Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 55 - 61)

Stt Năm học Tổng số Xuất sắc/Tốt Khá TB/Đạt Kém/CĐ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 2016-2017 307 153 49,84 150 48,86 4 1,30 0 2 2017-2018 290 161 55,52 127 43,79 2 0,69 0 3 2018-2019 332 148 44,58 176 53.01 8 2,41 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 6/2019)

Với kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cấp THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong 03 năm gần đây (năm học 2016-2017 và 2017-2018 đánh giá theo Thông tư 30, năm học 2018-2019 đánh giá theo Thông tư 20) cho thấy 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo qui định, trong đó tỷ lệ đạt xuất sắc/tốt rất cao (đánh giá theo Thông tư 30 tỷ lệ này chiếm từ 50 đến trên 55%). Tuy nhiên, năm đầu tiên áp dụng thông tư 20 (năm học 2018-2019) tỷ lệ xếp loại tốt có giảm chút ít xuống còn xấp xỉ 45%, ngược lại, tỷ lệ đạt chiếm rất thấp, không có trường hợp nào chưa đạt/Kém.

Để nắm lại thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến bằng mẫu phiếu số 01 đối với 99 giáo viên của 12 trường có cấp THCS trên địa bàn.

2.3.2.1. Thực trạng về thực hiện qui trình và hiệu quả công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Biểu 2.11: Thực trạng về thực hiện qui trình và hiệu quả công tác đánh giá

giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD

1 Giáo viên tự đánh giá 0 17 68 11 03 3.00 0.64 3

2

Tổ trưởng lấy ý kiến của giáo viên trong Tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá

0 21 63 13 02 3.04 0.65 2

3 Hiệu trưởng đánh giá

giáo viên 0 28 62 08 01 3.19 0.61 1

Điểm trung bình 3.06

(1): Rất không tốt; (2): Không tốt; (3): Bình thường; (4): Tốt; (5): Rất tốt

Căn cứ theo độ lệch chuẩn tại biểu 2.11 đều nhỏ hơn 1, như vậy kết quả trưng cầu ý kiến với 99 giáo viên cho thấy độ tin cậy.

Với phần giáo viên tự đánh giá cho thấy không ai công nhận thực sự khách quan, Có ý kiến thừa nhận hoàn toàn không khách quan và có ý kiến xác nhận ít khách quan, điểm trung bình của nội dung này ở mức bình thường (3.00) và thấp nhất trong quy trình 3 bước đánh giá.

Ở bước tổ trưởng lấy ý kiến của giáo viên trong Tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá và Hiệu trưởng đánh giá giáo viên cũng thấy các ý kiến không đánh giá cao sự khách quan trong đánh giá, giá trị trung bình chỉ ra đạt ở mức bình thường (lần lượt là 3.04 và 3.19).

Trên cơ sở kết quả trưng cầu ý kiến trên cho thấy các bước đánh giá giáo viên theo chuẩn chưa thực sự khách quan, đáng lo nhất là phần giáo viên tự đánh giá. Điều này cần bàn đến nhận thức và tính nghiêm túc của giáo viên đối với hoạt động này. Hơn nữa, chính vì chưa thực sự nghiêm túc đánh giá nên kết

quả đánh giá hàng năm cũng cần được xem xét độ chính xác, độ tin tưởng ở mức độ nào (kết quả rất cao, cụ thể: xếp loại tốt/xuất sắc đạt từ 45 đến 55% hàng năm, tỷ lệ trung bình/đạt chỉ chỉ từ 0.69 đến 2.41%)

Qua đây cũng đặt ra cho cấp quản lí là Phòng GD&ĐT cần thực sự quan tâm, sát sao trong chỉ đạo, hướng dẫn, đặc biệt cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát các bước thực hiện đối với hoạt động đánh giá giáo viên các trường có cấp THCS trực thuộc để xác định rõ nguyên nhân, định ra biện pháp khắc phục.

2.3.2.2. Thực trạng các bước thực hiện nội dung đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Biểu 2.12: Thực trạng các bước thực hiện nội dung đánh giá giáo viên

theo chuẩn nghề nghiệp

Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD

1 Việc công khai Kế hoạch, lịch tổ

chức đánh giá đến đội ngũ kịp thời 06 47 45 01 0 3.58 0.62 1

2

Sự nghiêm túc trong chuẩn bị bản tự đánh giá và các minh chứng kèm theo của mỗi giáo viên theo nội dung của 5 tiêu chuẩn

0 24 52 16 07 2.94 0.83 4

3

Hoạt động tiến hành đánh giá ở cấp Tổ chuyên môn theo theo đủ nội dung của 5 tiêu chuẩn với từng giáo viên

01 24 55 14 05 3.02 0.80 3

4

Đồng nghiệp trong tổ chuyên môn nghiêm túc góp ý đủ nội dung của 5 tiêu chuẩn trong quá trình đánh giá

00 36 56 04 03 3.26 0.68 2

5 Hiệu quả của hoạt động đánh giá nội

dung của 5 tiêu chuẩn theo qui định 00 19 56 17 07 2.88 0.80 5

Điểm trung bình 3.14

Kết quả khảo sát chỉ ra mức độ nghiêm túc trong thực hiện đánh giá dựa theo 5 tiêu chuẩn của cá nhân và tổ chuyên môn chỉ đạt mức bình thường với điểm trung bình khá thấp (sự nghiêm túc trong chuẩn bị bản tự đánh giá và các minh chứng kèm theo của mỗi giáo viên theo nội dung của 5 tiêu chuẩn chỉ đạt 2.94 điểm, trong khi hoạt động tiến hành đánh giá ở cấp tổ chuyên môn theo nội dung của 5 tiêu chuẩn chỉ đạt điểm trung bình). Các ý kiến cho rằng hiệu quả của hoạt động đánh giá thực sự chưa cao, hoạt động đánh giá ở tổ chuyên môn theo 5 nội dung chưa được ghi nhận ở mức cao. Nhiều nội dung khảo sát chỉ ra có mức đạt thấp hơn nhiều so với điểm trung bình chung. Duy chỉ có việc công khai Kế hoạch, lịch tổ chức đánh giá đến đội ngũ kịp thời được đánh giá tốt với 3.58 điểm trung bình.

Như vậy việc chuẩn bị để đánh giá theo chuẩn 5 nội dung chưa được đội ngũ chú tâm thực hiện, thể hiện sự qua loa, đại khái, làm cho xong, tiêu chí về kết quả công tác kèm theo các minh chứng không được đánh giá cao, đặc biệt hiệu quả của công tác đánh giá chưa được nhìn nhận một cách đúng mục đích, chưa thấy rõ được tầm quan trọng trong đánh giá. Nguyên nhân do công tác quán triệt, chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai của Hiệu trưởng và lực lượng tham gia đánh giá chưa nghiêm túc, có phần hạn chế về nhận thức vấn đề. Qua đây Phòng GD&ĐT cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Hiệu trưởng, cần làm tốt nhiệm vụ tập huấn cho đội ngũ Hiệu trưởng sát sao trong chỉ đạo tổ chuyên môn trong đánh giá, khi đánh giá phải đảm bảo yếu tố hồ sơ, đặc biệt các minh chứng của giáo viên. Hiệu trưởng cần dành nhiều thời gian giám sát công tác đánh giá ở các tổ, Phòng GD&ĐT kiểm tra việc tổ chức đánh giá ở các trường.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện phương pháp đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Biểu 2.13: Thực trạng thực hiện phương pháp đánh giá giáo viên

theo chuẩn nghề nghiệp

Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD

1 Giáo viên được đánh giá qua 3 bước

bằng phiếu theo mẫu qui định 0 34 50 11 04 3.15 0.77 2

2

Trước khi đánh giá giáo viên, tổ chuyên môn và Hiệu trưởng căn cứ kết quả công tác, các thông tin minh chứng giáo viên cung cấp hoặc tự thu thập thêm để xếp loại theo 4 mức qui định.

0 37 47 13 02 3.20 0.74 1

Điểm trung bình 3.18

(1): Rất không tốt; (2): Không tốt; (3): Bình thường; (4): Tốt; (5): Rất tốt Từ kết quả và độ lệch chuẩn được tính tại biểu 2.13 đều nhỏ hơn 1, đáp ứng độ tin tưởng về kết quả khảo sát phương pháp tiến hành đánh giá giáo viên chỉ ở mức bình thường 3.18 điểm. Không có phiếu chấm điểm cao nhất ở cả 02 nội dung, tuy nhiên có 06 phiếu chấm điểm thấp nhất (nội dung 01 có 4 phiếu, nội dung 2 có 02 phiếu).

Từ thực trạng trên, trong quá trình chỉ đạo, Trưởng phòng GD&ĐT cần quan tâm đến hướng dẫn sớm từ đầu mỗi năm học và cần phải chi tiết để các trường xây dựng kế hoạch triển khai, trong đó yêu cầu giáo viên có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ mọi minh chứng liên quan đến công tác được giao của cá nhân trong năm học phục vụ cho công tác đánh giá cuối năm, đây được coi là yêu cầu bắt buộc. Việc xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với mỗi cá nhân chỉ được thực hiện khi các tiêu chí của các tiêu chuẩn được đánh giá kèm theo các minh chứng phù hợp và được lưu trữ, sắp xếp theo qui định.

2.3.2.4. Thực trạng thực hiện hình thức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Biểu 2.14: Thực trạng thực hiện hình thức đánh giá giáo viên

theo chuẩn nghề nghiệp

Stt Nội dung Số phiếu đánh giá theo từng mức độ Kết quả Thứ bậc theo X (5) (4) (3) (2) (1) X SD 1 Tiến hành nhận xét để đánh giá 0 36 55 05 03 3.25 0.69 4 2 Sử dụng phiếu để đánh giá 01 44 50 03 01 3.41 0.62 1 3 Thống kê, tổng hợp kết quả đánh giá 0 38 57 02 02 3.32 0.61 3 4 Căn cứ 4 mức để tiến hành đánh giá 01 42 53 02 01 3.40 0.60 2 Điểm trung bình 3.35

(1): Hoàn toàn không khách quan; (2): Ít khách quan; (3): Bình thường; (4): Khách quan; (5): Rất khách quan

Thực trạng tổ chức các hình thức đánh giá giáo viên cũng không được tốt, kết quả khảo sát đánh giá ở mức trung bình, có 02 hình thức được các ý kiến cho là thực hiện tốt, đó là: sử dụng phiếu để đánh giá và căn cứ 4 mức để tiến hành đánh giá. Việc thực hiện thống kê, tổng hợp kết quả đánh giá cũng chỉ ở mức độ bình thường (đạt 3.32 điểm), nhưng tiến hành nhận xét để đánh giá không được nhiều ý kiến đánh giá tốt, mức chung đạt ở mức bình thường. Qua đây cho thấy rất rõ trong quá trình tiến hành đánh giá ở tổ chuyên môn rất hạn chế đóng góp ý kiến giữa các thành viên trong nội bộ, như vậy tác dụng góp ý để giúp đồng nghiệp nhận rõ những điểm tốt và chưa tốt để tự sửa, để nhà trường, tổ có kế hoạch bồi dưỡng chưa hiệu quả.

Trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này đặt ra cho Phòng GD&ĐT cần hết sức lưu ý đến tập huấn không những cho Hiệu trưởng mà cũng phải trực tiếp tập huấn cho lực lượng tham gia đánh giá, đó là cán bộ quản lí cấp tổ để lực lượng này có kĩ năng định hướng nội dung góp ý, nhận xét đối với

tổ viên cho chính xác, phù hợp, khuyến khích được đội ngũ tự giác nhận xét đồng nghiệp và luôn có nhu cầu lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp. Trước hết phải tăng cường kiểm tra trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác này tại mỗi đơn vị.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp

Tác giả tiến hành nắm bắt thực trạng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên các trường có cấp THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bằng hình thức khảo sát trực tiếp bằng phiếu đối với 35 người, trong đó lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT là 06 người; với cán bộ quản lí các trường có cấp THCS trực thuộc là 29 người. Kết quả thể hiện như sau:

2.4.1. Thực trạng việc xây dựng Kế hoạch đánh giá giáo viên theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 55 - 61)