Giải pháp về phát triển thị trường du lịch sinh thái tại Phú Quốc

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 60 - 67)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch sinh thái tại Phú Quốc

Quy hoạch du lịch sinh thái tại Phú Quốc

Nên có quy hoạch tổng thể, chỉ rõ phân vùng cho du lịch sinh thái, xây dựng bản đồ ở những nơi tiến hành hoạt động du lịch sinh thái. Để có được quy hoạch tốt cần phải nghiên cứu, điều tra tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, tài nguyên biển của Phú Quốc, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, các thành phần có liên quan,…

Chuẩn bị tốt hệ thống nhà nghỉ dưỡng và cơ sở hạ tầng để phục vụ dịch vụ đời sống tốt cho khách du lịch. Về giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, dọc trục chính của các khu du lịch sẽ bố trí các công trình khách sạn nghỉ dưỡng cao tầng, dịch vụ du lịch kết hợp với trục cảnh quan cho khu vực, tổ chức cây xanh đường phố khác biệt để tạo điểm nhấn cho trục chính của khu quy hoạch. Trong khi đó, ở khu vực giáp rừng sẽ bố trí các khu biệt thự nghỉ dưỡng thấp tầng theo hình thức xen kẻ nhau nhằm tạo tầm nhìn cho các biệt thự về phía biển…Với khung cảnh thiên nhiên xuất sắc như Phú Quốc, cần phải có thêm nhiều công trình phục vụ cho du khách để du lịch nơi đây được biết đến nhiều hơn, tuy nhiên đặt hàng đầu vẫn là giữ nguyên được các giá trị vốn có của thiên nhiên, điều mà du lịch sinh thái hướng đến.

Các chính sách phát triển của các ban ngành, địa phương

- Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hóa; quy định về xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom, tái chế chất thải trong các cơ sở kinh doanh; cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường như việc phân biệt các sản phẩm được cấp nhãn xanh, thực hiện sản xuất sạch hơn bằng cách tiết kiệm năng lượng và sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường.

- Đánh giá mức độ tác động đến kinh tế - môi trường - xã hội của các dự án, kiên quyết từ chối những dự án khai thác có mức ảnh hưởng xấu và phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên của Phú Quốc.

- Tỉnh Kiêng Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng cần có chính sách đào tạo cán bộ của Sở Du lịch về quản lý phát triển du lịch sinh thái, song song đó cũng cần có chính sách đào tạo đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái, nhân viên trong các doanh nghiệp lữ hành,... để nâng cao hiểu biết và thực hành về du lịch sinh thái.

- Các kiến thức về bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, kỹ năng giao tiếp cũng cần được lồng ghép vào chương trình đào tạo, huấn luyện nhân lực của Phú Quốc, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, cần có các chương trình, hoạt động kêu gọi du khách và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch sinh thái.

- Tăng cường biện pháp giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, qua việc tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào du lịch với hình thức du lịch sinh thái cộng đồng, và phát triển các chính sách bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển.

- Tạo điều kiện cho các công ty tổ chức các sản phẩm du lịch sinh thái, các tour chuyên đề với mục tiêu kết hợp du lịch với hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó, du khách giữ vai trò chủ đạo đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng cây gây rừng, nhặt rác trên bãi biển, phát túi nilon tự hủy,…

- Phú Quốc cần tổ chức xây dựng phát triển các sản phẩm “Du lịch sinh thái”, chủ yếu là loại hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, như xác định tiềm năng tài nguyên du lịch sinhthais, thực hiện khảo sát nghiên cứu thị trường, khuyến khích và tăng cường tính xanh trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và trong các dịch vụ du lịch.

- Chú trọng nâng cao sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trong Tỉnh và địa phương để xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng bền vững.

3.3.5. Giải pháp liên kết vùng trong phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc Tổ chức nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh thái trong và ngoài nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang cần có kế hoạch chương trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường du lịch sinh thái trong và ngoài nước. Dựa trên các nguồn số liệu đã có, sở nên tập trung vào một số thị trường chủ yếu sau đây:

Thị trường khách quốc tế: các thị trường khách có nhu cầu lớn bao gồm: - Khu vực châu Á: các nước Thái Lan, Nhật và Trung Quốc.

- Khu vực châu Âu: Pháp, Anh, Đức và Hà Lan. - Khu vực châu Mỹ: Mỹ và Canada.

Để quá trình nghiên cứu không bị phân tán dàn trải, trong thời gian tới thị trường khách quốc tế nên tập trung vào các thị trường: Thái Lan, Pháp, Đức, Mỹ và đồng bào Việt Kiều. Một trong những phương pháp tốt nhất là mời các đối tác là các nhà kinh doanh lữ hành sinh thái, các tổ chức sinh thái phi chính phủ tới tham quan và thực hiện hoạt động marketing quốc tế tại chỗ.

Thị trường khách nội địa: một nguồn khách sinh thái lớn và đầy tiềm năng đó là học sinh, sinh viên cùng các cơ quan hành chính nhà nước. Với lợi thế về khoảng cách, nguồn khách này thường đến với du lịch sinh thái vào các dịp nghỉ lễ nghỉ tết với thời gian không dài, kinh phí phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cấn chú ý đền một nhóm khách du lịch là các nhà hoạt động môi trường, các cơ sở nghiên cứu đào tạo về sinh học, địa lý, văn hoá và du lịch.

Trên cơ sở đó, triển khai tổ chức các công trình nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng thị trường để nhận biết quy mô, động cơ, kinh nghiệm, yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêu dùng của từng đoạn thị trường khách du lịch sinh thái. Việc nghiên cứu này tốt nhất là nên liên kết với các trường có chuyên ngành Du lịch để mang lại một kết quả phù hợp hơn.

Để có các cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu thị trường khách du lịch sinh thái ngay từ bây giờ phải hoàn thiện các mẫu biểu ghi chép khách và duy trì sự ghi chép đầy đủ, chính xác, thường xuyên và cập nhật và phải coi đây như là một tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên, thực thi các công việc đăng kí khách đặc biệt là bộ phận lễ tân các cơ sở lưu trú, các văn phòng du lịch, các trung tâm tiếp đón của Vườn quốc gia, khu bảo tồn, các bãi biển và điểm tham quan. Việc nghiên cứu thị trường khách sẽ tạo cơ sở để phát triển du lịch sinh thái ở Phú Quốc trong thời gian tới.

Các kênh phân phối sản phẩm du lịch sinh thái tại Phú Quốc Đối với khách du lịch trong nước

Kênh 1: Các nhà sản xuất sản phẩm du lịch sinh thái ở Phú Quốc làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách du lịch sinh thái chào bán

Sản phẩm du lịch sinh thái Phú Quốc Khách du lịch sinh thái ở Việt Nam Các tổ chức, hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Các doanh nghiệp lữ hành 1 2 3

dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương tiện hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các trang mạng điện tử.

Kênh 2: Chào bán sản phẩm du lịch sinh thái thông qua các tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Tuy nhiên kênh này thích hợp và áp dụng phổ biến hơn với du lịch đại trà. Vì vậy khi chọn loại hình kênh phân phối này phải chọn lọc các tổ chức mà thành viên của tổ chức đó có quan tâm và có mục đích riêng đối với môi trường sinh thái.

Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành trong nước. Tuy nhiên, các công ty lữ hành phải là các công ty lữ hành chuyên kinh doanh về sản phẩm du lịch sinh thái. Thị trường mục tiêu của các công ty này là khách du lịch sinh thái chứ không phải khách du lịch chung chung. Kênh 3 là loại kênh cần khai thác triệt để nhất vì chính các doanh nghiệp lữ hành là người thực hiện chức năng phân phối sản phẩm trong du lịch.

Đối với khách du lịch nước ngoài

Kênh 1: Các nhà sản xuất du lịch sinh thái làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách du lịch sinh thái chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương thức hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website.

Kênh 2: Chào bán sản phẩm du lịch sinh thái trực tiếp với các hãng lữ hành nước ngoài có hoặc chuyên kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái.

Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành Quốc tế trong nước có thị trường mục tiêu là khách du lịch sinh thái để các công ty lữ hành Quốc tế trong nước sử dụng các mối quan hệ đối tác với các hãng lữ hành nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm. Kênh 3 chính là loại kênh có khả năng nhất để tiếp cận, thu hút khách du lịch sinh thái đến với sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh. Vì chính các doanh nghiệp lữ hành trong nước và nước ngoài cũng tham gia vào việc thiết kế các tour du lịch sinh thái ở Phú Quốc để bán cho khách. Họ như là người đại diện cho khách tham gia vào việc thiết kế các sản phẩm du lịch sinh thái tại nơi đến du lịch.

Trong thời gian tới, du lịch sinh thái Phú Quốc cần tập trung vào làm một số việc sau: Sản phẩm du lịch sinh thái Phú Quốc Khách du lịch sinh thái ở ngoài Việt Nam Các hãng lữ hành nước ngoài Hãng lữ hành trong nước 1 2 3 Hãng lữ hành nước ngoài

- Xây dựng và sử dụng có hiệu quả website của du lịch sinh thái Phú Quốc. - Liên hệ với các tổ chức du lịch sinh thái trong và ngoài nước để thuê họ quảng cáo cho sản phẩm du lịch sinh thái của đảo.

- Mời một số khách du lịch sinh thái đích thực đến Phú Quốc đi các chuyến du lịch làm quen (FAM trip) và đề nghị sự tư vấn, trợ giúp của họ, thậm chí là đặt hàng trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái ở Phú Quốc. Đối tượng khách này là các thành viên của tổ chức phi chính phủ có mục đích bảo vệ môi trường, khoa học và đặc biệt mục đích bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa.

- Lựa chọn đối tác kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái để tổ chức nhóm công tác do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ dự án bao gồm đại diện lãnh đạo uỷ ban tỉnh, đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công an, chuyên gia tư vấn du lịch sinh thái, đại diện ban Quản lý, đại diện chính quyền địa phương, đại diện cư dân, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trên toàn tỉnh. Nhóm công tác này với tư cách là khách du lịch sinh thái có mục đích chính là thực hiện dự án để nghiên cứu học tập cách thức kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái của các điểm khu du lịch có điều kiện tương tự ở Phú Quốc.

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động hiện tại đang làm việc trong ngành du lịch, phù hợp với tính chất và nội dung công việc của họ.

Hiện nay, đội ngũ lao động du lịch toàn tỉnh quá yếu, khoảng 11.000 người, trong đó lao động du lịch sinh thái chỉ chiếm một phần nhỏ, đáp ứng chưa đến 1 nửa nhu cầu. Tuy nhiên, lực lượng lao động này thực sự vẫn chưa hoạt động hiệu quả do bị hạn chế về một số mặt. Bởi vậy, ngành du lịch của tình Kiên Giang cũng như Phú Quốc cùng với các cấp chính quyền cần có một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ lao động này. Cụ thể một số biện pháp như sau:

- Xã hội hoá du lịch, nâng cao hiểu biết về du lịch cho cán bộ nhân viên ngành du lịch trực tiếp tiếp xúc với khách góp phần hình thành môi trường du lịch lành mạnh, thuận lợi.

- Mở những cuộc thi nghề, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ nhân viên du lịch với nhau để cán bộ công nhân viên có cơ hội cọ xát và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch cũng như các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua quan hệ tại một số nước có trình độ.

Tập trung đầu tư đào tạo lực lượng lao động mới, tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai

Lực lượng lao động mới này là một sự hứa hẹn, là sức mạnh tiềm tàng của du lịch sinh thái trong giai đoạn tới. Đó là những học sinh, sinh viên khởi đầu với một kiến thức rất nhỏ hẹp về du lịch, cần phải có những biện pháp, chính sách đào tạo thật phù hợp, trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho nguồn nhân lực tương lai này. Cụ thể:

- Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nguyện hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ nhu cầu giảng và dạy học.

- Mở nhiều chuyến đi thực tế, đến các địa điểm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh để học sinh, sinh viên có thêm những kiến thức thực tế hữu ích cho công việc sau này.

Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Giải pháp thiết yếu nhất và quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các nhà quản lý các khu Du lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở tỉnh và khách du lịch.

Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền và giáo dục về sản phẩm du lịch sinh thái cho thích hợp. Cần kịp thời, thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ở Phú Quốc hiểu và nâng cao nhận thức về sản phẩm du lịch sinh thái, các đặc thù của sản phẩm du lịch sinh thái, các yêu cầu của sản phẩm du lịch sinh thái, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia vào kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái, lợi ích của du lịch sinh thái cho mỗi thành phần tham gia vào nó.

Phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về tự nhiên, quan hệ trao đổi giữa tự nhiên và con người cho cư dân địa phương tại các điểm du lịch sinh thái của Phú Quốc bắt đầu từ nhóm nhỏ, thông qua nhóm nhỏ theo cách đơn giản “cầm tay chỉ việc”. Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là nhìn chung trình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 60 - 67)

w