Ảnh hưởng của yếu tố vệ sinh chuồng trại tới phát sinh DTLCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 73 - 74)

Yếu tố nguy cơ

Không vệ sinh hằng ngày

Vệ sinh

chuồng trại Vệ sinh hằng ngày

Tổng cộng

OR [95% CI] P - value

P – value = 0.0167

Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố vệ sinh chuồng trại là 3.01 đã được kiểm định thống kê sự sai khác P-value = 0.0167< 0.05, có ý nghĩa thống kê. Đối với những hộ chăn nuôi vệ sinh hằng ngày sẽ giảm 3.01 lần nguy cơ mắc bệnh DTLCP so với những hộ không thực hiện vệ sinh hằng ngày.

Đặc tính sinh học của virus có thể tồn tại trong chuồng nuôi, phân là 30 ngày, Vì vậy, khi virus được mang từ nơi khác vào chuồng nuôi, nếu không được vệ sinh thì virus sẽ tồn tại trong chuồng và nguy cơ xâm nhập vào cơ thể lợn là rất cao. Ngoài ra cám và thức ăn thừa không được thu gom hằng ngày làm thu hút ruồi muỗi, chuột bọ từ những bãi rác, khu xử lý lợn chết vào chuồng nuôi. Việc vệ sinh hằng ngày là việc thu gom chất thải, vệ sinh khuôn viên chuồng trại, rửa chuồng, nền, tường, dụng cụ chăn nuôi để tránh lợn tiếp xúc với virus. Bên cạnh đó, virus không có khả năng nhân lên ngoài môi trường mà chỉ nhân lên trong cơ thể lợn, nếu chúng ta vệ sinh hằng ngày sẽ làm giảm cơ hội nhân lên của virus bằng việc không cho virus xâm nhập vào cơ thể lợn.

4.2.13. Yếu tố tần suất tiêu độc

Tiêu độc cũng là một khâu trong chăn nuôi an toàn sinh học nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng hóa chất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng phát dịch trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w