Cơ sở xây dựng định hướng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 48 - 50)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Cơ sở xây dựng định hướng

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tại Kiên Giang

Kiên Giang có 4 vùng du lịch trọng điểm: vùng du lịch Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận; vùng du lịch Phú Quốc; vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận; vùng U Minh Thượng. Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019, Du lịch Phú Quốc phát triển nhanh và được định hướng trở thành khu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế. Các sản phẩm chính của Kiên Giang hiện nay là: du lịch thể thao biển; lặn ngắm san hô và sinh vật biển Phú Quốc; du lịch văn hóa lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng biển trung cấp Hà Tiên - Kiên Lương; tham quan các quần đảo tàu thủy Kiên Hải, Hà Tiên - Kiên Lương; tham quan các loài sinh vật vườn quốc gia và nghiên cứu khoa học hệ sinh thái rừng tràm ven biển U Minh Thượng…

Thời gian qua, Kiên Giang là một trong những tỉnh thu hút đầu tư du lịch hàng đầu của Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2018 - 2020, tỉnh thu hút được 47 dự

án đầu tư du lịch. Đến nay, toàn tỉnh thu hút 323 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng diện tích 10.448ha và tổng vốn đầu tư là 355.677 tỷ đồng.

Theo định hướng Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt và Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kiên Giang đã cơ bản hình thành 5/8 sản phẩm du lịch đặc thù tại Phú Quốc: du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch hội nghị cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã; tham quan, mua sắm tại trang trại nuôi trồng và cửa hàng sản phẩm ngọc trai; tham quan trại nuôi giống chó Phú Quốc và xem đua chó. Ba khu du lịch được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang công nhận là khu du lịch cấp tỉnh gồm: Khu du lịch quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên), Khu du lịch quần đảo Nam Du (Kiên Hải), Khu du lịch Lại Sơn (Kiên Hải) cũng đang thu hút ngày càng nhiều du khách.

Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Kiên Giang đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 45 triệu khách nội địa, 3 triệu khách quốc tế, doanh thu du lịch khoảng trên 85.200 tỉ đồng. Phát triển du lịch toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững. Song song đó, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như tuyên truyền để đổi mới tư duy về phát triển du lịch, cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. Ngoài ra chú trọng yếu tố con người, phát triển nguồn nhân lực đủ chất và lượng. Đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch, quan tâm đầu tư, để hướng tới phát huy đồng bộ cả 4 vùng du lịch trọng điểm.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Phú Quốc

Năm 2021 tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phú Quốc tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép theo đúng quan điểm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về giải pháp phòng, chống dịch COVID-19; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Chủ động xây dựng, triển khai kịch bản phòng, chống tương ứng các cấp độ của dịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm phòng dịch từ sớm, từ xa; chú trọng thực hiện giải pháp phòng, chống dịch ít gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Phú Quốc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức không gian đảo Phú Quốc theo hướng thành phố tích hợp vào quy hoạch của tỉnh và quy hoạch chung xây dựng Phú Quốc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Phấn đấu đến năm 2025, Phú Quốc là đô thị loại I; xây dựng thành phố đảo Phú Quốc trở thành thành phố du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Thành phố đẩy mạnh phát triển du lịch theo chiều sâu, chất lượng cao và bền vững, đến năm 2025 du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; xây dựng thương hiệu du lịch Phú Quốc với nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo riêng của Phú Quốc, mang đậm bản sắc văn

hóa dân tộc. Thành phố tạo điều kiện triển khai dự án khu phi thuế quan; kêu gọi đầu tư hạ tầng thương mại: Trung tâm thương mại Dương Đông, An Thới..., hệ thống siêu thị và các chợ xã; nâng cao chất lượng, uy tín hàng hóa thương hiệu Phú Quốc như nước mắm, hồ tiêu, rượu sim...

Phú Quốc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường biển, bổ sung quy hoạch vùng nuôi phù hợp, khôi phục và phát triển làng chài Hàm Ninh, Rạch Vẹm... Thành phố khai thác có hiệu quả cảng hành khách quốc tế Dương Đông, cảng quốc tế An Thới, cảng Vịnh Đầm; đầu tư mở rộng cảng Bãi Vòng, kêu gọi đầu tư cảng tổng hợp mũi Đất Đỏ. Đồng thời, hoàn thành dự án nâng cấp hồ nước Dương Đông, triển khai dự án hồ nước Cửa Cạn, hồ nước Suối Lớn; hoàn thành, đưa vào khai thác công trình đường dây 220kVA Kiên Bình - Phú Quốc, gắn với nâng cấp mạng lưới truyền tải điện trên đảo; đầu tư cấp điện, nước cho xã Thổ Châu; đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Hàm Ninh; di dời cơ sở sản xuất nước mắm ra khỏi khu dân cư.

Phú Quốc giữ vững và nâng lên tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ, kiềm chế tỷ lệ lưu ban đến mức thấp nhất, tỷ lệ bỏ học dưới 3%. Đề xuất UNESCO công nhận Nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC 1docx (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w