Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 96 - 115)

Stt Nội dung các biện pháp

Tính khả thi X Thứ bậc Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

30 04 01 99 2.83 2

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

32 03 0 104 2.97 1

3

Xây dựng quy chế dân chủ để công khai và phát huy quyền làm chủ của lực lượng tham gia đánh giá giáo viên tại các nhà trường

29 04 02 97 2.77 3

4

Triển khai việc kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm địa phương

30 02 03 97 2.77 3

5

Tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá, xếp loại làm căn cứ để xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên

28 05 02 96 2.74 4

Với kết quả khảo sát tại biểu 3.2 trên đây các biện pháp tác giả đề xuất được các khách thể đồng tình cao về tính khả thi để triển khai thực hiện nâng cao chất lượng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Điểm trung bình của 5 giải pháp đạt 2.82 điểm, ở mức khả thi (trong khung điểm từ 2.33 đến 3.0 điểm) để triển khai.

Ở cả 5 giải pháp đều đạt mức điểm khả thi, điểm cao nhất đạt 2.97 điểm thuộc giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp”, có lẽ các khách

thể quan tâm đến việc lực lượng tham gia đánh giá phải hiểu để làm cho đúng, cho hiệu quả là cần thiết hơn. Biện pháp “Tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá, xếp loại làm căn cứ để xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên” được các khách thể chấm điểm thấp nhất (đạt 2.74 điểm), có thể quan điểm của các khách thể còn có chút phân vân về tính khả thi của biện pháp. Tuy nhiên, khung điểm chênh lệch giữa biện pháp có điểm cao nhất với biện pháp có điểm thấp nhất chỉ là 0.23 điểm, mức chênh thấp, không đáng kể, biện pháp này hoàn toàn khả thi để triển khai thực hiện.

3.4.3.3. Phân tích, so sánh giữa tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đề xuất

Biểu 3.3: Kết quả so sánh giữa tính cần thiết và tính khả thi

của từng biện pháp đề xuất

Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

99 2.83 2 99 2.83 2

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

104 2.97 1 104 2.97 1

3

Xây dựng quy chế dân chủ để công khai và phát huy quyền làm chủ của lực lượng tham gia đánh giá giáo viên tại các nhà trường

97 2.77 4 97 2.77 3

4

Triển khai việc kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm địa phương

97 2.77 4 97 2.77 3

5

Tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá, xếp loại làm căn cứ để xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên

Dựa trên kết quả khảo sát được tổng hợp tại Biểu 3.3 trên đây cho thấy tính cần thiết và tính khả thi đều đạt mức điểm cao (2.83 điểm - rất cần thiết và 2.82 điểm - khả thi) điều này khẳng định 5 biện pháp tác giả đề xuất được đánh giá cao, có tính khoa học và thực tiễn, trong thời gian tới có thể áp dụng để nâng cao chất lượng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ, chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất, từ thực trạng của công tác đánh giá và quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại địa phương tác giả nghiêm túc nghiên cứu, phân tích những kết quả của 3 năm học gần nhất, kết quả đánh giá dựa trên hướng dẫn của 02 Thông tư (Thông tư số 30 và Thông tư số 20) để đánh giá hiệu ứng, những tác động qua lại, những mối quan hệ giữa các biện pháp cũng như vai trò, giá trị của từng biện pháp đối với hoạt động quản lí đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Đối với mỗi biện pháp đưa ra tác giả nghiên cứu rút kinh nghiệm từ những tồn tại trong quá trình quản lí hoạt động đánh giá giáo viên trong những năm qua tại địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; phân tích kết quả từ phiếu khảo sát xin ý kiến để lựa chọn những biện pháp phù hợp nhất, đáp ứng phát huy được những ưu điểm đang có, và mong rằng khắc phục được tối đa những hạn chế đã được chỉ ra trong quá trình nghiên cứu.

Từ tổng hợp kết quả khảo sát các ý kiến của 35 CBQL, 05 biện pháp đề xuất đều nhận được đánh giá ở mức độ cao nhất về tính cần thiết và tính khả thi để áp dụng tại địa bàn. Việc đề xuất và được các cấp quản lí ngành đồng tình với các giải pháp đó cũng chỉ dừng lại là lí thuyết, việc triển khai thực hiện tại môi trường thực tiễn cần có sự thống nhất, quyết tâm của các cấp quản lí, của lực lượng tham gia đánh giá thì mới có thể “đo lường” được các biện pháp có thực sự phù hợp, phát huy hiệu quả tới đâu, để tiếp tục điều chỉnh trong quá trình áp dụng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục từ cơ sở để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THCS từ năm học 2021-2022 thì hoạt động bồi dưỡng đội ngũ phải được quan tâm thực hiện hơn bao giờ hết.

Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái đã quan tâm nhiều hơn đến chỉ đạo công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ công tác thực tiễn trực tiếp chỉ đạo và qua kết quả khảo sát, nghiên cứu từ thực trạng đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác này: nhận thức và năng lực của đội ngũ tham gia đánh giá còn những hạn chế; việc thực hiện công khai, dân chủ hoạt động đánh giá chưa được thực sự quan tâm thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục, có hệ thống; kĩ năng phân tích, đánh giá kết quả xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp chưa được các cấp quản lí thực hiện.

Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS trong thời gian tới thông qua nâng cao công tác chỉ đạo hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, thực hiện chương trình GDPT 2018 nói riêng.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn trong công tác chỉ đạo điều hành cấp THCS, tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng tình hình để đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được banh hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT.

Sau thời gian nghiên cứu, xin ý kiến của các lực lượng quản lí, giáo viên các trường có cấp THCS trực thuộc và lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT thành phố, tác giả quyết định lựa chọn 05 biện pháp để triển khai quản lí hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đó là:

Biện pháp thứ nhất: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp thứ hai: Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp thứ ba: Xây dựng qui chế dân chủ để công khai và phát huy quyền làm chủ của lực lượng tham gia đánh giá giáo viên tại các nhà trường.

Biện pháp thứ tư: Triển khai việc kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm địa phương.

Biện pháp thứ năm: Tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá, xếp loại làm căn cứ để xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên

Các biện pháp trên nhận được sự đồng thuận cao của các lực lượng tham gia đánh giá về tính cần thiết và khả thi. Mỗi biện pháp có những vị trí, giá trị riêng đồng thời có sự gắn kết, bổ trở qua lại để phát huy tốt nhất hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá, chất lượng đội ngũ giáo viên cấp THCS trên địa bàn để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương trong thời gian tới.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương tham mưu Chính phủ có những chính sách phù hợp, thỏa đáng để thúc đẩy đội ngũ tích cực, quan tâm, nghiêm túc để học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tay nghề, sức cống hiến cho ngành trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp thu các kiến nghị, đề xuất từ cơ sở để kịp thời điều chỉnh, bổ sung để dần lượng hóa các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề

nghiệp đảm bảo được tính chính xác, giảm thiểu các tiêu chí xếp loại ở mức “định tính”.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT Thành phố Móng Cái

Hàng năm kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và đánh giá giáo viên theo chuẩn.

Quan tâm đến công tác kiểm tra, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá giáo viên theo chuẩn cho đội ngũ cốt cán. Định hướng gợi ý những minh chứng phục vụ đánh giá, đổi mới ứng dụng CNTT vào đánh giá, công khai kết quả và quản lí thông tin đánh giá. Nghiên cứu tổ chức Hội nghị sơ, tổng kết công tác đánh giá giáo viên để có giải pháp kịp thời trong chỉ đạo.

Tham mưu UBND tỉnh, thành phố có chính sách ưu đãi đối với CBQL, giáo viên thực hiện tốt và có kết quả cao trong hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên.

2.3. Đối với CBQL các trường có cấp THCS thành phố Móng Cái

Nêu gương trách nhiệm người đứng đầu, nghiêm túc triển khai công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia đánh giá; thực hiện đảm bảo đầy đủ, đúng qui trình, đánh giá công tâm, khách quan, công khai minh bạch; kiểm tra đôn đốc đội ngũ tổ trưởng, giáo viên chuẩn bị và tiến hành đánh giá theo đúng kế hoạch; lưu trữ thông tin, hồ sơ và báo cáo kết quả đúng qui định; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng sau đánh giá.

Luôn xác định mục tiêu đánh giá để nâng cao năng lực, tay nghề, chất lượng cho đội ngũ, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị, xây dựng niềm tin và uy tín cho đơn vị, cho cá nhân nên Hiệu trưởng phải có giải pháp khuyến khích, động viên, thúc đẩy để đội ngũ thực hiện bồi dưỡng và đánh giá trở thành nhu cầu thiết thân trong quá trình công tác.

Chủ động, linh hoạt trong huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ đánh giá. Kịp thời phản ánh, kiến nghị với các cấp để đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

2.4. Đối với giáo viên các trường có cấp THCS trên địa bàn

Nghiêm túc tham gia đầy đủ, hiệu quả các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; nhận thức đầy đủ, nghiêm túc mục đích, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá; xây dựng kế hoạch cho bản thân để chủ động, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ này: ý thức xây dựng, sưu tầm, lưu giữ các minh chứng; đổi mới PPDH, KTĐG; các hoạt động và kết quả tham gia công tác...; chân thành, trung thực, cầu thị và nghiêm túc, nêu gương trong tự đánh giá, tham gia đánh giá đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng tập thể;

Luôn nêu cao tinh thần từ học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng đội ngũ trong công tác theo kế hoạch của trường, của tổ chuyên môn, của cá nhân; nêu gương đối với học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp; luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, xây dựng uy tín nhà giáo và tập thể sư phạm nhà trường.

Chủ động, tích cực tham mưu cho tổ chuyên môn, cho Ban giám hiệu những giải pháp phù hợp, hiệu quả để nâng cao công tác bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (2016), Một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hà Nội.

2. Nguyễn Quốc Anh, Cao Ngọc Châu, Phan Duy Nghĩa (2018), Đa dạng hóa việc đánh giá CBQL trường học, giáo viên theo chuẩn năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

3. Phạm Văn Bình (2016), Quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn

nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh,

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên.

4. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.

5. Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban

hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

6. Bộ G&ĐT (2018), Hướng dẫn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD về việc thực

hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGD ĐT ngày 22/8/2018 ban hành qui định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

7. Bộ GD&ĐT (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2011

ban hành Điều lệ trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học.

8. Bộ GD&ĐT (2017), Thông tư số 16/2017/TT-BGD ĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

9. Bộ GD&ĐT (2019), Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

10. Bộ Nội vụ (2017), Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ "Về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh".

12. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của

Thủ tướng về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020".

13. Chính phủ (2018), Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018, phê duyệt

Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 201-2025”.

14. Chính phủ (2018), Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2017 Quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cấp trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 96 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)