Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 42 - 45)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc

2.3.2. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc

Điểm mạnh

Tiềm năng du lịch bao gồm cảnh quan, điều kiện tự nhiên đặc trưng, hệ sinh thái tương đối phong phú và đa dạng.

Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở cực Tây Nam vùng lãnh hải Việt Nam. Phú Quốc là một hòn đảo có cả rừng và núi với diện tích 1320 km2, chiều dài của nó là 48 km từ bắc tới nam và dân số khoảng 80.000 người. Nằm trong vịnh Thái Lan và cách Hà Tiên 45km về phía tây, cách phía nam Campuchia 15km, Phú Quốc sở hữu những bãi biển đẹp nhất và hải sản ngon nhất Việt Nam.. Những nét đặc sắc này sẽ là một trong những nhân tố chính thu hút khách du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch trẻ và tiềm năng.

Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang là cái nôi của nguồn nhân lực du lịch. Với truyền thống đào tạo và phát triển, trường đã thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chương trình giảng dạy của trường ngày càng được nâng cấp, đi sâu sát vào các vấn đề du lịch và phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung. Hàng năm trường đào tạo … sinh viên có bằng cấp và trình độ cao. Đội ngũ sinh viên này ra trường, khoảng 40% sẽ về địa phương hoặc phân tán đi các tỉnh làm việc. 60% ở lại phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Đây chính là lực lượng lao động tiềm năng cho DLST ở Phú Quốc.

Các yếu tố lịch sử, văn hóa độc đáo và hấp dẫn.

Theo nhiều bằng chứng để lại thì từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên con người đã bắt đầu xuất hiện ở đảo Phú Quốc và xây dựng nên nền văn hóa Óc Eo.

Từ năm 1671 đến năm 1680, một người Hoa có tên là Mạc Cửu quê gốc Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông đã đem hết gia đình, binh sĩ và khoảng 400 sỹ phu rời khỏi Phúc Kiến đến lập ấp tại Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau.

Kể từ năm 1680 về sau, Hà Tiên trở thành một trong những thương cảng trọng điểm khi có nhiều thôn ấp nằm liền kề. Nhất là khi Mạc Cửu cho lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển với sòng bạc trung tâm được đặt tại Phú Quốc (K làoh Tral).

Đến năm 1708 Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Ông được phong làm Tổng Binh cai trị đất Căn Khẩu. Đến 1735, Mạc Cửu mất nên con là Mạc Sĩ Lân lên thay.

Đến năm 1777 nhà truyền giáo Pierre Pigneu de Béhaine lần đầu tiên bước chân lên đảo đã nhận thấy rằng tất cả các cư dân ở đây đều dùng tiếng Việt như là ngôn ngữ mẹ đã chứ không hề có tiếng Khmer. Đến năm 1855, hoàng đế Napoleon III của Pháp công nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, đảo Phú Quốc được lựa chọn làm một địa lý hành chính trực thuộc hạt thanh tra Kiên Giang. Sau này được chuyển sang hạt thanh tra Rạch Giá, Hà Tiên vào ngày 1/8/1867.

Đến ngày 25/5/1874 thực dân Pháp cho thành lập hạt Phú Quốc sau khi gom cụm các hòn đảo nằm trong phạm vi từ 9° đến 11°30′ độ vĩ Bắc và từ 100° đến 102° độ vĩ Đông.

Một năm sau tức ngày 16/6/1875, hạt Phú Quốc bị giải thể để tái lập Tổng thuộc hạt Hà Tiên bao gồm 5 thôn khác nhau là: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Quốc, Hàm Ninh, Phú Dự. Kể từ đây, các thôn làng này đều thuộc hạt Hà Tiên.

Đến ngày 12/1/1888 Tổng Phú Quốc được chuyển sang Hạt Tham Biện Châu Đốc. Bốn năm sau, hòn đảo này lại được đưa trở về hạt Hà Tiên, sau là tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 4/10/1912, Pháp cho nhập làng An Thới và làng Lạc Phú vào làng Dương Đông. Một năm sau, Tổng Phú Quốc được đổi thành Đại Lý Phú Quốc trực thuộc tỉnh Châu Đốc.

Đến ngày 25 /04/1924, hòn đảo này được thăng cấp trở thành Quận Phú Quốc trực thuộc tỉnh Hà Tiên trong suốt thời gian dài.

Vào năm 1953, đội quân Trung Hoa Dân Quốc thua trận khiến cho tướng Hoàng Kiệt phải dẫn hơn 30.000 quân chạy sang phía Nam đảo. Sau khi họ rút về Đài Loan, Pháp đã tận dụng nhà cửa lính để lại lập nên nhà tù Trại Cây Dừa rộng 40 hecta, có sức giam giữ khoảng 14.000 tù nhân.

Bước vào thời kỳ chống Mỹ, dưới sự cai trị của Việt Nam Cộng Hòa đảo ngọc Phú Quốc trở thành một duyên khu của hải quân. Vào năm 1964, quốc vương Sihanouk

của Campuchia đã chấp nhận yêu cầu của Việt Nam lấy đường Brévié có từ thời thuộc địa làm đường biên giới biển giữa hai nước.

Sự đồng thuận này mang ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử đảo Phú Quốc và cả dân tộc ta. Bởi vì từ đây, Campuchia không còn yêu sách đòi chủ quyền sở hữu hòn đảo này. Anh bạn láng giềng đã hoàn toàn công nhận Phú Quốc là một phần lãnh thổ của Việt Nam và thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đến 1969, Việt Nam Cộng Hòa xóa bỏ đường Brévié và bắt đầu mở rộng lãnh hải của đất nước. 6 năm sau tức năm 1975, tập đoàn Khmer Đỏ đã thực hiện chiến dịch đánh úp vào đảo Phú Quốc. Chúng âm mưu chiếm lại hòn đảo này nhưng bị thất bại thảm hại và phải rút về nước.

Đảo Phú Quốc từ năm 1975 đến trước năm 2000

Sau ngày giải phóng đất nước 30 tháng 4 năm 1975, Phú Quốc được quy hoạch thành một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang. Nhưng ở thời kỳ này, đảo ngọc chỉ bao gồm 1 thị trấn Dương Đông và 3 xã nhỏ là Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh. Vào ngày 4 tháng 5 năm 1975, Khmer đỏ quay trở lại tấn công Phú Quốc. 6 ngày sau, chúng điều tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF chở quân đến đánh chiếm đảo Thổ Chu. Pol Pot bắt 500 người Việt đưa về Campuchia để giết hại dã man. Về sau, đội quân này bị Quân Giải Phóng đánh tan tác ngay trên hòn đảo mà chúng gây tội ác.

Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa tiếp tục chia Cửa Dương Thành 2 xã nhỏ là Cửa Dương và Cửa Cạn, chia xã Dương Tơ làm 2 xã nhỏ khác là Dương Tơ và An Thới.

Ngày 24/4/1993, Chính Phủ ta tách một phần lãnh thổ của quần đảo Thổ Châu thành lập xã Thổ Châu, tách một phần xã Cửa Dương và Cửa Cạn thành lập xã Bãi Thơm. Năm 1997, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục thành lập xã Gành Dầu sau khi đã điều chỉnh lại diện tích và dân số đang sinh sống tại xã Cửa Cạn.

Đến Năm 1999, cả Campuchia và Việt Nam đều thống nhất về đường biên giới Brevie. Quốc gia này cũng tuyên bố công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Phú Quốc.

Kể từ năm 2000 trở đi đảo Phú Quốc tiếp tục có nhiều thay đổi đáng kể với loạt sự kiện như sau:

Ngày 11 tháng 2 năm 2003, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang đã giải thể xã An Thới. Sau đó, thành lập thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.

Ngày 17/9/2014, Thủ Tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc đạt tiêu chuẩn trở thành đô thị loại 2.

Đến ngày 9/12/2020, Nghị Quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành đã điều chỉnh đồng loạt toàn huyện đảo Phú Quốc. Một số điểm đáng lưu ý trong nghị quyết này là:

Thành lập thành phố Phú Quốc: Thành phố đảo sẽ có phạm vi lãnh thổ trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Diện tích của đơn vị hành chính được xác định trên toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số đi kèm là 179.480 người.

Thành lập phường Dương Đông: Lấy cơ sở quy hoạch là toàn bộ diện tích và dân số hiện có của thị trấn này.

Thành lập phường An Thới: Lấy cơ sở quy hoạch là toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn An Thới và cả xã Hòn Thơm liền kề.

Đến năm 2020: Phú Quốc có tổng cộng 2 thị trấn và 7 xã trực thuộc hoàn thiện như hiện nay. Trong đó bao gồm: Thị trấn An Thới, thị trấn Dương Đông, xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu.

An ninh trật tự ổn định, bầu không khí trong lành, thoáng đãng.

An ninh trật tự là vấn đề mà nhiều du khách quan tâm khi đến một địa điểm du lịch. Một thành phố với nhiều nạn giết người cướp của, ăn cắp hay bao động sẽ khiến du khách hoảng sợ, cảm thấy không an tâm khi đến tham quan. Khách du lịch sẽ e ngại khi dừng chân lại lâu hoặc thậm chí không có ý định đến du lịch ở một nơi như thế. Nhưng an ninh trật tự thực sự là một điểm mạnh đối với Phú Quốc. Du khách đến đây có thể hoàn toàn hài lòng về sự an toàn và ổn định của các địa điểm du lịch. Theo số liệu thống kê, hàng năm chỉ xảy ra một vài vụ mất cắp nhỏ đối với khách du lịch, con số gần như là không đáng kể.

Bên cạnh đó, bầu không khí trong lành, thoáng đãng cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch. Trong bối cảnh trái đất đang nóng lên, sự ô nhiễm đang đe dọa cuộc sống của người dân trên thế giới thi một thành phố trong lành, không bụi khói sẽ là sự lựa chọn lý tưởng của du khách. Du khách đến đây sẽ chỉ cảm nhận được một bầu không khí không sạch và an toàn, thích hợp cho những hoạt động tham quan, giải trí. Hình ảnh về một thành phố du lịch xanh và yên bình là ấn tượng đẹp của du khách khi đến Phú Quốc.

Bị thu hút bởi những di sản văn hóa vật thế và phi vật thể của thế giới, khi đến với Phú Quốc, du khách sẽ dễ dàng khám phá ra đây là một thành phố xanh và yên bình. Với những ấn tượng đẹp như thế, du khách sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn sau chuyến du lịch, và họ sẽ có ý định quay lại du lịch một lần nữa hay giới thiệu, quảng cáo cho người thân, bạn bè là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thực tế du lịch Phú Quốc đã tạo ra được nhiều ấn tượng đẹp cho du khách. Điểm mạnh này cũng thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí hàng năm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w