Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 28 - 31)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Khái quát về Phú Quốc

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội

- Về kinh tế

+ Ngành nghề phát triển mạnh bao gồm: dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, xây dựng – bất động sản, tài chính ngân hàng, công nghiệp và ngành công nghệ cao, canh tác hồ tiêu.

+ Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Phú Quốc: 3.953 doanh nghiệp. + Tổng thu ngân sách Phú Quốc từ năm 2015 – 2020: 20.300 tỷ đồng. - Về du lịch

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả thành phố này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:

+ Vườn Quốc Gia Phú Quốc + Khu bảo tồn biển Phú Quốc

+ An Thới bao gồm: Bãi Khem, Nhà Lao Cây Dừa, Mũi Ông Đội, Bãi Vịnh Đầm, Bãi Xếp Nhỏ, Bãi Đất Đỏ, Bãi Sao, Bãi Xếp Lớn, Núi Cô Chín, Núi Radar.

-Quần đảo An Thới: Hòn Thơm, Hòn Dừa, Hòn Rỏi, Hòn Đụn, Hòn Gầm Ghì, Hòn Mây Rút, Hòn Kim Qui, Hòn Dăm, Hòn Xưởng.

-Dương Đông: Suối Đá Bàn, Dinh Cậu.

-Bãi Trường

-Rạch Tràm

-Rạch Vẹm

-Bắc Đảo: Bãi Thơm, Gành Dầu, Bãi Dài

-Làng chài Hàm Ninh: Bãi Vòng, Suối Tranh

-Vinpearl Safiri Phú Quốc (vườn thú bán hoang dã đầu tiên của Việt Nam)

-Công viên giải trí Vinwonders Phú Quốc 50ha (Khu vui chơi lớn nhất Châu Á)

-Đảo Sim

-Cáp treo Hòn Thơm.

Điểm Tham Quan Đời Sống-Văn Hóa-Lịch Sử như:

-Đền thờ Nguyễn Trung Trực

-Nhà tù Phú Quốc

-Bảo tàng Cội Nguồn

-Nhà Lao Cây Dừa

-Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc

-Trại nuôi Ngọc Trai Phú Quốc

-Vườn tiêu

-Làng chài Hàm Ninh

-Chùa Sư Muôn (Hùng Long tự)

-Chợ đêm Phú Quốc

-Công Viên Văn Hóa An Hòa Các Điểm Nghỉ Dưỡng Và Khu Vui Chơi

-Khu giải trí Vinpearl Land Phú Quốc

-Khu vui chơi giải trí của Sun Group

-Khu vui chơi giải trí Sailing Club

-Khu vui chơi giải trí Casino Phú Quốc

-Khu vui chơi giải trí Vinpearl Safari

-Thành phố không ngủ Phú Quốc United Center

- Về xã hội

Thành phần dân cư: Kinh, Hoa, Khơ Me

Thành phần tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Đạo Hồi, Bà La Môn.

Số lượng các cơ sở thờ tự và tín ngưỡng: trên 50 gồm chùa chiền, thánh thất, tịnh giá, miếu,…

Tỷ lệ hộ nghèo: Chỉ 0,28%

Tỷ lệ thất nghiệp: Dưới 3%

Tỷ lệ lao động có việc làm: Trên 80%

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2015, theo thống kê

của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 101.407 người, với mật độ dân số là 172 người/km².

Tính đến cuối năm 2019, diện tích tự nhiên của Phú Quốc là 589,20km2, dân số ước đạt 179.480 người. Mật độ dân số toàn vùng trung bình khoảng 305 người/km2 với 75.862 người là dân thành thị.

Trước đây Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là: Thị trấn Dương Đông, Thị trấn An Thới, Xã Dương Tơ, Xã Cửa Cạn, Xã Gành Dầu, Xã Cửa Dương, Xã Bãi Thơm, Xã Hòn Thơm, Xã Hàm Ninh, Xã Thổ Châu. Nhưng từ khi lên thành phố, Phú Quốc được chi lại thành 2 phường và 7 xã, cụ thể: 2 phường là phường Dương Đồng và An Thới, 7 xã gồm: Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu (xã Hòn Thơm được sáp nhập vào An Thới).

Tại các phường xã của thành phố đảo, số liệu thống kế được phân bố cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Thống kê phường xã tại Phú Quốc

STT Tên Phường Xã Diện Tích(Km2) Số (Người)Tổng Dân Mật Độ Dân Số(Người/km2)

1 Phường An Thới 34,29 42.095 1.228

2 Phường Dương Đông 15,06 60.415 4.012

3 Xã Bãi Thơm 96,84 4.386 45 4 Xã Cửa Cạn 59,86 2.548 43 5 Xã Cửa Dương 187,40 11.495 61 6 Xã Dương Tơ 80,40 5.919 74 7 Xã Gành Dầu 87,01 3.770 43 8 Xã Hàm Ninh 70,2 4.659 66 9 Xã Thổ Châu 13,95 1.909 137

Nguồn: Chi cục Thống kê Phú Quốc

- Về văn hóa:

Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại phường Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.

Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc với những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Sùng Hưng, Sùng Đức, Sư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long),...

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở phường Dương Đông. Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 28 - 31)

w