Trong 105 hộ/ trại điều tra, có 98 trại chăn nuôi lợn nhập ngoại chiếm 93.33% và có 7 trại chăn nuôi lợn bản địa (lợn rừng, lợn mán) chiếm 6.37%. Tất cả các hộ/trại chăn nuôi này đều có nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn con. Một số trại có nuôi lợn đực giống (7.62%) (Bảng 4.1).
Tổng số lợn trong nghiên cứu là 24.315 con, trong đó số nái 4223 con chiếm 17.37%, lợn thịt 12072 con (49.65%) và lợn con 8020 con (32.98%). Tổng đàn trung bình của các hộ/trang trại tham gia nghiên cứu là 232 con.
Theo Điều 21, Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2020, quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định:
Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên; Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi; Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi; Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Do dung lượng mẫu điều tra hạn chế, vậy nên chúng tôi gộp quy mô nông hộ (dưới 10 đơn vị vật nuôi) và quy mô trang trại nhỏ (từ 10 đến 30 đơn vị vật nuôi) thành chăn nuôi nông hộ từ 0-30 đơn vị vật nuôi. Quy mô trang trại nhỏ lẻ từ 30 đến 300 đơn vị vật nuôi và chăn nuôi theo quy mô trang trại lớn từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.
Như vậy, trong nghiên cứu này các mẫu (hộ/trại chăn nuôi điều tra) đa dạng về quy mô chăn nuôi, đại diện được về mặt không gian.
Bảng 4.1. Đặc điểm các hộ/trại chăn nuôi tham gia nghiên cứu DTLCP Tỉnh điều tra Bắc Giang Hải Dương Hà Nội Hưng Yên Quảng Ninh Thái Bình Thái Nguyên Tổng cộng
Trong tổng số lợn điều tra, Hưng Yên chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 10972 con chiếm 45.12% tổng số, trong đó lợn nái 2155 con (19.64%), lợn thịt 4550 con (41.47%), lợn con 4267 con (38.89%).
Số lợn điều tra của tỉnh Bắc Giang với 3157 con chiếm 12.3% tổng số, trong đó lợn nái 1300 con (41.17%), lợn thịt 1641 con (51.79%), lợn con 2164 con (6.86%).
Quảng Ninh là tỉnh có số lượng lợn điều tra ít nhất trong 7 tỉnh. Tổng số con điều tra 1089 con chiếm 4.47% tổng số. Trong đó lợn nái chiếm 6.24% tổng số con điều tra ở tỉnh Quảng Ninh. Lợn thịt và lợn con lần lượt là: 59.04%; 34.72.
Hà Nội và Hải Dương có tổng số lợn điều tra tương đương nhau: 1616 con (6.64%) và 1586 con (6.52%). Hà Nội có 135 lợn nái (8.35%); 1261 lợn thịt (78.03%); 220 lợn con (16.62%). Tổng số lợn điều tra của tỉnh Hải Dương chiếm 6.52% tổng số. Trong đó, lợn nái chiếm 10.6%, lợn thịt chiếm 72.82% và lợn con chiếm 16.58%.
Thái Bình và Thái Nguyên có tổng số lợn điều tra: 2701 con; 1249 con. Chiếm tỷ lệ lần lượt là: 11.1% và 13.85% tổng đàn điều tra.
4.1.2. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại một số tỉnh miền Bắc giai đoạn2/2019 - 2/2020 2/2019 - 2/2020
Để đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh, chúng tôi đã thống kê số lợn ốm và chết có biểu hiện lâm sàng của bệnh DTLCP tại các trang trại có kết quả xét
nghiệm dương tính với virus ASF. Thời gian thông kê là từ khi trại ghi nhận ca ốm và chết đầu tiên tới khi tiêu hủy toàn đàn. Kết quả xác định tỉ lệ mắc bệnh DTLCP được thể hiện ở bảng 4.2.
Theo bảng 4.2, trong tổng số 24.315 lợn điều tra (đã loại trừ 8 lợn đực giống do số lượng theo dõi ít và không đại diện ở tất cả các trại điều tra) có 2,617 lợn ốm và chết do DTLCP chiếm tỉ lệ 10,76%. Kết quả này cho thấy tỉ lệ mắc và chết do DTLCP của lợn nuôi tại các trang trại miền Bắc trong giai đoạn 2/2019 đến 2/2020 là thấp so với các bệnh truyền nhiễm khác như Dịch tả lợn cổ điển (40 - 70%), PRRS (15 - 60%), LMLM (80 - 100%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về DTLCP trên thế giới (Liu & cs., 2020; Schulz & cs., 2019).
Xét theo cơ cấu đàn (loại lợn): bệnh lưu hành nhiều nhất ở lợn nái với tỉ lệ mắc và chết là 18.97%, tiếp theo là lợn thịt với tỉ lệ 12.2%. Lợn con là đối tượng có tỉ lệ mắc và chết thấp nhất, chỉ 4.28% lợn con trong tổng đàn điều tra mắc và chết vì bệnh. Kết quả kiểm định về sự sai khác này có giá trị P < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có nghĩa lợn nái có nguy cơ mắc và chết do DTLCP cao hơn lợn thịt 1.5 lần và lợn con 5.24 lần. Đây là điểm đặc trưng của DTLCP tại Việt Nam. Nghiên cứu của Bùi Thị Tố Nga & cs. (2020) cũng chỉ ra hiện tượng lợn nái là đối tượng đầu tiên trong trại bị tấn công bởi ASF. Kết luận này cũng tương đồng với quan sát và ghi chép của chúng tôi tại thực địa, bệnh thường xuất hiện ở lợn nái sau đó lây sang cho đàn lợn thịt và đàn lợn con.
Bảng 4.2. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại một số tỉnh miền Bắc giai đoạn 2/2019 - 2/2020 theo cơ cấu đàn Loại lợn
Lợn con
Lợn thịt
Xét theo vị trí địa lý: tỷ lệ mắc và chết vì bệnh DTLCP tại Thái Nguyên là cao nhất 28.98%. Tiếp đến Hà Nội 22.46%. Thấp nhất ở Hưng Yên với 5.51%. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình có tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là: 16.28%; 11.1%; 15.34%; 13.99% (bảng 4.3). Tuy nhiên, kết quả này có giá trị kiểm định Pr = 0.31 > 0.05, không có ý nghĩa thống kê. Vậy nên, tỷ lệ lưu hành của virus DTLCP tại các tỉnh điều tra không có sự khác biệt.
Bảng 4.3. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại theo vị trí địa lý Tỉnh điều tra Bắc Giang Hải Dương Hà Nội Hưng Yên Quảng Ninh Thái Bình Thái Nguyên Tổng cộng
Nghiên cứu của chúng tôi hạn chế về phân tích đặc điểm dịch tễ bệnh DTLCP theo giống lợn khác nhau (ví dụ như ở lợn ngoại, so với lợn giống thuần chủng như lợn Móng Cái, lợn Mường Khương,.v..v…) do chưa đủ dung lượng mẫu điều tra.
Sự khác biệt về tỷ lệ các loại lợn bị bệnh và chết do ASF trong giai đoạn 2/2019 - 2/2020 vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên điều này có thể liên quan tới (i) khả năng cảm nhiễm của vật chủ; (ii) con đường xâm nhập của virus vào trang trại; (iii) điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau (lợn nái ăn với khẩu phần lớn hơn, nuôi riêng lẻ từng cá thể và được thăm khám thường xuyên hơn). Ngoài ra, sai số thống kê khách quan cũng có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa số liệu phân tích tổng thể; với một số địa phương, số liệu về tỷ lệ ốm và chết theo đối tượng lợn có thể thay đổi do chính sách hỗ trợ tài chính đối với người chăn nuôi có gia súc phải tiêu hủy và các yếu tố xã hội khác.
4.1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh DTLCP theo quy mô chăn nuôi tại một sốtỉnh miền Bắc giai đoạn 2/2019 – 2/2020 tỉnh miền Bắc giai đoạn 2/2019 – 2/2020
Tại các tỉnh miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung, quy mô chăn nuôi lợn rất đa dạng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia làm ba quy mô là (1)chăn nuôi nông hộ, (2)chăn nuôi trang trại nhỏ lẻ và (3)trang trại lớn. Chăn nuôi nông hộ là những cơ sở chăn nuôi có tổng đàn dưới 30 con. Trang trại quy mô nhỏ lẻ bao gồm những cơ sở có tổng đàn từ 30 - 300 con và trang trại lớn là những cơ sở có tổng đàn trên 300 con. Trong tổng số 105 mẫu nghiên cứu, có 28 cơ sở chăn nuôi nông hộ, 61 trang trại nhỏ lẻ và 17 trạng lớn (bảng 4.4.)
Bảng 4.4. Quy mô chăn nuôi tại địa bàn điều traTỉnh điều tra Tỉnh điều tra Bắc Giang Hải Dương Hà Nội Hưng Yên Quảng Ninh Thái Bình Thái Nguyên Tổng cộng
Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do nguồn thức ăn dồi dào (hoa màu từ nông nghiệp và CN chế biến), thị thường tiêu thụ rộng nhờ có dân cư đông đúc, tập trung với mật độ cao nhất cả nước (đặc biệt là thị trường Hà Nội). Ngoài ra địa hình đồng bằng, nguồn nước dồi dào là điều kiện để hình thành lên các khu trang trại với quy mô chăn nuôi lớn.
Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều lợn thế để phát triển về lĩnh vực chăn nuôi, diện tích đất nông nghiệp lớn, điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn và gia cầm, đặc biệt là các loài lợn và gà bản địa cũng phát triển nhờ có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho chăn nuôi của vùng cũng rất thuận lợi. Ngoài thị trường trong nước giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng thì thị trường Trung Quốc cũng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Ngành chăn nuôi lợn của đa số các tỉnh trong khu vực đang dần phát triển, có hơn 5,8 triệu con - 21% đàn lợn cả nước (2018). Tuy nhiên, quá trình phát triển chăn nuôi của vùng này vẫn còn nhỏ lẻ và chiếm số lượng lớn.
Ở các tỉnh nghiên cứu, chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại nhỏ lẻ là chủ yếu (58.10%), hộ chăn nuôi theo quy mô nông hộ (26.67%) và chăn nuôi theo quy mô trang trại lớn chiếm tỷ lệ thấp nhất (16.19%).
Hưng Yên có quy mô chăn nuôi trang trại lớn nhất trong các tình điều tra 8 hộ chiếm 53.33%, đây là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, nhà máy phát triển, vị trí địa lý gần trung tâm Hà Nội, thuận tiện đi lại, dễ buôn bán, dân số đông, lượng tiêu thụ thịt lợn lớn. Ngành chăn nuôi của tỉnh tương đối phát triển và đây cũng là tỉnh chúng tôi điều tra có quy mô trang trại lớn nhiều nhất.
Bắc Giang 14 hộ (93.33%), Thái Nguyên 12 hộ (80%), Thái Bình 9 hộ (60%), Hải Dương 9 hộ (60%), Quảng Ninh (46.67%) là các trang trại chăn nuôi trang trại nhỏ lẻ. Một số trại điều tra khác tại Hà Nội nhưng nằm xa trung tâm (Đông Anh) có một số trang trại chăn nuôi theo quy mô trang trại nhỏ lẻ (40%).
Chỉ có một số hộ trang trại chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ tập trung chủ yếu tại trung tâm Hà Nội(46.67%), và Quảng Ninh (46.67%). Điều này cho thấy quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ tập chung ở toàn bộ các khu vực hạn chế khu vực chăn nuôi, như các khu trung tâm thành phố, cơ sở vật chất thô sơ, nguồn lợn không đảm bảo, an toàn sinh học chưa tốt, sự hiểu biết về dục bệnh tại các hộ gia đình còn hạn chế dẫn đến dịch bùng phát mạnh.
Chúng tôi đã tiến hành phân tích đặc điểm lưu hành của bệnh DTLCP theo quy mô chăn nuôi, kết quả trình bày ở bảng 4.5. Kết quả phân tích sự lưu hành của bệnh theo quy mô chăn nuôi cho thấy tỷ lệ lưu hành bệnh ở cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ cao hơn so với cơ sở chăn nuôi quy mô lớn. Cụ thể, chăn nuôi nông hộ có tỉ lệ lưu hành là 29.58%%, trang trại nhỏ lẻ 20.68% và trang trại lớn có 7.08%. Kết quả kiểm định về sự sai khác này có giá trị P < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có nghĩa rằng, DTLCP xảy ra ở mọi quy mô chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao hơn 5.51 lần so với quy mô trang trại lớn. Trang trại nhỏ lẻ có nguy cơ bùng phát dịch cao hơn 3.42 lần so với quy mô trang trang trại lớn.
Những hộ chăn nuôi nông hộ thường điều kiện chăn nuôi kém, nuôi chuồng hở, an toàn sinh học trong trại kém nên dễ lây nhiễm mầm bệnh. Ngược lại, những cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trại đều có cơ sở vật chất chắc chắn, chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, đều áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chăn nuôi bằng cám công nghiệp nên hạn chế phần nào việc lây lan.
Bảng 4.5. Đặc điểm lưu hành của bệnh DTLCP theo quy mô chăn nuôiQuy mô Quy mô Nông hộ Trang trại nhỏ, lẻ Trang trại lớn Tổng số
4.1.4. Đặc điểm dịch tễ học bệnh DTLCP theo thời gian tại một số tỉnh miềnBắc giai đoạn 2/2019 – 2/2020 Bắc giai đoạn 2/2019 – 2/2020
Nhằm nghiên cứu tính quy luật (nếu có) của bệnh DTLCP, chúng tôi đã tiến hành phân tích dịch tễ theo thời gian của các trại thu thập được trình bày trong bảng 4.6
Bảng 4.6. Bảng thể hiện tỷ lệ chết trong khoảng thời gian điều tra từ tháng 2/2019 – 2/2020 Tháng 2/2019 3/2019 4/2019 5/2019 6/2019 7/2019 8/2019 9/2019 10/2019 11/2019 12/2019
Dịch tả lợn châu Phi lần đầu xuất hiện tại Việt Nam nên chưa xác định được quy luật dịch, thay vào đó chúng tôi đã tiến hành phân tích dịch bệnh theo thời gian, theo dõi tổng lợn điều tra tại các hộ có gia súc mắc và chết vì DTLCP được đếm cho mỗi ngày xuất hiện ca bệnh đầu tiên của ổ dịch.
Giai đoạn từ 2/2019 - 4/2020: DTLCP lần đầu tiên xuất hiện tại Hưng Yên, với tổng lợn điều tra là 8231 con, chết 625 con (7.59%) cụ thể: Tháng 2 có tổng lợn 1185 con, chết 283 (23.90%). Tháng 3 có tổng lợn 1846 con, chết 192 (10. 42%). Tháng 4 số có trại có dịch bắt đầu tăng lên, có tổng lợn 5200 con, chết 150 con (2.89%).
Giai đoạn từ tháng 5-8/2019 DTLCP lan ra hầu hết các tỉnh miền Bắc, đây là giai đoạn dịch bùng phát mạnh nhất tại miền Bắc, gây thiệt hại nặng nề đến ngành chăn nuôi lợn. Tổng lợn điều tra 12563 con trong đó 1375 con chết (10.94%), cụ thể: Tháng 5/2019 có tổng lợn 4161 con, 1375 con chết (16.2%). Tháng 6/2019 có tổng lợn 7261 con, 605 con chết (8.33%). Tháng 7/2019 có tổng lợn 1003 con, chết 74 con (7.38%). Tháng 8/2019 có số lượng các ổ dịch giảm dầm, tổng lợn 138 con, chết 22 con (15.94%).
Giai đoạn từ tháng 9/2019 - 01/2020. giai đoạn dịch bắt đầu bùng trở lại do người dân tái đàn mà không đảm bảo được vệ sinh, khử trùng và các biện pháp an toàn sinh học. Mầm bệnh vẫn còn lưu trú tại khu vực chăn nuôi. Tổng lợn điều tra 3805 con (15.64%), T9/2019 và T10/2010 tỷ lệ chết tăng đột biến so với tháng trước đó, lần lượt là 21.43% và 43.37%. Sau đó, giảm mạnh ở các tháng tiếp theo T11/2019 (8.86%), T12/2019 (10.88%), T1/2020 (19.79%).
Diễn biến về mặt thời gian của dịch ASF tại các tỉnh chúng tôi điều tra T2/2019 - T1/2020 cho thấy dịch bắt đầu xuất hiện T2/2019 và bắt đầu lây lan với quy mô lẻ tẻ. Dịch bùng phát mạnh mẽ T5 - T8/2019 trên quy mô diện rộng vào thời điểm nắng ấm nhất trong năm, giao thông đi lại, yếu tố con người, côn trùng xuất hiện nhiều hơn làm tăng khả năng lây lan mầm bệnh (Jinling Liu & cs., 2019).
4.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM LÂY LAN VÀ PHÁT TÁN BỆNHDTLCP TẠI MỘT SỐ TỈNH GIAI ĐOẠN 2/2019 – 2/2020 DTLCP TẠI MỘT SỐ TỈNH GIAI ĐOẠN 2/2019 – 2/2020
DTLCP là bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị hiệu quả nên việc phòng và kiểm soát bệnh phải dựa vào việc ngăn chặn mầm bệnh tiếp xúc với động vật
cảm nhiễm. Do đó, xác định các yếu tố làm lây lan, phát tán virus ASF là nghiên cứu rất quan trọng để góp phần ngăn ngừa bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh - chứng: đánh giá các yếu tố phơi nhiễm là nguy cơ làm truyền lây bệnh DTLCP được thực hiện dựa trên các thông tin thu thập từ địa bàn nghiên cứu cùng với kết quả xác định trại chăn nuôi lợn bị mắc và không mắc bệnh DTLCP hoặc mang vi rút DTLCP của các trại điều tra. Sau đó tính tỉ suất chênh (giá trị OR) để đo lường mối liên hệ giữa mắc bệnh và yếu tố phơi nhiễm. Các yếu tố phơi nhiễm được đánh giá, phân tích bao gồm: gần các trại chăn nuôi khác, gần đường giao thông, gần cơ sở giết mổ, gần chợ, nguồn thức ăn, yếu tố con người, nguồn gốc lợn, vệ sinh chuồng trại.
Cơ sở để xác định được khoảng cách từ trang trại đến các yếu tố được đánh giá bằng phần mềm stata nhằm tính toán khoảng cách trung bình từ các ổ dịch đến nơi các địa điểm làm xuất hiện các yếu tố nguy cơ.
4.2.1. Yếu tố gần các trại chăn nuôi lợn khác
Khi dịch bệnh xảy ra, có hay không khả năng lây nhiễm sang các trại chăn