NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Các hoạt động nghiên cứu thực địa được tiến hành tại 7 tỉnh phía Bắc thuộc 2 vùng sinh thái nông nghiệp miền núi Trung du và Đồng bằng sông Hồng, bao gồm: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.
- Các nội dung phân tích số liệu nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Bệnh lý thú y khoa Thú y.
3.2. THỜI GIAN TIẾN HÀNH
- Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2020.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu về đặc tính truyền lây của bệnh DTCLP tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2020
- Tình hình chăn nuôi và phân bố về không gian theo quy chăn nuôi trong nghiên cứu;
- Tỷ lệ mắc và chết dịch tả lợn châu Phi theo các loại lợn;
- Đặc điểm dịch tễ học bệnh DTLCP theo quy mô chăn nuôi trong nghiên cứu;
- Đặc điểm dịch tễ học bệnh DTLCP tại các tỉnh điều tra theo thời gian.
3.3.2. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ làm lây truyền bệnh DTLCP tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2020
- Yếu tố khoảng cách từ chuồng nuôi đến trại khác; - Yếu tố khoảng cách từ chuồng nuôi đến đường chính; - Yếu tố gần cơ sở giết mổ;
- Yếu tố đến chợ bán thịt sống; - Yếu tố thức ăn;
- Yếu tố thương lái; - Yếu tố nước sinh hoạt;
- Yếu tố thăm trại khác; - Yếu tố khách đến thăm; - Yếu tố người vào chăn lợn; - Yếu tố vệ sinh chuồng trại; - Yếu tố tần suất tiêu độc.
3.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU3.4.1. Đối tượng 3.4.1. Đối tượng
Một số hộ chăn/ trang trại chăn nuôi lợn ở 7 tỉnh phía Bắc, gồm: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.
3.4.2. Vật liệu sử dụng
- Phiếu thu thập thông tin về Quản lý trang trại, dữ liệu đàn, diễn biến dịch, triệu chứng, bệnh tích của lợn mắc bệnh, tình hình sử dụng các nguồn thức ăn/thực phẩm, lợn giống, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quản lý môi trường trại nuôi và khu vực xung quanh, lịch sử mắc bệnh DTLCP và vị trí của các hộ/trại nuôi và khu vực (đường xá, ao hồ, chợ/lò mổ…), các thông tin về vận chuyển/giao thông. Các thông tin thu thập sẽ được đưa vào các mô hình phân tích thống kê phù hợp để kiểm định các yếu tố tiềm năng đối với nguy cơ về đường truyền lây và nguồn truyền lây bệnh DTLCP.
Để thu thập được dữ liệu khách quan, chính xác và phù hợp với mục đích nghiên cứu thì việc thiết kế bộ công cụ điều tra có cấu trúc hợp lý, hình thức gọn, nội dung phù hợp với đối tượng được phỏng vấn là yêu cầu quan trọng.
Bộ công cụ điều tra bệnh Dịch tả lợn châu Phi được thiết kế bao gồm 36 câu hỏi, được chia thành 7 phần tương ứng với các nội dung nghiên cứu: Vị trí địa lý của hộ/trại chăn nuôi lợn trong nghiên cứu, diễn biến dịch theo không gian và thời gian (11 câu), Các yếu tố về quản lý và vị trí trại (11 câu), Yếu tố con người (8 câu), các yếu tố khác (6 câu). Bộ công cụ chi tiết trình bày tại phụ lục 1
Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng (20 câu) và câu hỏi mở (16 câu). Các câu hỏi đóng là dạng câu hỏi phân đôi (câu hỏi đưa ra hai lựa chọn cho phần trả lời) nhằm tiết kiệm thời gian của người được phỏng vấn và thông tin thu thập được có tính thống nhất. Các câu hỏi dạng mở là kết hợp giữa các câu hỏi tự do trả lời và câu hỏi hoàn chỉnh câu nhằm mục đích thu thập đủ thông tin riêng biệt của từng hộ/trại như ngày tháng, số lượng, tần suất...
Bộ câu hỏi đã được phỏng vấn thử nghiệm với 3 chủ hộ chăn nuôi, 3 cán bộ kỹ thuật trại và được điều chỉnh hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng cho nghiên cứu tại thực địa.
- Phần mềm xử lý thống kê sinh học Excel và Stata
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học.
3.5.1. Lựa chọn địa điểm và số mẫu nghiên cứu
Các tỉnh được lựa chọn cho nghiên cứu là các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi, đại diện cho 2 vùng sinh thái nông nghiệp phía Bắc: Miền núi trung du (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang) và Đồng bằng sông Hồng (Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội).
- Tại mỗi tỉnh, lựa chọn phỏng vấn 15 hộ/trại chăn nuôi gồm 10 hộ đã xảy ra DTLCP và 5 hộ/trại chăn nuôi không có dịch để phỏng vấn theo phiếu điều tra về bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Tọa độ địa lý X và Y được ghi chép cho từng phiếu điều tra DTLCP nhằm thể hiện được những hộ dương tính và âm tính trên bản đồ.
3.5.2. Thu thập số liệu
- Thiết kế bảng câu hỏi tập trung thu thập các dữ liệu: Quản lý trang trại, dữ liệu đàn, diễn biến dịch, số lượng, nguồn gốc, hình thức chăn nuôi, mục đích chăn nuôi, quy mô, cách ly khi mới mua về, ngày phát hiện dịch, biển hiện của bệnh, thời gian chết, khoảng cách đến trại khác, khoảng cách đến đường lớn, khoảng cách đến lò mổ, chợ bán thịt sống, nguồn thức ăn, nguồn nước, người vào trang trại, khách, thương lái, vệ sinh và tiêu độc khử trùng, tiêm vaccin, sản phẩm gia súc, vận chuyển gia súc, tái đàn.
- Sử dụng phương pháp dịch tễ học hồi cứu (Retrospective cohort study) để tổng hợp và phân tích đặc điểm dịch tễ về không gian, thời gian tại các hộ chăn nuôi và các trại chăn nuôi lợn tại các tỉnh bằng phiếu điều tra.
- Thực hiện phỏng vấn tại thực địa: Đối tượng được phỏng vấn gồm chủ hộ chăn nuôi, chủ trang trại, công nhân, kĩ thuật viên trong trại.
3.5.3. Chuẩn bị dữ liệu để phân tích
Sàng lọc và điều chỉnh những sai sót trong quá trình ghi chép: kiểm tra tính hoàn thiện của biểu mẫu, giá trị và thông tin của biểu mẫu ghi chép, những thông tin khuyết thiếu.
Rà soát biểu mẫu ghi chép và chuẩn bị kế hoạch mã hóa dữ liệu: Tạo mã số cho mỗi biến dữ liệu, xác định cấu trúc ghi chép và quy tắc xử lý đối với các giá trị thất lạc.
Xây dựng cơ sở dữ liệu trên máy tính: xây dựng cơ sở dữ liệu với các biến được lựa chọn và định dạng các trường dữ liệu. Nhập dữ liệu thử và kiểm tra tính khả thi.
Nhập dữ liệu theo nguyên tắc đã được mã hóa. Kiểm tra sai sót và độ thiếu chính xác của dữ liệu Sàng lọc dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu và cơ sở dữ liệu: lưu giữ quy trình nghiên cứu, sao chụp dữ liệu gốc, kế hoạch mã hóa.
3.5.4. Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel và Stata
Công thức tính cụ thể:
- Theo lứa tuổi, mục đích sử dụng: tính tỉ lệ mắc của các đối tượng trong quần thể - Xác định tỉ lệ lưu hành bệnh (Prevalance) P (%) = (Số mắc bệnh/tổng đàn) x 100 - Xác định tỉ lệ chết (Mortality) D (%) = (Số chết/tổng đàn) x 100 - Xác định tỉ lệ tử vong (Fatality) F(%) = (Số chết/Số mắc bệnh)x100
Xác định tỉ lệ mắc dịch tả lợn châu Phi theo quy mô chăn nuôi
Phân tích tỷ lệ lưu hành bệnh đối với từng quy mô chăn nuôi theo từng loại lợn. Các phân tích này được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê Stata.
-Tỷ suất chênh (Odds ratio, OR)
So sánh độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số có phơi nhiễm và độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số không phơi nhiễm.
Sử dụng bảng ngẫu nhiên 2x2:
Yếu tố nguy cơ
Phơi nhiễm Không phơi nhiễm
Tổng số
- Tính tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) = ad/bc
Nếu:OR = 1: cho thấy không có ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ lên hộ/ trại chăn nuôi dương tính với DTLCP
OR > 1: cho thấy hộ chăn nuôi khi phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ có khả năng dương tính với DTLCP
OR < 1: cho thấy nguy cơ hộ chăn nuôi dương tính với DTLCP giảm (khi đối tượng nghiên cứu được bảo vệ).
3.5.4.1. Kiểm định các kết quả về tần số bệnh (P-value)
Phân tích đa tầng nhiều biến (Multilevel analysis) được áp dụng để định lượng các yếu tố nguy cơ theo phân tầng khác nhau (Dohoo, 2003; Long, 2003& cs., 2001), cụ thể theo các bước sau:
+ Bước 1: phân tích sàng lọc (phân tích nhị biến) để xác định mối liên hệ giữa “đầu ra” là hộ chăn nuôi dương tính hoặc âm tính với virus DTLCP và từng yếu tố nguy cơ. Phương pháp kiểm tra của Wald (Agresti, 2007) được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa các biến nguy cơ với đầu ra. Tất cả các biến nguy cơ có mối liên hệ về mặt thống kê và sinh học với đầu ra và có giá trị p < 0,2 thì tiếp tục được giữa lại để cho vào phân tích đa biến (Bước 2). Còn những biến nguy cơ có mối liên hệ với giá trị p> 0,2 thì được loại bỏ, theo nguyên tắc, loại bỏ các biến có giá trị p cao nhất cho đến khi chỉ còn các biến có p < 0,2.
+ Bước 2: phân tích đa biến (multivariable analysis): Tất cả các biến có p < 0,2 được xác định tại Bước 1 được đưa vào mô hình đa biến. Sau đó chạy mô hình phân tích. Chỉ những biến nguy cơ nào có mối liên hệ về mặt thống kê và sinh học với đầu ra và có giá trị p < 0,05 thì kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất đó.