Phương pháp hóa mô miễn dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 52 - 54)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.6.9.Phương pháp hóa mô miễn dịch

3.6. Phương pháp nghiên cứu

3.6.9.Phương pháp hóa mô miễn dịch

Bước 1: Làm sạch tiêu bản

- Khử parafin bằng cách ngâm tiêu bản trong 3 bình xylen mỗi bình ngâm 10 phút.

+ Cồn 1000 : 30 giây + Cồn 950 1: 30 giây + Cồn 950 2: 30 giây + Cồn 950 3: 30 giây + Cồn 90: 30 giây + Cồn 80: 30 giây

- Rửa nước tiêu bản 10 phút

Bước 2: Hoạt hoá enzym

- Ngâm ngập tiêu bản và hấp trong Citrat buffer pH=6 ở 1210C trong 15 phút. Để nguội tự nhiên.

- Rửa PBS 1X 3 lần (5 phút/lần).

Bước 3: Khử peroxydase nội sinh

- Dùng H2O2 30% trong dung môi Methanol theo tỉ lệ 1: 9, ngâm tiêu bản trong 30 phút.

- Rửa PBS 1X 3 lần (5 phút/lần).

Bước 4: Gắn kháng thể

- Nhỏ kháng thể kháng DTLCP lên tiêu bản.

- Để tủ ấm 370C/1giờ hoặc 40C/qua đêm.

- Rửa tiêu bản bằng dung dịch PBS 3 lần (5 phút/lần)

Bước 5: Gắn kháng kháng thể

- Nhỏ kháng kháng thể lên tiêu bản.

- Để tủ ấm 370C/1 giờ.

- Rửa PBS 3 lần (5 phút/lần).

Bước 6: Cho cơ chất

- Ngâm tiêu bản trong dung dịch DAB khoảng 5 phút.

- Kiểm tra dưới kính hiển vi thường. Nếu thấy xuất hiện màu vàng nâu nhạt trên lát cắt có thể ngâm thêm 1-2 phút, dừng phản ứng bằng nước sạch.

Bước 7: Đọc kết quả

- Nhuộm nhân tế bào bằng Hematoxilin, làm sạch, gắn Baume canada và quan sát bằng kính hiển vi quang học. Nếu tiêu bản xuất hiện màu vàng nâu là dương tính, tiêu bản không có màu vàng nâu là âm tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 52 - 54)