Tóm tắt sơ đồ lây lan của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 27 - 28)

Nguồn: Nguyễn Bá Hiên & Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011) Hầu hết các chủng virus DTLCP có khả năng gây sốt, xuất huyết cấp tính ở lợn nuôi với tỷ lệ chết lên đến 100% trong vòng từ 8 – 12 ngày.

Mầm bệnh có thể truyền trực tiếp do tiếp xúc giữa các con lợn trong vòng

30ngày sau khi nhiễm hoặc trong vòng 8 tuần trong những trường hợp tiếp xúc với máu của con vật bệnh như qua cắn nhau hoặc qua giao phối. Ngoài ra, virus còn tồn tại trong dịch tiết và thân thịt hàng tháng, có khả năng làm lây lan bệnh qua thực phẩm do thịt chưa được nấu kỹ hoặc thịt đông lạnh.

Sự truyền lây bệnh giữa động vật hoang dã và lợn nuôi

Người ta không thấy được hiện tượng lây lan bệnh từ lợn nuôi sang lợn lòi qua tiếp xúc trực tiếp nhưng lại có sự lây lan từ lợn lòi sang lợn nuôi thông qua vật chủ trung gian là động vật chân đốt Ornithodoros spp. Lợn lòi trưởng thành có thể mang loài Ornithodoros nhiễm virus từ trong hang ra những vùng có nuôi lợn và làm lây lan bệnh. Lợn nuôi nếu ăn thân thịt của lợn lòi bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với phân lợn có virus cũng sẽ bị lây bệnh. Đường truyền lây này có thể rất quan trọng về mặt dịch tễ học do một số loài lợn rừng như lợn hoang Nam Phi hoặc lợn khổng lồ Châu Phi (Giantforest hog) thường không sống trong hang mà sống ở những nơi có sự trồng trọt. Chúng có thể tiếp xúc với động vật chân đốt Ornithodoros một cách tình cờ, rồi làm lây lan bệnh cho lợn nuôi qua tiếp xúc trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w