Tình hình dịch tả lợn châu phi ở châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 34 - 37)

(Cập nhật tháng 07/2019)

Nguồn: FAO (2019)

Sau Trung Quốc, DTLCP đã phát hiện được ở 4 quốc gia khác bao gồm, Triều Tiên, Mông cổ, Campuchia, Lào và Việt Nam.

b. Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xác nhận ổ dịch DTLCP đầu tiên được phát hiện vào ngày 01/02/2019. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 5 tháng, tính đến ngày 11/7, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT công bố bệnh Dịch tả lợn châu phi đã xuất hiện ở 62 tỉnh/thành phố của Việt Nam với hơn 3 triệu lợn bị tiêu hủy.

c. Mông Cổ

tỉnh/thành đã phát hiện DTLCP. 3155 lợn chết hoặc bị tiêu huỷ chiếm hơn 10% tổng đàn lợn tại Mông Cổ.

d. Campuchia

Theo bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Campuchia, ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào 2/4/2019 tại tỉnh Ratanakiri với hơn 2400 lợn bị thiêu huỷ. Đến ngày 2/7/2019, bệnh DTLCP tiếp tục được phát hiện tại một tỉnh ở phía Đông Bắc Campuchia và đến ngày 9/7/2019 bệnh DTLCP được phát hiện tại 2 tỉnh Svay Rieng và Takeo.

e. Triều Tiên

Ổ dịch DTLCP đầu tiên được Bộ Nông nghiệp Triêu Tiên công bố ngày 23/5/2019 tại tỉnh Changang-Do. 77/99 lợn ốm và chết vì DTLCP đã được xác nhận. f. Lào

Ca bệnh DTLCP lần đầu tiên được báo cáo ngày 20/6/2019 tại tỉnh Salavan, sau đó bệnh tiếp tục lây lan tại khu vực này với tổng số lợn phải tiêu hủy khoảng 2,616 con và đến ngày 3/7/2019 ổ dịch DTLCP thứ 2 được phát hiện tại thủ đô Vientiane.

2.2.3. Cơ chế sinh bệnh

ASFV xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, do động vật chân đốt truyền hoặc gây bệnh thực nghiệm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, tiêm tĩnh mạch…). Thời gian nung bệnh khoảng 4-19 ngày thay đổi tùy theo đường xâm nhập và chủng virus.

Các tế bào đại thực bào và đơn nhân lớn của những hạch lympho gần nhất là điểm tấn công của virus sau khi xâm nhập. Ví dụ: nếu xâm nhập qua đường tiêu hóa, hạch amidan và hạch dưới hàm bị ảnh hưởng đầu tiên. Từ đó, virus theo mạch máu và mạch bạch huyết đi đến và tiếp tục nhân lên ở các bộ phận trong cơ thể như hạch lympho, tủy xương, lách, phổi, gan, thận. Virus thường gây nhiễm trùng huyết sau khi xâm nhập 4-8 ngày và tồn tại hàng tuần đến hàng tháng.

ASFV kết hợp với bề mặt hồng cầu và tiểu cầu gây hiện tượng hấp phụ hồng cầu ở lợn bệnh.

Trong thể bệnh cấp tính, cơ chế gây xuất huyết do sự hoạt hóa đại thực bào bởi sự nhân lên của virus trong giai đoạn cuối của bệnh. Trong thể á cấp tính, Hiện tượng xuất huyết chủ yếu do tăng tính thấm thành mạch (Gomez –

Villamandos & cs., 1995). Hiện tượng giảm bạch cầu trong thể cấp tính do tế bào bị chết, chủ yếu ở các cơ quan sản sinh tế bào lympho T. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy sự nhân lên của virus có liên quan đến tế bào lympho B hay T.

Thể á cấp tính trong bệnh ASF được đặc trưng bởi hiện tượng giảm tiểu cầu tức thời. Giai đoạn cuối thể cấp tính và thể á cấp tính có thể quan sát thấy hiện tượng phù thũng ở các thùy phổi (là nguyên nhân chính gây chết lợn) hậu quả của sự hoạt hóa đại thực bào nội mạch ở phổi.

2.2.4. Triệu chứng và bệnh tích

2.2.4.1. Triệu chứng

Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm xảy ra do virus. Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển (đã và đang có tại Việt Nam). Do đó, việc chẩn đoán dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện virus dịch tả lợn châu Phi.

Thể quá cấp tính (Peracute) do virus có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

Thể cấp tính (Acute) là do virus có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5 - 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím sẫm. Trong 1-2 ngày trước khi chết, con vật có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mặt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sảy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao, lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus thể mạn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus dịch tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời.

Thể á cấp tính (Subacute) gây ra bởi virus có độc tính trung bình. Chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài 5 - 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn mang thai sẽ sảy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mạn tính.

Thể mạn tính (Chronic form) gây ra bởi virus có độc tính trung bình hoặc thấp, chủ yếu được tìm thấy ở Angola và châu Âu. Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mạn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm virus nên bệnh sẽ trở thành dạng mạn tính.

a. Thân nhiệt lợn mắc DTLCP tăng cao Hình b. lợn có biểu hiện nông

c. lợn ủ rũ, bỏ ăn d. lợn chết do DTLCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w