưa tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ tại đơn vị, chưa nắm chắc các yêu cầu về nội dung, qui trình đánh giá; giáo viên nhận thức chưa sâu về mục đích đánh giá, có tâm lí “thực hiện cho xong”, không đầu tư thời gian nghiêm túc tự đánh giá và sưu tầm minh chứng, không có ý thức cao trong lưu giữ minh chứng từ đầu năm học.

Từ kết quả phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với nhóm giáo viên tổ khoa học tự nhiên trường THCS Hải Hòa, Hòa Lạc được biết: "quá trình đánh giá ở cấp tổ nhiều khi còn hình thức, chưa nghiêm túc, đánh giá chiếu lệ, qua loa, nể nang, né tránh do một phần tại năng lực điều hành của tổ trưởng, một phần do các mối quan hệ xã hội, một phần do giáo viên chưa thực sự nghiêm túc nên

ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng, kết qủa tự đánh giá, kết quả đánh giá của tổ chuyên môn chưa sát đúng thực tế".

Là người trực tiếp chỉ đạo công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cấp THCS, tác giả nhận thấy công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đối với nhiệm vụ này đôi lúc chưa quan tâm kịp thời. Chưa hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch đánh giá ngay từ đầu năm học, chưa yêu cầu Hiệu trưởng báo cáo lịch tổ chức đánh giá để phân công chuyên viên phụ trách theo dõi, các trường chưa làm tốt công tác công khai kết quả đánh giá. Việc phân tích số liệu, kết quả đánh giá chưa thường xuyên dẫn đến chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ một số đơn vị chưa hiệu quả.

Căn cứ, đối chiếu với kết quả đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm, kết quả kiểm tra toàn diện, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hàng năm của Phòng GD&ĐT, của nhà trường cho thấy kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm rất cao, không sát với thực tế của kết quả công tác từng cá nhân (từ 98% trở lên xếp loại khá/tốt (xuất sắc), trong đó có năm có đến trên 55% xếp loại tốt/xuất sắc).

Qua tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến từ các trường, công tác kiểm tra, giám sát đối với nội dung này chưa được Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng dành thời gian thỏa đáng để thực hiện. Phòng GD&ĐT chưa tổ chức kiểm tra theo chuyên đề nội dung này, mới chỉ kiểm tra lồng ghép với hoạt động kiểm tra theo năm học nên chưa có nội dung kiểm tra chuyên sâu, chưa chỉ ra nhiều nội dung cụ thể cũng như đưa ra những tư vấn để Hiệu trường nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại để hàng năm làm tốt hơn công tác đánh giá theo yêu cầu qui định. Hiệu trưởng hầu như chưa thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đánh giá của tổ chuyên môn dẫn đến công tác đánh giá ở cấp tổ, bước quan trọng nhất trong đánh giá, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra trong đánh giá.

Các cấp quản lí ngành chưa quan tâm đến công tác tham mưu với cấp trên để tổng kết, đánh giá công tác đánh giá giáo viên qua đó biểu dương những

cá nhân, tập thể thực hiện tốt, chỉ ra những điểm yếu để rút kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, đặc biệt nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, thúc đẩy để hoạt động đánh giá giáo viên thực sự mang lại hiệu quả thực chất.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Từ kết quả khảo sát và trao đổi trực tiếp với nhóm 10 giáo viên trường THCS Ninh Dương đã thẳng thắn đánh giá: "trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 64 - 95)