Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng (hg, pb, cd) trong hàu (saccostrea sp) và trầm tích mặt ở vùng biển ven bờ tỉnh bình định (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Định

1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Bình Định có nhiều dân tộc chung sống. Dân tộc Kinh chiếm 98% so tổng dân số, 3 dân tộc thiểu số chiếm khoảng 2% chủ yếu là Ba Na, H're, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miền núi, trung du. Tính đến năm 2015, Bình Định có dân số

1514500 ngƣời, mật độ dân số trung bình 250,3 ngƣời/km2, đƣợc phân thành 11 đơn

vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn và 10 huyện với 21 phƣờng, 12 thị trấn, 126 xã. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 2010-2014 là 0,36%. Mỗi năm, dân số tăng từ 0,3 - 0,5%, thấp hơn tốc độ gia tăng dân số cả nƣớc năm 2015 (1,13%).

Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đƣờng sắt quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh; cùng với Quốc lộ 1D (dài 34 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của cả nƣớc có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn. Cảng Thị Nại là cảng địa phƣơng đang đƣợc nâng cấp đón tàu 1 vạn tấn. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Bắc đã và đang mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 386 km đƣờng tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đƣờng ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng ven biển; tuyến đƣờng phía Tây tỉnh đang đƣợc xây dựng nối từ An Nhơn đến Hoài Nhơn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng vùng đồi núi của tỉnh; hầu hết các xã đều có đƣờng ô tô đến trung tâm. Đã có 100% số thôn, bản trong tỉnh có điện, 98,2% số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia [2].

Trong giai đoạn 2011-2015, cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Định tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh tuy có giai đoạn gặp không ít khó khăn, thách thức, nhƣng nhìn chung đã từng bƣớc đƣợc khắc phục và giữ đƣợc

mức tăng trƣởng khá. Quy mô nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. GRDP bình quân đầu ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc. Theo Báo cáo kinh tế xã hội năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của UBND tỉnh Bình Định tại Báo cáo số 247/BC-UBND ngày 16/12/2015, trong năm 2015, GRDP giá so sánh 1994 cả năm ƣớc tăng 9,51% (kế hoạch 9,5%).Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:

- Nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,32% (kế hoạch 4,3%); - Công nghiệp, xây dựng tăng 11,53% (kế hoạch 11,5%); - Dịch vụ tăng 11,85% (kế hoạch 11,8%).

Tính theo giá so sánh 2010, GRDP năm 2015 tăng 7,33% so với cùng kỳ, trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,2%; Công nghiệp, xây dựng tăng 11%; Dịch vụ tăng 6,6%

Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GRDP năm 2015 (theo giá 1994 hiện hành) đạt: 27,6% - 30,4% - 42% (kế hoạch 27,7%- 30,4% -41,9%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,4% (kế hoạch7,5%).

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 685 triệu USD (kế hoạch 670 triệu USD). Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 25.733 tỷ đồng, chiếm 42,3% GRDP(kế hoạch 25930 tỷ đồng, chiếm 42,5% GRDP). Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 5361 tỷ đồng (kế hoạch 4822 tỷ đồng), tăng 11,1% dự toán năm và giảm 0,9% so với năm 2014; trong đó thu nội địa 4320 tỷ đồng (kế hoạch 3.800 tỷ đồng), tăng 13,6% dự toán năm và tăng 4,2% so với năm 2014 [1,2].

Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn

nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình

Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số

54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc.

Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không và đƣờng biển khá thuận lợi. Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định dài 118 km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km, với tổng chiều dài 208 km; lƣu lƣợng xe trung bình ngày đêm khoảng 2.500-2.700 xe. Quốc lộ 19 nối liền cảng biển quốc tế Quy Nhơn với các tỉnh thuộc khu vực vùng Bắc Tây Nguyên qua các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y và vùng 3 biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, là một trong những con đƣờng có chất lƣợng tốt nhất trong hệ thống trục ngang ở miền Trung Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây, thúc đẩy giao lƣu kinh tế, hợp tác phát triển với bên ngoài. Sân bay Phù Cát cách Tp. Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc, có đƣờng băng rộng 45 m dài 3.050 m. Tuyến Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh và ngƣợc lại mỗi tuần có 10 chuyến bay của Vietnam Airlines và 7 chuyến bay của Air Mekong; tuyến Quy Nhơn - Hà Nội và ngƣợc lại mỗi tuần có 6 chuyến bay của Vietnam Airlines. Nhà ga hàng không có công suất 300 hành khách/giờ. Đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định dài 148 km gồm 11 ga, trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đƣờng sắt. Ngoài các chuyến tàu Bắc- Nam còn các chuyến tàu nhanh từ Quy Nhơn đi vào các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đến TP Hồ Chí Minh và đi ra đến Nghệ An.

Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn và cảng nội địa Thị Nại, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 2-3 vạn tấn, cách Phao số 0 khoảng 6 hải lý, cách hải phận quốc tế 150 hải lý. Hiện cảng có 6 bến với

hàng qua cảng năm 2005 đạt 2,5 triệu TTQ. Dự báo lƣợng hàng qua cảng có thể đạt từ 4-5 triệu tấn vào năm 2010.

Ngày nay, Bình Định đang ngày trở nên thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc nhờ các đỉa điểm du lịch thiên nhiên ban tặng, ngoài ra cũng có những resort nghỉ dƣỡng cao cấp ngày càng đƣợc xây mới, mở rộng và phát triển. Việc phát triển về du lịch, kinh tế, công nghiệp ở Bình Định đang ngày càng gây ra sức ép đối với môi trƣờng biển về việc rác thải từ các hoạt động kinh doanh du lịch, nƣớc thải từ các khu du lịch, khi kinh tế lớn thải ra biển. Do đó việc lựa chọn Bình Định làm địa điểm nghiên cứu là lý do hợp lý và cấp bách lúc này [1,2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng (hg, pb, cd) trong hàu (saccostrea sp) và trầm tích mặt ở vùng biển ven bờ tỉnh bình định (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)