Loại sản phẩm Thịt có xương, thịt nghiền Thịt rút xương Bột thịt Thịt muối rút xương Thịt muối còn xương Thịt nấu chín rút xương* Thịt nấu chin còn xương* Thịt hộp
Thịt khô rút xương Thịt khô bỏ xương Thịt xông khói, bỏ xương Thịt đông lạnh Thịt mát Thịt chất lượng kém (hỏng) Da/Mỡ (kể cả đã khô) Mỡ khô Thực phẩm thừa bỏ đi (có thịt lợn) Nội tạng
*Thịt nấu ở nhiệt độ 70°C trong vòng 30 phút
Nguồn: OIE (2019)
Bảng 2.3. Sống sót trong những điều kiện khác nhau (EFSA Journal 2010) Điều kiện
Nhiệt độ 50°C Nhiệt độ 56°C Nhiệt độ 60°C
pH < 3.9 hoặc pH > 11.5 (không huyết thanh) pH 13.4 đĩa không huyết thanh
pH 13.4 với 25% huyết thanh Máu lưu trữ ở nhiệt độ 4°C Máu trong thanh gỗ
Máu thanh lọc
Phân chuồng ở nhiệt độ phòng Chuồng trại bị vấy nhiễm Bùn sinh học 65°C
Bảng 2.4. Tổng hợp thông tin về đối tượng cần sát trùng đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi Đối tượng cần sát trùng Thú sống Xác thú Nhà nuôi thú/các dụng cụ nuôi Diệt ve, mòng Con người Các dụng cụ điện Thức ăn Chất thải, phân Nhà ở của người Máy móc
Phương tiện vận chuyển Quần áo
Máy bay
2.2.2. Dịch tễ học
Ca bệnh DTLCP lần đầu tiên được ghi nhận đã xảy ra vào năm 1907, tuy nhiên ca bệnh DTLCP được mô tả lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya. Từ đó đến nay, bệnh DTLCP đã xuất hiện tại nhiều quốc gia ở châu Phi, Châu Âu và Châu Á. Virus DTLCP có khả năng gây bệnh cho lợn nuôi, lợn rừng, lợn warthogs và lợn Bush. Ve thân mềm (Soft ticks - Ornithodoros erraticus) được xem là vector truyền bệnh DTLCP. Tế bào đích của vi rút DTLP là tế bào đại thực bào (macrophage cell) và tế bào đơn nhân (monocyte cell).
2.2.2.1. Đường truyền lây của virus DTLCP
Sự truyền lây virus DTLCP xảy ra thông qua sự tiếp xúc giữa động vật bị nhiễm bệnh, thức ăn có chứa mầm bệnh và/hoặc thông qua vector truyền bệnh ve thân mềm (Thomson, 1985; Wilkinson, 1989; Plowright W. & cs., 1994). Virus DTLCP có thể tồn tại trong môi trường nhiều tháng. Nhiều động vật nhiễm bệnh không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình và thậm trí có thể “đóng giả” các bệnh khác ở lợn, Bệnh DTLCP được tổ chức Thú y Thế giới đưa vào danh
sách các bệnh bắt buộc phải công bố và là bệnh gây hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng (Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, 2014). Bệnh tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhanh đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Các thành phần cấu thành nên dịch tễ học của virus DTLCP được biết đến từ những mô tả đầu tiên về bệnh DTLCP. Ve thân mềm, lợn warthogs, lợn nuôi và các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn. Ba vòng dịch tễ độc lập (hoang dã, ve-lợn và lợn nuôi) được mô tả bởi Erika & cs. (2018). Trong chu kỳ hoang dã, virus DTLCP lưu hành trong ổ dịch virus tự nhiên (như lợn warthogs và ve thân mềm), không gây bệnh cho lợn warthogs. Chu kỳ cổ xưa là nguồn gốc của chu kỳ ve- lợn và chu kỳ lợn nuôi và do đó là nguồn gốc của bệnh DTLCP. Trong chu kỳ ve- lợn, virus DTLCP truyền lây giữa ve và lợn, Chu kỳ này được mô tả chủ yếu
ở vùng cận Sahara, châu Phi, nhưng đóng một vai trò quan trọng trong các ổ dịch
ở Iberian Peninsula. Trong chu kỳ lợn nuôi, virus DTLCP lây lan trong đàn lợn nuôi hoặc từ các sản phẩm của lợn sang lợn, Chu kỳ này không liên quan đến các vật chủ tự nhiên.
Hình 2.5. Vòng truyền lây bệnh dịch tả lợn châu Phi
Nguồn: Emerging infectious disease (2019)
Một số nghiên cứu phân tích đã được thực hiện để xác định các yếu tố rủi ro của việc lây nhiễm bệnh DTLCP ở cấp độ trang trại cho thấy các yếu tố được tìm thấy làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh DTLCP, bao gồm (1) hệ thống quản lý của trang trại, (2) lịch sử nhiễm bệnh của trang trại, (3) Sự xuất hiện bệnh DTLCP tại một trang trại khác trong vùng hoặc lò mổ lợn bệnh trong vùng, và (4) các chuyến thăm của các hộ dân, chăn nuôi khác. Trong một nghiên cứu khác
về ảnh hưởng của không gian chăn nuôi lợn ở Nga cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định đến việc bùng phát bệnh DTLCP như mạng lưới giao thông đường bộ, mật độ của ao, hồ trong vùng chăn nuôi và mật độ dân cư tại khu vực chăn nuôi nó cũng khẳng định rằng việc di chuyển của lợn bị nhiễm virus DTLCP và quá trình vận chuyển, xử lý nước thải cũng là nguy cơ cao dẫn đến việc bùng phát bệnh DTLCP. Ngoài ra, ở nghiên cứu khác về hành vi của con người cũng chỉ ra rằng việc di chuyển bất hợp pháp lợn bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến việc bùng phát mạnh bệnh DTLCP. Những nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh DTLCP ở Châu Âu đã chỉ ra rằng (1) sử dụng thức ăn thừa cho lợn ăn, (2) sản phẩm thịt lợn nhiễm bệnh chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, (3) thịt lợn nhiễm bệnh được lưu trữ ướp lạnh, đông lạnh và để trong thời gian dài và (4) dịch tiết từ lợn rừng là những nguồn nguy cơ cao gây bùng phát bệnh DTLCP ở châu Âu trên diện rộng. Bệnh DTLCP thường xuyên xảy ra ở các trang trại nhỏ sau đó lây sang các trang trại lớn, sự tương tác giữa lợn nhà và lợn rừng làm cho việc khống chế dịch bệnh càng trở nên khó khăn. Ở một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quản lý lợn sạch, lợn thả rông và lợn rừng đã gây ra sự lưu hành của virus DTLCP trên diện rộng và là nguồn lưu cữu virus rất lớn. Các nghiên cứu khác nhau cũng nhấn mạnh tính liên tục của phân bố địa lý của lợn rừng, quản lý lợn rừng (hệ thống săn bắn, cho ăn mùa đông), mật độ dân cư tại địa phương và kích thước của quần thể lợn bị nhiễm bệnh, tiếp xúc trực tiếp với lợn rừng bị nhiễm bệnh, là những yếu tố rủi ro rất lợn đến sự lây lan và sự tồn tại của virus trong quần thể lợn rừng. Dựa trên các đặc điểm dịch tễ học của bệnh DTLCP, thì con đường lây truyền chính của bệnh DTLCP bao gồm: (1) Tiếp xúc trực tiếp giữa lợn với lợn; (2) Tiêu thụ thức ăn bị đã bị nhiễm virus DTLCP; (3) Xe, các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép và thiết bị phẫu thuật; (4) Công nhân và du khách; (5) Bùn và các vât liệu tại hồ chứa nước bị ô nhiễm; (6) Vật liệu di truyền và (7) Ve và các côn trùng khác cắn (Disease Response Strategy: African Swine Fever, 2019).
2.2.2.2. DTLCP ở châu Phi
Ca bệnh đầu tiên được xác nhận là DTLCP (phân biệt với dịch tả lợn cổ điển – Classical Swine Fever) tại Kenya ở lợn warthogs (tên khoa học là
Phacochoerus africanus) vào năm 1921. Từ đó đến nay, tình hình dịch tễ của DTLCP tại các quốc gia Châu Phi diễn ra rất phức tạp. Những nghiên cứu gần đây ở lục địa này cho thấy, việc kiểm soát DTLCP tại các quốc gia ở Đông,
Trung và Nam Phi đặc biệt phức tạp do có sự hiện diện của 4 chu kỳ truyền lây lan của vi rút DTLCP. Trong khi ở nhiều nước tình hình dịch bệnh được công khai, những nước khác lại có rất ít thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.
Mặc dù tình hình DTLCP tại Châu Phi không thuận lợi, nhưng tổng đàn lợn vẫn tiếp tục tăng mạnh trong vài thập niên trở lại đây do quá trình đô thị hoá nhanh dẫn đến nhu cầu protein động vật tăng mạnh. Theo Tổ chức Nông lương Thế giới, bệnh DTLCP có mặt ở hầu hết các nước thuộc tiểu vùng Sahara, châu Phi và việc thanh toán bệnh DTLCP là cực kỳ khó khăn tại khu vực này hiện nay không có vaccine phòng bệnh cũng như không có bất cứ chính sách hỗ trợ tài chính nào. Do vậy, mọi nỗ lực phòng chống và kiểm soát đại dich DTLCP chỉ tập trung vào cải thiện phương thức chăn nuôi và an toàn sinh học. Đồng thời bảo vệ các khu vực chưa bị nhiễm bệnh DTLCP thông qua các chương trình phát triển thương mại và chăn nuôi là cấp thiết đối với châu lục này.
Hình 2.6. Tình hình bệnh DTLCP tại châu Phi (cập nhật 04/2017)
Nguồn: FAO (2017)
Theo thông báo của OIE/FAO từ năm 2017 đến tháng 5/2019 tại châu Phi xảy ra 63 ổ dịch, tổng số 16,252 lợn nhà mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 84,000
con lợn nhà. Bệnh DTLCP xảy ra tại 22 quốc gia tại châu Phi bao gồm: Benin, Burkina Faso, Burundi, Cabo Verde, Central African Republic, Congo (Democratic Rep. Of), Congo (Rep. Of), Gambia, Ghana, Guinea-Bissau, Madagascar, Malawi, Mozambique, Namibia, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, South Africa, Tanzania, Togo, Uganda and Zambia. Tính đến ngày 4/7/2019, bệnh DTLCP vẫn đang xảy ra tại Nam Phi.
2.2.2.3. DTLCP ở châu Âu
Những kinh nghiệm và kiến thức về kiểm soát dịch bệnh DTLCP ở châu Âu cho thấy, an toàn sinh học trang trại tốt là phương pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát và khống chế DTLCP (Sandra & cs., 2013; Przemyslaw & Jane Stojkov, 2019).
Hiểu sai và không đầy đủ về an toàn sinh học trang trại được xem là nguyên nhân q0uan trọng dẫn đến sự lây lan dịch bệnh DTLCP. Có thể hiểu an toàn sinh học trang trại gồm 2 phần chính: (i) An toàn sinh học phần cứng (biosecurity hardware) như chuồng trại, hàng rào, trang bị, đường xá… và (ii) an toàn sinh học phần mềm (biosecurity software), gồm tư duy, quy trình quản lý, chế độ vệ sinh, đào tạo nhân sự...
Hình 2.7. Các con đường lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi ở châu Âu
Nguồn: Sánchez-Cordón & cs. (2018)
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, DTLCP bùng phát ở châu Âu được chia làm 2 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn từ 1960 đến 1995 và giai đoạn 2007 đến 2018.
(i) Giai đoạn từ 1960 đến 1995: Ca bệnh DTLCP đầu tiên được ghi nhận tại châu Âu vào năm 1957 ở Bồ Đào Nha, sau đó bệnh lây lan nhanh khắp các nước ở Tây Âu, đầu tiên là Tây Ban Nha, kế tiếp là Italy, Manta, Bỉ và Hà Lan. Tuy nhiên, với những chương trình kiểm soát hiệu quả và nghiêm ngặt, trong đó phải kể đến cải thiện an toàn sinh học, giáo dục tuyên truyền…, do đó các nước ở Châu Âu trong giai đoạn này đã xoá sổ thành công bệnh DTLCP từ năm 1995, ngoài trừ Sardinia vẫn tiếp tục phải đương đầu với căn bệnh này.
(ii) Giai đoạn từ 2007 đến 2019: Ca bệnh ASF đầu tiên được xác nhận tại Georgia năm 2007, tiếp theo bởi nhiều ổ dịch phát hiện được ở lợn nuôi và lợn rừng tại Nga (2008), Ucraina (2012), Belarus (2013), Moldova vào tháng 9/2016, sau đó phát hiện tại Cộng Hòa Czech tháng 6/2017, Romania tháng 7/2017, Hungary, Bulgaria vào tháng 4 và 8/2018, Bỉ tháng 9/2018. Từ năm 2016 - tháng 7 năm 2019, tại Châu Âu xuất hiện 6,741 ổ dịch bệnh DTLCP trong đó có 1,679 ổ dịch trên lợn nhà và 5,062 ổ dịch phát hiện trên lợn rừng của 13 quốc gia bao gồm: Belgium, Bulgaria, Czech Republic, Estonia, Hungary, Italy, Latvia,
Lithuania, Moldova, Poland, Romania, Russia, và Ukraine. Tính đến ngày 04/7/2019, bệnh DTLCP vẫn đang xảy ra tại 03 nước châu Âu bao gồm: Poland, Romania và Nga (OIE/FAO).Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự lây lan nhanh của virus DTLCP ở Đông Âu là do thiếu các kế hoạch dự phòng DTLCP cũng như các biện pháp phòng ngừa thích hợp (Sandra & cs., 2013; Przemyslaw & Jane Stojkov, 2019).
Hình 2.8. Tình hình dịch tả lợn châu phi ở châu Âu
(cập nhật tháng 12/2018)
2.2.2.4. DTLCP ở châu Á
a. Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ở châu Á xuất hiện DTLCP. Tháng 8 năm 2018, ổ dịch DTLCP đầu tiên được công bố chính thức tại Trung Quốc, quốc gia có số đầu lợn chiếm hơn 50% tổng đàn lợn của thế giới. Đến nay tại quốc gia này DTLCP đã xuất hiện ở hớn 30 tỉnh thành phố với hàng triệu lợn phải tiêu huỷ. Đi kèm đó là trên 1 tỷ đô la phải chi trả cho công tác phòng chống dịch bệnh DTLCP tại Trung Quốc (FAO, 2019).
Hình 2.9. Tình hình dịch tả lợn châu phi ở châu Á
(Cập nhật tháng 07/2019)
Nguồn: FAO (2019)
Sau Trung Quốc, DTLCP đã phát hiện được ở 4 quốc gia khác bao gồm, Triều Tiên, Mông cổ, Campuchia, Lào và Việt Nam.
b. Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xác nhận ổ dịch DTLCP đầu tiên được phát hiện vào ngày 01/02/2019. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 5 tháng, tính đến ngày 11/7, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT công bố bệnh Dịch tả lợn châu phi đã xuất hiện ở 62 tỉnh/thành phố của Việt Nam với hơn 3 triệu lợn bị tiêu hủy.
c. Mông Cổ
tỉnh/thành đã phát hiện DTLCP. 3155 lợn chết hoặc bị tiêu huỷ chiếm hơn 10% tổng đàn lợn tại Mông Cổ.
d. Campuchia
Theo bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Campuchia, ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào 2/4/2019 tại tỉnh Ratanakiri với hơn 2400 lợn bị thiêu huỷ. Đến ngày 2/7/2019, bệnh DTLCP tiếp tục được phát hiện tại một tỉnh ở phía Đông Bắc Campuchia và đến ngày 9/7/2019 bệnh DTLCP được phát hiện tại 2 tỉnh Svay Rieng và Takeo.
e. Triều Tiên
Ổ dịch DTLCP đầu tiên được Bộ Nông nghiệp Triêu Tiên công bố ngày 23/5/2019 tại tỉnh Changang-Do. 77/99 lợn ốm và chết vì DTLCP đã được xác nhận. f. Lào
Ca bệnh DTLCP lần đầu tiên được báo cáo ngày 20/6/2019 tại tỉnh Salavan, sau đó bệnh tiếp tục lây lan tại khu vực này với tổng số lợn phải tiêu hủy khoảng 2,616 con và đến ngày 3/7/2019 ổ dịch DTLCP thứ 2 được phát hiện tại thủ đô Vientiane.
2.2.3. Cơ chế sinh bệnh
ASFV xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, do động vật chân đốt truyền hoặc gây bệnh thực nghiệm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, tiêm tĩnh mạch…). Thời gian nung bệnh khoảng 4-19 ngày thay đổi tùy theo đường xâm nhập và chủng virus.
Các tế bào đại thực bào và đơn nhân lớn của những hạch lympho gần nhất là điểm tấn công của virus sau khi xâm nhập. Ví dụ: nếu xâm nhập qua đường tiêu hóa, hạch amidan và hạch dưới hàm bị ảnh hưởng đầu tiên. Từ đó, virus theo mạch máu và mạch bạch huyết đi đến và tiếp tục nhân lên ở các bộ phận trong cơ thể như hạch lympho, tủy xương, lách, phổi, gan, thận. Virus thường gây nhiễm trùng huyết sau khi xâm nhập 4-8 ngày và tồn tại hàng tuần đến hàng tháng.
ASFV kết hợp với bề mặt hồng cầu và tiểu cầu gây hiện tượng hấp phụ hồng cầu ở lợn bệnh.
Trong thể bệnh cấp tính, cơ chế gây xuất huyết do sự hoạt hóa đại thực bào bởi sự nhân lên của virus trong giai đoạn cuối của bệnh. Trong thể á cấp tính, Hiện tượng xuất huyết chủ yếu do tăng tính thấm thành mạch (Gomez –
Villamandos & cs., 1995). Hiện tượng giảm bạch cầu trong thể cấp tính do tế bào bị chết, chủ yếu ở các cơ quan sản sinh tế bào lympho T. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy sự nhân lên của virus có liên quan đến tế bào lympho B hay T.
Thể á cấp tính trong bệnh ASF được đặc trưng bởi hiện tượng giảm tiểu cầu tức thời. Giai đoạn cuối thể cấp tính và thể á cấp tính có thể quan sát thấy hiện tượng phù thũng ở các thùy phổi (là nguyên nhân chính gây chết lợn) hậu quả của sự hoạt hóa đại thực bào nội mạch ở phổi.
2.2.4. Triệu chứng và bệnh tích
2.2.4.1. Triệu chứng
Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm xảy ra do virus. Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển (đã và đang có tại Việt Nam). Do đó, việc chẩn đoán dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện virus dịch tả lợn châu Phi.
Thể quá cấp tính (Peracute) do virus có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
Thể cấp tính (Acute) là do virus có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5 - 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số