Nguồn: Emerging infectious disease (2019)
Một số nghiên cứu phân tích đã được thực hiện để xác định các yếu tố rủi ro của việc lây nhiễm bệnh DTLCP ở cấp độ trang trại cho thấy các yếu tố được tìm thấy làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh DTLCP, bao gồm (1) hệ thống quản lý của trang trại, (2) lịch sử nhiễm bệnh của trang trại, (3) Sự xuất hiện bệnh DTLCP tại một trang trại khác trong vùng hoặc lò mổ lợn bệnh trong vùng, và (4) các chuyến thăm của các hộ dân, chăn nuôi khác. Trong một nghiên cứu khác
về ảnh hưởng của không gian chăn nuôi lợn ở Nga cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định đến việc bùng phát bệnh DTLCP như mạng lưới giao thông đường bộ, mật độ của ao, hồ trong vùng chăn nuôi và mật độ dân cư tại khu vực chăn nuôi nó cũng khẳng định rằng việc di chuyển của lợn bị nhiễm virus DTLCP và quá trình vận chuyển, xử lý nước thải cũng là nguy cơ cao dẫn đến việc bùng phát bệnh DTLCP. Ngoài ra, ở nghiên cứu khác về hành vi của con người cũng chỉ ra rằng việc di chuyển bất hợp pháp lợn bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến việc bùng phát mạnh bệnh DTLCP. Những nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh DTLCP ở Châu Âu đã chỉ ra rằng (1) sử dụng thức ăn thừa cho lợn ăn, (2) sản phẩm thịt lợn nhiễm bệnh chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, (3) thịt lợn nhiễm bệnh được lưu trữ ướp lạnh, đông lạnh và để trong thời gian dài và (4) dịch tiết từ lợn rừng là những nguồn nguy cơ cao gây bùng phát bệnh DTLCP ở châu Âu trên diện rộng. Bệnh DTLCP thường xuyên xảy ra ở các trang trại nhỏ sau đó lây sang các trang trại lớn, sự tương tác giữa lợn nhà và lợn rừng làm cho việc khống chế dịch bệnh càng trở nên khó khăn. Ở một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quản lý lợn sạch, lợn thả rông và lợn rừng đã gây ra sự lưu hành của virus DTLCP trên diện rộng và là nguồn lưu cữu virus rất lớn. Các nghiên cứu khác nhau cũng nhấn mạnh tính liên tục của phân bố địa lý của lợn rừng, quản lý lợn rừng (hệ thống săn bắn, cho ăn mùa đông), mật độ dân cư tại địa phương và kích thước của quần thể lợn bị nhiễm bệnh, tiếp xúc trực tiếp với lợn rừng bị nhiễm bệnh, là những yếu tố rủi ro rất lợn đến sự lây lan và sự tồn tại của virus trong quần thể lợn rừng. Dựa trên các đặc điểm dịch tễ học của bệnh DTLCP, thì con đường lây truyền chính của bệnh DTLCP bao gồm: (1) Tiếp xúc trực tiếp giữa lợn với lợn; (2) Tiêu thụ thức ăn bị đã bị nhiễm virus DTLCP; (3) Xe, các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép và thiết bị phẫu thuật; (4) Công nhân và du khách; (5) Bùn và các vât liệu tại hồ chứa nước bị ô nhiễm; (6) Vật liệu di truyền và (7) Ve và các côn trùng khác cắn (Disease Response Strategy: African Swine Fever, 2019).
2.2.2.2. DTLCP ở châu Phi
Ca bệnh đầu tiên được xác nhận là DTLCP (phân biệt với dịch tả lợn cổ điển – Classical Swine Fever) tại Kenya ở lợn warthogs (tên khoa học là
Phacochoerus africanus) vào năm 1921. Từ đó đến nay, tình hình dịch tễ của DTLCP tại các quốc gia Châu Phi diễn ra rất phức tạp. Những nghiên cứu gần đây ở lục địa này cho thấy, việc kiểm soát DTLCP tại các quốc gia ở Đông,
Trung và Nam Phi đặc biệt phức tạp do có sự hiện diện của 4 chu kỳ truyền lây lan của vi rút DTLCP. Trong khi ở nhiều nước tình hình dịch bệnh được công khai, những nước khác lại có rất ít thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.
Mặc dù tình hình DTLCP tại Châu Phi không thuận lợi, nhưng tổng đàn lợn vẫn tiếp tục tăng mạnh trong vài thập niên trở lại đây do quá trình đô thị hoá nhanh dẫn đến nhu cầu protein động vật tăng mạnh. Theo Tổ chức Nông lương Thế giới, bệnh DTLCP có mặt ở hầu hết các nước thuộc tiểu vùng Sahara, châu Phi và việc thanh toán bệnh DTLCP là cực kỳ khó khăn tại khu vực này hiện nay không có vaccine phòng bệnh cũng như không có bất cứ chính sách hỗ trợ tài chính nào. Do vậy, mọi nỗ lực phòng chống và kiểm soát đại dich DTLCP chỉ tập trung vào cải thiện phương thức chăn nuôi và an toàn sinh học. Đồng thời bảo vệ các khu vực chưa bị nhiễm bệnh DTLCP thông qua các chương trình phát triển thương mại và chăn nuôi là cấp thiết đối với châu lục này.
Hình 2.6. Tình hình bệnh DTLCP tại châu Phi (cập nhật 04/2017)
Nguồn: FAO (2017)
Theo thông báo của OIE/FAO từ năm 2017 đến tháng 5/2019 tại châu Phi xảy ra 63 ổ dịch, tổng số 16,252 lợn nhà mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 84,000
con lợn nhà. Bệnh DTLCP xảy ra tại 22 quốc gia tại châu Phi bao gồm: Benin, Burkina Faso, Burundi, Cabo Verde, Central African Republic, Congo (Democratic Rep. Of), Congo (Rep. Of), Gambia, Ghana, Guinea-Bissau, Madagascar, Malawi, Mozambique, Namibia, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, South Africa, Tanzania, Togo, Uganda and Zambia. Tính đến ngày 4/7/2019, bệnh DTLCP vẫn đang xảy ra tại Nam Phi.
2.2.2.3. DTLCP ở châu Âu
Những kinh nghiệm và kiến thức về kiểm soát dịch bệnh DTLCP ở châu Âu cho thấy, an toàn sinh học trang trại tốt là phương pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát và khống chế DTLCP (Sandra & cs., 2013; Przemyslaw & Jane Stojkov, 2019).
Hiểu sai và không đầy đủ về an toàn sinh học trang trại được xem là nguyên nhân q0uan trọng dẫn đến sự lây lan dịch bệnh DTLCP. Có thể hiểu an toàn sinh học trang trại gồm 2 phần chính: (i) An toàn sinh học phần cứng (biosecurity hardware) như chuồng trại, hàng rào, trang bị, đường xá… và (ii) an toàn sinh học phần mềm (biosecurity software), gồm tư duy, quy trình quản lý, chế độ vệ sinh, đào tạo nhân sự...