Để đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh, chúng tôi đã thống kê số lợn ốm và chết có biểu hiện lâm sàng của bệnh DTLCP tại các trang trại có kết quả xét
nghiệm dương tính với virus ASF. Thời gian thông kê là từ khi trại ghi nhận ca ốm và chết đầu tiên tới khi tiêu hủy toàn đàn. Kết quả xác định tỉ lệ mắc bệnh DTLCP được thể hiện ở bảng 4.2.
Theo bảng 4.2, trong tổng số 24.315 lợn điều tra (đã loại trừ 8 lợn đực giống do số lượng theo dõi ít và không đại diện ở tất cả các trại điều tra) có 2,617 lợn ốm và chết do DTLCP chiếm tỉ lệ 10,76%. Kết quả này cho thấy tỉ lệ mắc và chết do DTLCP của lợn nuôi tại các trang trại miền Bắc trong giai đoạn 2/2019 đến 2/2020 là thấp so với các bệnh truyền nhiễm khác như Dịch tả lợn cổ điển (40 - 70%), PRRS (15 - 60%), LMLM (80 - 100%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về DTLCP trên thế giới (Liu & cs., 2020; Schulz & cs., 2019).
Xét theo cơ cấu đàn (loại lợn): bệnh lưu hành nhiều nhất ở lợn nái với tỉ lệ mắc và chết là 18.97%, tiếp theo là lợn thịt với tỉ lệ 12.2%. Lợn con là đối tượng có tỉ lệ mắc và chết thấp nhất, chỉ 4.28% lợn con trong tổng đàn điều tra mắc và chết vì bệnh. Kết quả kiểm định về sự sai khác này có giá trị P < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có nghĩa lợn nái có nguy cơ mắc và chết do DTLCP cao hơn lợn thịt 1.5 lần và lợn con 5.24 lần. Đây là điểm đặc trưng của DTLCP tại Việt Nam. Nghiên cứu của Bùi Thị Tố Nga & cs. (2020) cũng chỉ ra hiện tượng lợn nái là đối tượng đầu tiên trong trại bị tấn công bởi ASF. Kết luận này cũng tương đồng với quan sát và ghi chép của chúng tôi tại thực địa, bệnh thường xuất hiện ở lợn nái sau đó lây sang cho đàn lợn thịt và đàn lợn con.
Bảng 4.2. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại một số tỉnh miền Bắc giai đoạn 2/2019 - 2/2020 theo cơ cấu đàn Loại lợn
Lợn con
Lợn thịt
Xét theo vị trí địa lý: tỷ lệ mắc và chết vì bệnh DTLCP tại Thái Nguyên là cao nhất 28.98%. Tiếp đến Hà Nội 22.46%. Thấp nhất ở Hưng Yên với 5.51%. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình có tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là: 16.28%; 11.1%; 15.34%; 13.99% (bảng 4.3). Tuy nhiên, kết quả này có giá trị kiểm định Pr = 0.31 > 0.05, không có ý nghĩa thống kê. Vậy nên, tỷ lệ lưu hành của virus DTLCP tại các tỉnh điều tra không có sự khác biệt.
Bảng 4.3. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại theo vị trí địa lý Tỉnh điều tra Bắc Giang Hải Dương Hà Nội Hưng Yên Quảng Ninh Thái Bình Thái Nguyên Tổng cộng
Nghiên cứu của chúng tôi hạn chế về phân tích đặc điểm dịch tễ bệnh DTLCP theo giống lợn khác nhau (ví dụ như ở lợn ngoại, so với lợn giống thuần chủng như lợn Móng Cái, lợn Mường Khương,.v..v…) do chưa đủ dung lượng mẫu điều tra.
Sự khác biệt về tỷ lệ các loại lợn bị bệnh và chết do ASF trong giai đoạn 2/2019 - 2/2020 vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên điều này có thể liên quan tới (i) khả năng cảm nhiễm của vật chủ; (ii) con đường xâm nhập của virus vào trang trại; (iii) điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau (lợn nái ăn với khẩu phần lớn hơn, nuôi riêng lẻ từng cá thể và được thăm khám thường xuyên hơn). Ngoài ra, sai số thống kê khách quan cũng có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa số liệu phân tích tổng thể; với một số địa phương, số liệu về tỷ lệ ốm và chết theo đối tượng lợn có thể thay đổi do chính sách hỗ trợ tài chính đối với người chăn nuôi có gia súc phải tiêu hủy và các yếu tố xã hội khác.