6. Phương pháp nghiên cứu
3.1.5. Định hướng phát triển các cụm du lịch sinh thái tại Phú Quốc
Khách du lịch đến Phú Quốc hầu như đến 99% đánh giá thấp sự đa dạng sản phẩm du lịch tại Phú Quốc, vì khi họ đến du lịch chỉ được giới thiệu và chú trọng nhất đến du lịch sinh thái biển, họ chưa được đề xuất nhiều đến du lịch sinh thái rừng và văn hóa truyền thống. Từ đó có thể thấy định hướng phát triển các điểm du lịch theo cụm, từ đó phát huy quảng bá hơn những cụm du lịch sinh thái còn vắng bóng khách.
- Cụm du lịch sinh thái biển: Hệ thống 14 bãi biển đẹp trên đảo như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Thơm… và nhiều bãi biển khác ở
các đảo thuộc quần đảo An Thới là tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên vô giá của Phú Quốc. Môi trường tự nhiên nguyên sơ, đa dạng các hệ sinh thái, nhất là đa dạng sinh học biển, với thảm cỏ biển, rạn san hô, các loài sinh vật biển quý hiếm như trai ngọc, đồi mồi, rùa biển, cá heo, bò biển…
- Cụm du lịch sinh thái rừng: Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc chiếm hơn 2/3 diện tích tự nhiên là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, với các sinh cảnh rừng thường xanh, rừng tràm, rừng ngập mặn, rừng núi đá, san hô, cỏ biển…
- Cụm du lịch sinh thái văn hóa truyền thống: những giá trị văn hóa biển truyền thống như lễ hội nghề cá và các di tích lịch sử - văn hóa, các hoạt động văn hóa làng chài, bảo tàng cội nguồn Phú Quốc đặc trưng trên đảo… là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch.
3.1.6. Định hướng phát triển các hướng – điểm du lịch sinh thái tại Phú Quốc
88% khách du lịch đánh giá chất lượng khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ đi kèm tại Phú Quốc là rất tốt, cần phát huy thêm những dịch vụ kèm theo nhưng vẫn giữ được môi trường biển đảo tự nhiên tại đây, từ đó bài nghiên cứu có những định hướng như:
- Phát triển du lịch sinh thái tại các đảo với các loại hình như: tham quan các đảo nhỏ; lặn biển, tham quan nghiên cứu các rạn san hô; câu cá, mực;… Không khuyến khích phát triển xây dựng các khách sạn trên các đảo mà chỉ xây dựng các cơ sở dịch vụ là chủ yếu.
- Quy hoạch các khu vui chơi giải trí: Đất đai của Phú Quốc tại các khu vực ít nhạy cảm về sinh thái còn khá lớn do đó có thể xây dựng các sân golf, trường đua,… nhằm tạo cho Phú Quốc thị trường du lịch phong phú đa dạng với chất lượng cao.
- Quy hoạch các khu vực lễ hội: Trên đảo Phú Quốc có các lễ hội truyền thống có giá trị như Lễ hội thờ thần nước bà Thuỷ Long Khánh Mẫu (ngày 20/11), Lễ hội Dinh thờ tự bộ xương cá Ong, lễ hội Sùng Hưng Cổ Tự (30/7), lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (27/8),… Ngoài ra còn có các lễ Đình thần Dương Đông được coi là ngày tết riêng của địa phương.
- Quy hoạch các điểm du lịch văn hoá, lịch sử: Các di tích lịch sử, cách mạng và các điểm danh lam thắng cảnh của Phú Quốc có khá nhiều. Cần thiết khai thác các cơ sở này phục vụ cho mục địch phát triển du lịch. Bên cạnh việc giữ gìn, duy tu, bảo dưỡng và tôn tạo các di tích, cần thiết phải quy hoạch các khu vực công cộng như bãi để xe, nơi bán hàng lưu niệm và các dịch vụ khác. Bên cạnh những di tích trên Phú Quốc còn có nhiều điểm di tích lịch sử – văn hoá khác cũng cần được quy hoạch để tôn tạo nhưng cũng tạo thuận lợi cho khách du lịch tới thăm viếng dễ dàng và có được các dịch vụ cần thiết.
- Quy hoạch các khu vực danh lam, thắng cảnh: Các danh lam thắng cảnh tự nhiên tại Phú Quốc có khá nhiều như thác Đá Bàn, Suối Tiên,… Các khu vực tự
nhiên này cần được giữ gìn trong trạng thái tự nhiên, không cần xây dựng thêm các công trình kiến trúc tại khu vực này, ngoại trừ các công trình dịch vụ cần thiết nhất cho khách du lịch. Các cảnh quan khác xen giữa biển và các mũi núi cần được khai thác trên cơ sở tạo các điểm thưởng ngoạn nằm tại khu vực định cao của đường hậu cần du lịch.
3.1.7. Định hướng phát triển thị trường du lịch sinh thái tại Phú Quốc
Theo đánh giá của 70% khách du lịch, họ hoàn toàn đồng ý việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong khai thác du lịch tại Phú Quốc vì luôn có những chính sách và định hướng rõ ràng trong những khai thác mới.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch biển, phát triển các sản phẩm du lịch biển gắn với phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng ven biển và hải đảo.
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao ở một số địa bàn trọng điểm, chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển, đảo, các tuyến du lịch ra đảo trung bờ, xa bờ và các chính sách liên quan khác tạo sự phát triển đột phá cho du lịch biển.
Xây dựng Bộ tiêu chí du lịch xanh Phú Quốc với 5 tiêu chí gồm: Tạo du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; hỗ trợ năng lực cạnh tranh với phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh; đầu tư nguồn nhân lực; bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.
Tổng diện tích điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 674,53ha, chiếm 1,14% trong tổng diện tích theo quy hoạch chung đã được phê duyệt với 8 địa điểm được điều chỉnh.
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Theo đó, tổng diện tích điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 674,53ha, chiếm 1,14% trong tổng diện tích theo quy hoạch chung đã được phê duyệt. Quy mô dân số dự kiến tại các địa điểm điều chỉnh cục bộ khoảng 51.500 người, tăng 42.500 người so với quy hoạch chung đã được duyệt. Theo quyết định này có tổng cộng 8 địa điểm được điều chỉnh quy hoạch trong đó có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất rừng chuyển đổi sang làm du lịch. Cụ thể:
-Địa điểm số 1 tại khu vực Bãi Khem – thị trấn An Thới điều chỉnh 15,19ha bao gồm 5,38ha đất rừng phòng hộ và 9,81ha đất cây xanh cảnh quan thành đất du lịch sinh thái với hệ số sử dụng đất gộp (bruttô) trên toàn khu tối đa 2 lần, tầng cao xây dựng tối đa là 8 tầng.
-Địa điểm số 2 khu vực cảng Bãi Đất Đỏ - thị trấn An Thới điều chỉnh chức năng cảng dầu khí thành cảng du lịch kết hợp hàng hoá, điều chỉnh từ 17,6ha đất cây xanh cảnh quan theo quy hoạch chung được duyệt thành đất dịch vụ hậu cần tại khu vực Bãi Đất Đỏ.
-Địa điểm số 3 khu vực Tây Nam – thuộc Khu đô thị An Thới điều chỉnh vị trí một số khu chức năng, tổ chức lại không gian tại khu vực phía Tây Nam thuộc khu đô thị An Thới. Quy mô điều chỉnh 84,31ha từ 15,39ha đất ở mật độ cao; 1,23ha đất ở mật độ thấp; 23,27ha đất công trình công cộng; 20,76ha đất cây xanh cảnh quan; 16,97ha đất rừng phòng hộ; 1,88ha đất bãi đá ven biển và 4,81ha đất giao thông chuyển sang 63,13ha đất đơn vị ở; 2,52ha đất trung tâm thương mại dịch vụ; 5,75ha đất cây xanh cảnh quan; 1,35ha đất trụ cáp - hành lang tuyến cáp treo và 11,55ha đất giao thông.
-Đồng thời, bổ sung 3,55ha đất mặt nước để bố trí tổ hợp công trình giải trí với khán đài kết hợp đường dẫn và sàn cảnh quan trên biển tại khu vực gần nhà ga đi cáp treo.
-Địa điểm số 4khu vực Đông Bắc núi ông Quán – thị trấn An Thới không điều chỉnh quy hoạch vị trí khu đất cây xanh và khu đất ở mật độ thấp theo quy hoạch chung được duyệt tại khu vực phía Bắc núi Ông Quán.
-Địa điểm số 5 khu vực Hòn Thơm và tuyến cáp treo từ thị trấn An Thới ra đảo Hòn Thơm điều chỉnh chính xác lại phạm vi ranh giới khu du lịch Hòn Thơm theo Quyết định số 633 ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ để phù hợp với diện tích phát triển du lịch đề xuất là khoảng 147,98ha và bổ sung khu thủy cung trên mặt nước khoảng 3,84ha và cụ thể hóa tuyến cáp treo và các trụ cáp treo nối đảo chính Phú Quốc ra đảo Hòn Thơm theo Quyết định số 868 ngày 17/6/2015 của Thủ tướng.
-Địa điểm này sẽ điều chỉnh diện tích 147,98ha từ 22,3ha đất làng nghề cải tạo chính trang; 13,21ha đất du lịch sinh thái; 46,7ha cây xanh cảnh quan; 16,13ha đất bãi cát, bãi đá ven biển và 49,6ha đất rừng phòng hộ chuyển sang 4,72ha đất tái định cư; 105,19ha đất du lịch hỗn hợp; 18,55ha đất công viên chuyên đề; 12,42ha đất cây xanh cảnh quan và 7,1ha đất bãi cát, bãi đá ven biển.
-Địa điểm số 6 khu vực Bãi Thơm, xã Bãi Thơm điều chỉnh 143,5ha từ đất nông nghiệp và đất giao thông theo quy hoạch chung được duyệt thành 42,5ha đất ở làng nghề, 14,5ha đất giao thông, 86,5ha đất du lịch sinh thái;
-Địa điểm số 7 khu vực Đồng Cây Sao điều chỉnh 203ha từ chức năng đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf và đất nông nghiệp theo quy hoạch chung được duyệt thành chức năng đất tái định cư và đất đơn vị ở được quy hoạch đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, cây xanh phục vụ dân cư tại khu vực và lân cận. Cụ thể điều chỉnh từ 176,8ha đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf; 26,7ha đất nông nghiệp thành 50ha đất tái định cư; 105,44ha đất đơn vị ở; 6,62ha đất công trình công cộng; 28,46ha đất cây xanh và không gian mở và 12,98 ha đất giao thông;
-Địa điểm số 8 điều chỉnh khu vực bãi Cửa Cạn, xã Cửa Dương quy mô 55,6ha từ chức năng đất nông nghiệp được duyệt sang chức năng đất du lịch sinh thái.
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo kết nối các khu vực quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến quy hoạch cảng biển, hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Kiên Giang; tuân thủ quy định của Luật quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng, quy chuẩn quy hoạch xây dựng và quy định của pháp luật.
3.1.8. Định hướng liên kết vùng trong phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc
Sự thân thiện và hiếu khách của người dân tại Phú Quốc được khách du lịch đánh giá khá cao (khoảng 95% người tham gia khảo sát) vì họ dần nhận thức được lợi ích hưởng được từ du lịch Phú Quốc. Từ đó, càng cần phải có những chính sách duy trì và thúc đẩy những hộ dân nơi đây chuyển đổi nghề bù đắp cho sự thiếu hụt nhân sự du lịch bản địa, được thể hiện trong tiêu chí Nguồn nhân lực phát triển du lịch bị đánh giá khá thấp khi 87% không đồng ý.
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi để người dân ven biển chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở các địa bàn có lợi thế về phát triển du lịch các tỉnh ven biển.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển tổ chức các lễ hội tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển, tạo sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.