Chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 32 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1.3.Chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh dịch tả lợn Châu Phi

2.1.3.Chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

2.1.3.1. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh DTLCP và bệnh Dịch tả lợn cổ điển khó có thể chẩn đoán phân biệt nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, trong mọi trường hợp, phải lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.

Các bệnh khác cần được chẩn đoán phân biệt với DTLCP bao gồm các bệnh: Bệnh tai xanh (PRRS), đặc biệt là thể cấp tính, bệnh đóng dấu lợn, bệnh Phó thương hàn, bệnh Tụ huyết trùng, bệnh liên cầu khuẩn do Streptococcus suis, bệnh Glasser, Hội chứng viêm da do PCV2, bệnh giả dại ở lợn choai và bị ngộ độc muối (Nguyễn Đăng Thọ, 2019).

2.1.3.2. Các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Bệnh DTLCP chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc chẩn đoán xác định lợn nhiễm bệnh nhanh và chính xác là rất có ý nghĩa trong công tác phòng chống dịch bệnh. Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh phòng thí nghiệm có thể phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên, điều quan trọng là lựa chọn phương pháp nào để chẩn đoán đúng thời điểm với con vật nhiễm bệnh.

+ Phát hiện kháng nguyên bằng phương pháp Fluorescent antibody test (FAT) kết quả dương tính của FAT cùng với các triệu chứng và các tổn thương có thể sơ bộ xác định DTLCP.

+ Phương pháp PCR và Realtime PCR: Là kỹ thuật cần thiết đối với việc xét nghiệm các mẫu lợn nghi bị nhiễm virus DTLCP. Kỹ thuật PCR/Realtime PCR là công cụ được lựa chọn trong các trường hợp lợn nhiễm bệnh thể quá cấp tính, cấp tính và á cấp tính. Kỹ thuật PCR/Realtime PCR cho kết quả nhanh và chính xác; có thể phát hiện được cả chủng virus độc lực thấp và trung bình.

+ Phân lập virus trên môi trường tế bào: Virus DTLCP có thể được phân lập từ máu và các mô khác như lá lách, gan, hạch bạch huyết và amidan. Phép thử HAD (haemadsorption test) thường được sử dụng để khẳng định sự nhiễm virus

DTLCP. Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên hiện tượng tế bào hồng cầu của lợn sẽ bám vào bề mặt của tế bào đơn nhân hoặc đại thực bào bị nhiễm virus DTLCP. Quy trình phân tích của phép thử HAD sử dụng máu hoặc dịch chiết mô từ lợn nghi nhiễm để bổ sung vào môi trường nuôi cấy tủy lợn sơ cấp hoặc môi trường nuôi cấy bạch cầu sơ cấp hoặc môi trường nuôi cấy đại thực bào phế nang. Nhược điểm chính của phép thử HAD là yêu cầu phải nuôi cấy các tế bào sơ cấp và cần ít nhất 6 ngày để khẳng định mẫu phân tích là âm tính. Tuy nhiên, nếu mẫu là dương tính mạnh, có thể quan sát được kết quả trong vòng 24 giờ. Đây là phương pháp tiêu chuẩn để khẳng định các kết quả dương tính thu được bằng các phương pháp ELISA, PCR hoặc FAT (fluorescent antibody test) đặc biệt đối với các vụ dịch lần đầu tiên xảy ra trong một khu vực (Oura & cs., 2005).

+ Kiểm tra kháng thể trong huyết thanh lợn nhiễm DTLCP bằng kỹ thuật ELISA (Enzyme – linked immunosobent assay) hoặc IFA (Indrect flourescent antibody – IFA). Phương pháp này được ứng dụng đối với các trường hợp lợn mắc bệnh ở thể bán cấp tính, mạn tính (Oura & cs., 2005).

Tại Việt Nam, từ năm 2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với FAO tổ chức tập huấn và cung cấp nguyên vật liệu chẩn đoán xét nghiệm bệnh DTLCP. Hiện nay, việc phát hiện bệnh DLTCP được thực hiện bằng các kỹ thuật PCR/Realtime PCR và ELISA tại 8 phòng thử nghiệm của Cục Thú y trong 3-5 giờ kể từ khi nhận mẫu. Ngoài ra, phòng thí nghiệm của Viện Thú y và Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng có năng lực xét nghiệm phát hiện bệnh DTLCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 32 - 33)