Yếu tố tần suất tiêu độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 73 - 76)

Tiêu độc cũng là một khâu trong chăn nuôi an toàn sinh học nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng hóa chất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng phát dịch trong chăn nuôi.

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của yếu tố tần suất tiêu độc tới phát sinh DTLCP Yếu tố nguy cơ

Không

Tần suất tiêu hằng ngày

độc Tiêu

ngày

Tổng cộng

OR [95% CI] P - value

Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố tần suất tiêu độc là 3.45 đã được kiểm định thống kê sự sai khác P-value= 0.017 <0.05, có ý nghĩa thống kê. Việc tiêu độc hằng ngày sẽ làm giảm 3.45 lần nguy cơ lợn mắc bệnh DTLCP so với không tiêu độc hằng ngày.

Đây là điều dễ hiểu vì thông qua các chất sát trùng sẽ tiêu diệt virus gây bệnh, làm giảm lượng virus tồn tại trong môi trường. Chúng ta biết rằng, không phải cứ có virus xâm nhập vào cơ thể lợn thì lợn sẽ bị bệnh mà phải phụ thuộc vào số lượng virus đi vào cơ thể, độc lực virus, thể trạng con vật. Vì thế mà việc tiêu độc hằng ngày là cần thiết để tiêu diệt hoặc giảm số lượng và độc lực của virus, làm giảm nguy cơ phát bệnh DTLCP trong chăn nuôi.

Phân tích toàn diện có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân đầu tiên làm bùng phát dịch ở Việt Nam là do yếu tố vận chuyển. Hầu hết lợn và thịt lợn tại Việt Nam đều được xuất khẩu sang Trung Quốc, các xe vận chuyển lợn không được khử trùng triệt để, đó là khả năng DTLCP làm lây lan qua các xe tải khi lợn được vận chuyển đến lò mổ hoặc các trang trại khác, nơi buôn bán. Từ lò mổ, thịt lợn được vận chuyển đến các khu chợ bán cho người dân, và cung cấp cho nhà hàng, trường học, khu công nghiệp,..v..v.. các chất thải từ việc mổ lợn được chế biến thành phụ gia thức ăn chăn nuôi lợn và được bán đến các trang trại. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường thu gom thức ăn thừa từ nhà hàng, quán ăn, có chứa virus DTLCP cho lợn ăn mà không qua xử lý bằng nhiệt độ làm tăng khả năng truyền bệnh cho hộ chăn nuôi, 23 trên 29 hộ điều tra cho ăn thức ăn thừa dương tính với virus DTLCP và nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2.37 lần so với thức ăn công nghiệp. Dịch bệnh xảy ra trước tiên chủ yếu ở các

hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do không áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chưa nắm rõ về tình hình dịch bệnh và còn chủ quan nên lợn trong quần thể này có nguy cơ cao tiếp xúc với virus. Điều này tạo thành một chuỗi lưu thông quan trọng của ASFV giữa các yếu tố nguy cơ với nhau và với các trang trại. Kết quả phân tích các yếu tố có sự tương đồng với các yếu tố làm lây lan mầm bệnh tại Trung Quốc (Shao-Lun & cs., 2019). Vì thế,cải thiện cả về an toàn sinh học trang trại và đào tạo và giáo dục nông dân về các con đường lây nhiễm và kiểm soát dịch bệnh các biện pháp, cũng như của các bên liên quan khác, chẳng hạn như cơ quan quản lý,các nhà sản xuất, và các bác sĩ thú y, có tầm quan trọng cao (Cwynar & cs., 2019).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w